1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm về đạo đức của sinh viên hiện nay

7 6,1K 104

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 33,91 KB

Nội dung

Đạo đức là một vấn đề rộng lớn, không thể bàn hết chỉ trong một bài báo cáo ngắn ngủi này. Với tư cách là một người sinh viên, bản thân em xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay. Khi nhắc đến hai chữ “Sinh Viên” mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia là tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “mùa xuân của xã hội”. Hành trang vào đời, các bạn không thể chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà để thành danh các bạn phải là người có đạo đức và lối sống tốt nếu không muốn nói là chuẩn mực để xứng đáng với cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài thì phải thành nhân” Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”. Qua đó cũng đủ hiểu người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống của mỗi người. Yếu tố đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định cả tương lai và cuộc đời mỗi bạn.

Trang 1

Đạo đức là một vấn đề rộng lớn, không thể bàn hết chỉ trong một bài báo cáo ngắn ngủi này Với tư cách là một người sinh viên, bản thân em xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay

Khi nhắc đến hai chữ “Sinh Viên” mọi người đều biết đó là tầng lớp tri thức cao của mỗi quốc gia- là tương lai của đất nước là những người quyết định sự phồn thịnh của dân tộc vì chính họ là những “mùa xuân của xã hội”

Hành trang vào đời, các bạn không thể chỉ mang theo vốn kiến thức được học

mà để thành danh các bạn phải là người có đạo đức và lối sống tốt nếu không muốn nói là chuẩn mực để xứng đáng với cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn

“trước khi thành tài thì phải thành nhân” Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói:

“có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó” Qua đó cũng đủ hiểu người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống của mỗi người Yếu tố đó không những quyết định kết quả học tập mà quyết định cả tương lai

và cuộc đời mỗi bạn

Trước tiên, ta nên hiểu thế nào là đạo đức:

Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân

-cá nhân và quan hệ -cá nhân - xã hội

Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên

Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình

1 Quan niệm của bản thân về đạo đức của sinh viên hiện nay

Thế nào là một sinh viên có đạo đức?

Trên cương vị là một sinh viên cuối khóa của một trường Đại học, sự trải nghiệm của bản thân về quãng đời sinh viên cũng như gần đến đích, bản thân cũng có một số quan niệm về đạo đức của sinh viên hiện nay trên các mặt như sau:

Trang 2

- Trong học tập: Qua thảo luận của nhóm, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng

đều nhất trí trên những biểu hiện sau:

+ Mỗi sinh viên cần xác định nhiệm vụ học tập là nhiệm vụ trọng tâm Từ đó, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, ra sức học tập, tiếp thu lĩnh hội những kiến thức, tri thức, kinh nghiệm của giảng viên giảng dạy, cũng như chủ động, sáng tạo trong học tập để cụ thể hóa những tri thức thành thực tế cuộc sống Làm chủ đươc tri thức, tích lũy kỹ năng, hình thành dần thái độ nghệ nghiệp ngay còn trên ghế nhà trường để sau này có thể đóng góp một phần công sức cho sự nghiệp phát triển của đất nước

+ Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa bằng những hành động như: đi học chuyên cần, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế học tập, thi và kiểm tra (Đi học đầy đủ, đúng giờ, có tinh thần vượt khó trong học tập, không xem tài liệu, không quay cóp bài trong kiểm tra, thi cử, không có hành vi mua bằng, bán điểm trong quá trình học tập…)

- Trong rèn luyện, tu dưỡng bản thân:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước + Thực hiện tốt mọi quy định của nhà trường về nếp sống văn minh: Trang phục, bảng tên, không nói tục, nói bậy…

+ Thực hiện tốt các nội quy, quy định về nội trú, ngoại trú

+ Ý thức bảo vệ tài sản Nhà trường, giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp…

+ Đóng học phí, lệ phí thi…đầy đủ, đúng hạn

+ Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt lớp, các hoạt động và sinh hoạt tập thể do Nhà trường, Khoa, Lớp …tổ chức

+ Có ý thức và hành vi tích cực tham gia tuyên truyền, hưởng ứng và thực hiện các hoạt động chính trị- xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do nhà trường và các cấp tổ chức

