Định hướng bảo tồn và khai thác tài nguyên 1 Định hướng bảo tồn

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu việc phát triển du lịch tỉnh đăklăk theo hướng bền vững (Trang 39)

3.1.3.1 Định hướng bảo tồn

Để đảm bảo du lịch phát triển bền vững ngành du lịch Đăklăk đã có những định hướng phát triển như sau:

Một là, phát huy các tiềm năng du lịch của tỉnh, tích cực đầu tư, cải tạo, xây dựng mới cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh du lịch nhằm đa dạng hoá các nguồn đầu tư và khai thác triệt để mọi khả năng về vốn, kỹ thuật, tri thức, lao động và tài nguyên du lịch; đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của địa phương tạo ra sự hấp dẫn đặc thù để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Hai là, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho xã hội và tích lũy ngày càng cao cho ngân sách địa phương.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn nhằm thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phân cấp các chủ thể trong việc quản lý, đầu tư kinh doanh tại các điểm du lịch, khu du lịch để phát huy tính năng động trong việc đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Bốn là phát triển du lịch gắn với việc bảo đảm quốc phòng an ninh, môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc để góp phần phát triển du lịch và tạo bước phát triển mạnh mẽ và bền vững cho ngành du lịch Đắk Lắk; phấn đấu tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nhằm mục đích góp phần chuyển

Cuối cùng là phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ, có cơ sở vật chất, kỹ thuật tương xứng nhằm tạo dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, có tính cạnh tranh và hấp dẫn du khách, tăng mức chi tiêu và thời gian lưu trú của khách du lịch nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, đưa Đắk Lắk sớm trở thành tỉnh trọng điểm phát triển du lịch của cả nước.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu việc phát triển du lịch tỉnh đăklăk theo hướng bền vững (Trang 39)