Định hướng để đầu tư phát triển du lịch 1 Mục tiêu đầu tư

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu việc phát triển du lịch tỉnh đăklăk theo hướng bền vững (Trang 37)

3.1.2.1 Mục tiêu đầu tư

Về kinh tế phát triển du lịch thành một ngành kinh tế đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Duy trì mức tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân cao tư 12- 15%, tăng trưởng về lượt khách du lịch bình quân 10%, phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các dịch vụ khác phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm du lịch, trong đó tập trung vào du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo triển lãm.

Đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Đăklăk ra thị trường thế giới, tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Chú trọng đầu tư vào thành phố Buôn Ma thuột, huyện Buôn Đôn, huyện Krông Ana có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, dịch vụ du lịch.

Tổ chức các tuyến du lịch và nối các tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến du lịch của cả nước.

Về văn hoá: phát triển du lịch nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao vị thế du lịch Đăklăk đối với cả nước và trên thế giới. Đồng thời, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy tiêu dung và phát triển nhiều dịch vụ, tạo việc làm cho nhân dân.

Về môi trường: Phát triển du lịch Đăklăk góp phần giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và nhân văn.

3.1.2.2 Quan điểm

Quan điểm phát triển của ngành du lịch Đăklăk thể hiện qua những nội dung sau: Phát triển du lịch theo hướng sinh thái kết hợp văn hoá trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái gắn với phát triển bền vững để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh.

Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá. Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo

Phát triển du lịch bền vững phải đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng trong khu vực và cả nước. Phát triển du lịch gắn liền với với phát triển kinh tế - xã hội, có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh nhằm tác động lẫn nhau cùng phát triển , bảo vệ môi trường tài nguyên sinh thái, bảo vệ giá trị tài nguyên du lịch và công tác xoá đói giảm nghèo.

Hoạt động du lịch góp phần vào việc phục hồi và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá dân tộc. Nói đến du lịch là nói đến sự độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn mang đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc với mục tiêu không chỉ thu hút khách du lịch mà còn giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc đến bạn bè thế giới, đồng thời giáo dục lòng tự hoà dân tộc, tinh thần yêu nước cho các thế hệ con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu việc phát triển du lịch tỉnh đăklăk theo hướng bền vững (Trang 37)