+ Rèn luyện sức khỏe dẻo dai đáp ứng nhiệm vụ học tập, cống hiến

- Trong các mối quan hệ của sinh viên:

+ Đối với thầy, cô giáo:

Luôn tôn trọng, ứng xử đúng mực của một sinh viên, không có những hành động bất nhả, thiếu khiêm nhường, vô lễ đối với thầy, cô

Trang 3

Quan tâm, có thể tạo những điều kiện thuận lợi để thầy, cô thực hiện tốt công tác giáo dục của mình Đóng góp những ý kiến chân thành, có tính chất xây dựng đối với thầy, cô giúp họ bước chắc trên sự nghiệp trồng người của mình

+ Đối với tình bạn, sinh viên:

Giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập, chia sẽ những hiểu biết, kinh nghiệm với mục đích và động cơ trong sáng

Tôn trọng ý kiến của bạn, chân thành trong mối quan hệ

Sống cởi mở, vị tha, hòa đồng với bạn bè

Giúp bạn vượt qua những khó khăn trong cuộc sống nhất là về mặt tinh thần, động viên, khuyến khích vì cuộc sống phía trước

+ Đối với mọi người xung quanh:

Tôn trọng, hòa đồng, gần gũi, chia sẽ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện

+ Trong tình yêu:

Tình yêu vẫn luôn là nhu cầu cần thiết, thiết yếu của mỗi con người Sinh viên với những đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh riêng có lẽ là lứa tuổi có nhu cầu về tình yêu lớn nhất Nhưng hiện nay không phải sinh viên nào cũng có quan niệm đúng đắn

về tình yêu.Tình yêu sinh viên luôn nhận được sự quan tâm của mọi người trong xã hội Thế các bạn có quan niệm như thế nào là một tình yêu có đạo đức?

Có nhiều bạn sinh viên cho rằng: sinh viên thì không nên yêu, đến khi ra trường thì cũng tan vỡ thôi! Và điều này cũng là một thực tế hiện nay, không yêu – tập trung vào chuyện học tập, lo tương lai phía trước thì điều đó thật là vĩ đại Nhưng sinh viên

ở đây cũng là con người chứ không phải là một hòn đá vô tri vô giác Thử hỏi khi trái tim mình đã run động thật sự thì ai có thể cấm đoán bản thân mình không được yêu

Thiết nghĩ khi đã nói đến tình yêu là nói đến điều kỳ diệu nhất, xuất phát từ trong tâm của hai tâm hồn cùng hướng vào nhau Tình yêu sinh viên là một thứ tình yêu trong sáng, chân thật chưa phải lo toan những điều quá lớn lao của cuộc sống: cơm, áo, gạo, tiền, con,cái…Tình yêu là nơi đó chứa đựng những điều bình dị của hai tâm hồn, biết chia sẽ những lúc buồn, vui, tạo động lực để sống tốt, cùng hướng về phía trước Ở đây không phải là thứ tình yêu vật chất, không vụ lợi cá nhân, thỏa mản những dục vọng tầm thường của phần con trong một con người có nhân cách

Trang 4

2 Hành vi đạo đức của sinh viên hiện nay

Hòa chung vào nhịp phát triển của đất nước, sinh viên Việt Nam nói chung cũng như sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn nói riêng đang ra sức thi đua, lập nhiều thành tích trong học tập, trong rèn luyện tu dưỡng bản thân, không phụ lòng mong mỏi của cha, mẹ, thầy, cô Xuất hiện nhiều gương sáng trong học tập: đoạt các giải thưởng lớn trong các kỳ thi quốc gia như Olypic Toán, lý, hóa, nhiều gương mặt điển hình được đứng vào hàng ngũ của Đảng, hàng lớp, hàng ngàn sinh viên trở thành nhân cách thực sự tỏ đi khắp nơi trên mọi miền đất nước cống hiến sức trẻ, tri thức xây dựng quê hương đất nước Đó có thể xem là những việc làm thiết thực, những hành vi đúng đắn của một đại đa số sinh viên hiện nay

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một bộ phận không ít những sinh viên có nhiều hành vi chưa phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, đi ngược lại những lợi ích chung của tập thể sinh viên, không được mọi người chấp nhận, và có nhiều hành

vi biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức

- Trong học tập: sao nhãng xa rời việc học tập lao vào những hoạt động vô bổ như

game,…không có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập Dựa vào kinh tế khá giả của gia đình mà dùng tiền đó mua điểm, mua bằng Trong thi cử thì xem tài liệu, cóp pi bài của bạn…

