số giống ngô.
Sự tăng trưởng chiều cao của cây biểu hiện quá trình sinh trưởng của câỵ Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sinh trưởng của giống được trồng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định. Trong đó thân là một bộ phận rất quan trọng của cây trồng. Chiều cao cây một mặt phụ thuộc vào bản chất sinh trưởng và bản chất di truyền của giống, mặt khác còn phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của môi trường trồng trọt (đất đai, khí hậu thời tiết, các kĩ thuật canh tác...). Việc xác định các biện pháp kĩ thuật để thân cây phát triển tốt ở giai đoạn đầu, tạo sự cân đối ở giai đoạn sau là rất quan trọng, góp phần nâng cao năng suất ngô.
tầm quan trọng lớn trong việc tích lũy chất khô cho hạt ngô. Theo Fischer (1968), phiến lá đóng góp hầu hết lượng chất khô để nuôi hạt trong giai đoạn tạo hạt, bẹ lá và lá bi chỉ cung cấp một lượng chất khô ít. Prine (1971), cho thấy chỉ có 5 lá ở khoảng giữa thân là đóng góp quan trọng nhất. Thí nghiệm của trường Đại học Cần Thơ năm 1973- 1974 cũng cho thấy 4 lá ở khoảng giữa thân là những lá đóng góp lượng chất khô quan trọng nhất cho bắp ngô, với mỗi lá cung cấp khoảng 7,0 – 11,5 năng suất ( lá đóng bắp và 2 lá trên và 2 lá dưới), trong đó lá đóng bắp là quan trọng nhất. Việc để các lá này hoạt động hữu hiệu (không gãy, sâụ..) cũng góp phần năng cao năng suất hạt. Kích thước các lá trên thân tăng dần từ gốc đến vị trí đóng bắp và giảm dần đến ngọn. Theo Tsirkov (1966), diện tích lá ngô tăng tương ứng với số lá và tốc độ ra lá.
Hơn nữa, lá ngô có rất nhiều khí khổng (20 triệu đến 30 triệu khí khổng, nhất là ở mặt dưới lá. Trung bình có khoảng 300 khí khổng/mm2 lá.Tuy nhiều nhưng nhờ cầu tạo đặc biệt của các tế bào kèm, việc đóng mở khí khổng thực hiện nhanh chóng khi gặp điều kiện bất lợi nên đã hạn chế một phần sự bốc thoát hơi nước.
Một trong những chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng của cây ngô nữa là chiều cao đóng bắp.Chiều cao đóng bắp là một đặc trưng hình thái quan trọng liên quan đến năng suất, tính thuận tiện trong thu hoạch, cơ giới hóa trong sản xuất. Đặc biệt liên quan đến tính chống đổ và khả năng chống chịu sâu bệnh, chuột bọ,… Bắp quá cao cây dễ đổ, còn bắp quá thấp gây khó khăn trong quá trình thụ phấn, bắp dễ bị chuột bọ hạị Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào tính di truyền và trình độ thâm canh. Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, trong điều kiện nhiệt độ cao dinh dưỡng đầy đủ, cây sinh trưởng tốt, bắp thường đóng cao hơn bình thường.
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các vi sinh vật trong điều kiện riêng lẻ và hỗn hợp đối với sinh trưởng, phát triển của giống ngô nếp lai số 1 được tổng hợp trong bảng 3 cho thấy, chiều cao cây của giống nếp lai số 1 dao động từ 149,3 cm đến 155,9 cm. Trong đó, công thức 5 bổ sung hỗn chủng cao nhất là 155,9 cm, ccoong thức 6 không bổ sung vi sinh vật cho chiều cao cây thấp nhất là 149,3 cm. Các công thức bổ sung đơn chủng đều có ảnh hưởng tốt đến chiều cao cây nhưng không sai khác so với đối chứng (CT6). Chiều cao đóng bắp dao động từ 50,7 cm đến 54,2 cm. Công thức sử dụng hỗn chủng cho chiều cao đóng bắp cao nhất là 54,2 cm, các công thức bổ sung vi sinh vật ở dạng đơn lẻ đều có chiều cao đóng bắp tương đương với công thức không bổ sung vi sinh vật. Số lá ở tất cả các công thức không có sự khác biệt lắm, nhưng công thức sử dụng hỗn chủng vẫn có số là cao nhất là 14,7lá.
Bảng 3. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống Nếp lai số 1, vụ thu đông 2009.
Chỉ tiêu theo dõi Công thức Cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá (lá) CT1 NPK + 11107 150,0 52,3 14,5 CT2 NPK + B57 150,3 53,0 14,1 CT3 NPK + 3.1 153,5 52,3 14,5 CT4 NPK + AT73 152,3 53,3 14,1 CT5 Hỗn hợp các chủng 155,9 54,2 14,7 CT6 ĐC: không VSV 149,3 50,7 14,1 LSD0,05 6,5 3,2 0,57 CV 5% 1,9 2,3 1,9
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các vi sinh vật trong điều kiện riêng lẻ và hỗn hợp đối với sinh trưởng, phát triển của giống ngô LVN10 được tổng hợp trong bảng 4 cho thấy, chiều cao cây của giống LVN10 từ 153,3 cm của công thức không bổ sung vi sinh vật đến 160,0 cm ở công thức sử dụng hỗn chủng vi sinh vật. Công thức bổ sung chủng cố định ni tơ cho chiều cao cây là 155,1 cm, chủng phân giải silicat là 156,7 cm, chủng kích thích tăng trưởng là 157,3 cm, chủng phân giải phốt pho khó tan là 157,7 cm đều cho cao cây tương đương với công thức không bổ sung vi sinh vật và thấp hơn công thức sử dụng hỗn chủng.
Tương tự như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp ở công thức sử dụng hỗn chủng là 54,3 cm, công thức bổ sung đơn chủng AT73 là 52,3 cm, chủng 3.1 là 52,5 cm, chủng B57 là 52,3 cm, chủng 111.7 là 53,7 cm, công thức không sử dụng vi sinh vật là 50,7 cm. Như vậy, tất các công thức bổ sung vi sinh vật ở dạng đơn lẻ đều có chiều cao đóng bắp tương đương với công thức không bổ sung vi sinh vật, chỉ công thức sử dụng hỗn chủng cho chiều cao đóng bắp 54,3 cm là lớn nhất. Số lá của giống LVN10 nhiều nhất ở công thức bổ sung hỗn chủng là 15,7 lá, thấp nhất ở công thức không có vi sinh vật là 15 lá. Các công thức còn lại bổ sung đơn chủng đều có số lá tương đương với công thức không có vi sinh.
Như vậy, các chủng vi sinh vật được lựa chọn đều có ảnh hưởng tốt khi sử dụng riêng lẻ đến sinh trưởng của giống ngô LVN10 nhưng khi sử dụng hỗn hợp tất cả các chủng thì các chỉ tiêu sinh trưởng đều cao nhất so với đối chứng.
Bảng 4. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến sinh trưởng của giống LVN10, vụ Thu đông 2009
Chỉ tiêu theo dõi Công thức Cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá CT1 NPK + 11107 157,7 53,7 15,0 CT2 NPK + B57 157,3 52,3 15,2 CT3 NPK + 3.1 156,7 52,5 15,1 CT4 NPK + AT73 155,1 52,3 15,2 CT5 Hỗn hợp các chủng 160,0 54,3 15,7 CT6 ĐC: không VSV 153,3 50,7 15,0 LSD0,05 5,5 3,2 0,6 CV 5% 1,6 2,1 2,0
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các vi sinh vật nghiên cứu đến sinh trưởng phát triển của giống ngô LCH9 được tổng hợp trong bảng 5 cho thấy, chiều cao cây biến thiên từ 143,3 cm ở công thức không có vi sinh đến 150,2 cm ở công thức bổ sung hỗn hợp các chủng vi sinh vật. Các công thức bổ sung đơn chủng có chiều cao lần lượt: chủng AT73 là 145,3 cm, chủng 3.1 là 148,7 cm, chủng B57 là 146,3 cm, chủng 111.7 là 148,1 cm. Như vậy, các công thức sử dụng đơn chủng đều cho chiều cao không sai khác so với công thức không có vi sinh nhưng lại thấp hơn công thức sử dụng hỗn chủng.
Chiều cao đóng bắp của giống LCH9 ở công thức không bổ sung vi sinh là 51,7 cm, tăng dần lên ở các công thức bổ sung đơn chủng vi sinh vật là 53,3 cm với chủng cố định ni tơ tụ do, 54,7 cm với chủng phân giải phốt phát khó tan,
với chủng phân giải silicat là 54,5 cm, 54,3 cm với chủng có khả năng kích thích sinh trưởng, cuối cùng là cao nhất 56,3 cm ở công thức sử dụng hỗn chủng.
Số lá biến thiên từ 14 lá ở công thức không có vi sinh đến 15,0 lá ở công thức sử dụng hỗn chủng. Các công thức sử dụng đơn chủng đều có số lá không sai khác so với công thức không bổ sung vi sinh và đều thấp hơn công thức sử dụng hỗn chủng.
Bảng 5. Ảnh hưởng của vi sinh vật đến sinh trưởng của giống LCH9, vụ Thu đông 2009
Chỉ tiêu theo dõi Công thức Cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá CT1 NPK + 11107 148,1 54,7 14,1 CT2 NPK + B57 146,3 54,3 14,5 CT3 NPK + 3.1 148,6 54,5 14,2 CT4 NPK + AT73 145,3 53,3 14,7 CT5 Hỗn hợp các chủng 150,2 56,3 15,0 CT6 ĐC: không VSV 143,3 51,7 14,0 LSD0,05 5,5 3,2 0,7 CV 5% 1,6 2,1 2,0
Từ các kết quả thí nghiệm ở trên có thể xác nhận, các giống ngô khác nhau trong cùng một thời vụ gieo trồng, được bón hỗn hợp các chủng vi sinh vật đều có các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn các công thức sử dụng đơn chủng và cao hơn hẳn các công thức không sử dụng vi sinh vật.