- Trong rèn luyện bản thân:

Một bộ phận dần hình thành những hành vi như:

+ Tự do cá nhân thái quá: Nhưng hiện nay, một số sinh viên đang hiểu sai chữ “tự do”

và lạm dụng điều này để làm những chuyện chưa đúng đắn như: thiếu kính trên, nhường dưới, không nghe lời mẹ cha, cải ngang lời thầy cô,( còn dùng cả vũ lực để uy hiếp, đe dọa), vi phạm pháp luật của nhà nước, quy định của Trường, Khoa

+ Thích “hơn người”:Thích hơn người là một điều tự nhiên, nhất là tuổi trẻ, lứa tuổi muốn khẳng định cái “tôi” lớn lao của mình Nhưng vì thích “hơn người” mà một số sinh viên khẳng định mình bằng bạo lực, tổ chức thành những băng nhóm đánh nhau,

rủ rê vào hoạt động bài bạc, rượu chè be bét, kiếm cớ gây gổ và cuối cùng là phạm pháp

+ Sống xa hoa, lãng phí: Sinh viên chủ yếu sống phụ thuộc vào bố mẹ khi đang ngồi trên ghế nhà trường Nhưng có nhiều sinh viên chạy theo đồng tiền, xem đó là mục đích sống và sống xa hoa, lãng phí, chạy đua cho bằng bạn bằng bè

Trang 5

- Trong tình yêu: Cũng còn rất nhiều sinh viên lao vào tình yêu một cách mù quáng,

không định hướng, đam mê, thỏa mản dục vọng Tình trạng sống thử ở sinh viên diễn

ra càng nhiều, kết quả của những mối tình này đã làm thay đổi cuộc đời, thay đổi tương lai tươi sáng của sinh viên, khi những ước mơ, những hoài bão vẫn đang chờ đợi để phải làm cha, làm mẹ bất đắc dĩ của những đứa con; hay là ôm trong mình những căn bệnh mà đời đời phải ôm hận

3 Những đề xuất, phương hướng, rèn luyện đạo đức cho sinh viên hiện nay

Giáo dục đạo đức bằng cách liên kết chặc chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội - phương thuốc chữa trị và phòng ngừa tốt nhất cho đạo đức sinh viên hiện nay

- Giáo dục gia đình:

Gia đình hạnh phúc thì xã hội lành mạnh, gia đình giữ được “gia phong” thì kỷ cương xã hội càng nghiêm minh Các thành viên trong gia đình, ông bà, cha mẹ là

“tấm gương” cho chính con em mình Cổ ngữ có câu: “Ở nhà phải thói, ra đường khỏi lo” - nghĩa là một đứa trẻ ngoan, tốt trong gia đình sẽ được “miễn dịch” với thói xấu ngoài xã hội

- Giáo dục trong nhà trường:

Nhà trường là nơi đào tạo con người không chỉ về mặt kiến thức mà cả về đạo đức, lối sống Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng răn dạy: "có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"

+ Nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường:

Kkhông phải vào Đại học, Cao đẳng mới rèn luyện đạo đức cho sinh viên, bất

kì một bậc học nào, lớp học nào cũng có môn học liên quan đến giáo dục đạo đức Trực tiếp như: đạo đức, giáo dục công dân là các môn học trang bị những tri thức,

kỹ năng và chuẩn mực về hành vi đạo đức Ngoài ra, các môn học khác cũng có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh như: văn học, hóa học, vật lý rèn luyện tính nhân văn, tính chính xác, cần cù, chăm chỉ, vượt khó, yêu sự thật, yêu khoa học,… cảm phục tinh thần lao động, sáng tạo không ngừng của các nhà khoa học

+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nhà trường

Cũng trong quá trình học tập đó, các mối quan hệ liên nhân cách giữa học sinh -giáo viên, giữa học sinh - học sinh, học sinh - tập thể học sinh tạo ra môi trường lý tưởng cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách, làm các em được thực hành những chuẩn mực về đạo đức đã được học

+ Xây dựng bộ máy quản lý vững mạnh

Trang 6

Tổ chức xây dựng bộ máy quản lý chặt chẻ, khoa học, linh hoạt để có thể giúp đưa học sinh vào guồng máy chung; xây dựng nên những tập thể giáo viên “vừa hồng vừa chuyên” là tấm gương sáng nhất mà hàng ngày sinh viên phải soi vào đó

Cần có quy định chính xác trong việc khen thưởng và xử phạt

Như vậy, dạy học không chỉ có tác dụng cung cấp tri thức cho học sinh mà còn

có tác dụng phát triển toàn bộ phẩm chất đạo đức ở học sinh, nhà giáo dục “thông qua dạy chữ để dạy người” (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

+ Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp:

Hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh – sinh viên thực hành và thể nghiệm các bài học về đạo đức trong xã hội, rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần, trách nhiệm Cũng thông qua các hoạt động nói trên, có cơ hội mở rộng mối quan hệ, giao lưu với các tầng lớp khác nhau trong xã hội: người lao động, nhà khoa học, văn nghệ sỹ ; nhờ vậy mà tâm hồn, tình cảm, ước vọng của các em phát triển cao hơn

Các hoạt động hằng ngày như: lau dọn trường lớp, chăm sóc sinh vật, ủng hộ đồng bào bão lụt, giúp đỡ bạn nghèo Từ đó, học sinh-sinh viên được làm quen, phát triển tình cảm với môi trường tự nhiên, sinh vật, con người ; nhờ đó, học sinh-sinh viên biết trân trọng cuộc sống, tình bạn, có tinh thần trách nhiệm tập thể, với cuộc sống

Đẩy mạnh hoạt động của Đoàn, Hội để thu hút nhiều Đoàn viên- thanh niên tham gia vào những hoạt động bổ ích Tổ chức nhiều cuộc thi liên quan đến việc giáo dục pháp luật, đạo đức cho học sinh, sinh viên

Hình thành và phát triển các CLB chức năng để lôi cuốn các thành viên tham gia như: CLB CTXH, CLB kỹ năng sống, CLB an toàn giao thông, CLB bạn trẻ,…

+ Giáo dục đạo đức thông qua những gương điển hình

+ Phối hợp với các ban ngành có liên quan đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức pháp luật:

Cùng với việc giáo dục đạo đức, chúng ta cần giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên Bởi lẽ, pháp luật và đạo đức có mối liên hệ mật thiết với nhau, đều là phương thức nhằm điều chỉnh hành vi con người trong xã hội Chúng ta cần xem

“pháp trị” làm gốc, đóng vai trò quyết định trong việc điều chỉnh hành vi, nhất là trong xã hội hiện đại Ví dụ: tình trạng học sinh gây gổ, đánh nhau, lười lao động thì cần phải có những quy định thích đáng, cụ thể để ngăn chặn, răn đe các hành vi xấu, khuyến khích các hành vi tốt

Trang 7

Vì vậy, cùng với các môn khoa học, đạo đức phải được xem là một trong những nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục, ở tất cả các bậc học

- Cùng với việc tăng cường công tác giáo dục trong gia đình, nhà trường, chúng ta còn cần tạo ra môi trường xã hội thuận lợi để phát huy truyền thống về đạo đức của cả dân tộc, giúp thế hệ trẻ định hướng được con đường để phấn đấu, tu dưỡng bản thân.

Giá trị đạo đức truyền thống của mỗi dân tộc biểu hiện không đồng đều giữa các cá nhân, nhóm, tập thể do hoàn cảnh sống quyết định Việc giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của mỗi dân tộc chính là làm phong phú thêm các giá trị đạo đức truyền thống trong thời đại mới, là đem sức mạnh truyền thống để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hôm nay

Như vậy, để xã hội phát triển bền vững những người đi trước cần có biện pháp đúng đắn để định hướng cho tuổi trẻ - lứa tuổi thật đẹp đẽ với nhân cách mới định hình, rất mong manh do thiếu kinh nghiệm và chưa định hình được mục đích sống, giúp họ có lí tưởng sống tích cực, có nhân cách vững vàng trước sự chuyển biến của

xã hội và thách thức của cuộc sống

“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng

để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và giải phóng loài người”- Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w