Không thể phủ nhận bên cạnh vai trò quan trọng làm thay đổi diện các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số, du lịch còn góp phần trong việc bảo tồn, nâng cao các giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, di sản văn hoá phi vật thể, đồ thủ công mỹ nghệ, lễ hội phong tục truyền thống… bằng các nguồn kinh phí thu trực tiếp và gián tiếp từ hoạt động của du khách.
Song cần nhận thấy rằng, sự khác biệt giữa “phát huy” và “biến đổi” các giá trị truyền thống chỉ là một giới hạn rất mong manh. Ở tỉnh Đăklăk, khó có thể tìm thấy một nhà rông nguyên mẫu của các đồng bào nơi đây, thường thì các nhà rông thường thấy trong các khu du lịch là nhà rông với mái bằng tôn và bị bê tông hoá gần hết. Lễ hội bị “biến tướng” đi nhiều đáp ứng nhu cầu du lịch theo hướng sân khấu hoá, các trai làng múa khiên, đâm trâu với những nghi lễ khác xưa, tiếng chiêng không còn giữ được âm vang như trước.
Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc bản địa ở tỉnh chủ yếu được sử dụng vào hoạt động du lịch chủ yếu dưới dạng lao động dịch vụ chứ chưa có công việc ổn định trong một thời gian dài. Và với nếp sống từ lâu đời đã hình thành ở các buôn làng việc xuất hiện của du khách tạo nên sự xáo trộn trong cách sinh hoạt hằng ngày của người dân bản địa theo chiều hướng du nhập những nền văn hoá mới làm thay đổi hành vi của một số bộ phận dân cư. Có những thay đổi trong cách sống phù hợp với tộc người của họ nhưng cũng có những thay đổi trở nên lố lăng..
Muốn phát triển du lịch bền vững việc cần thiết là phải giải quyết tốt vấn đề việc làm,nâng cao dân trí, sinh xã hội cho các hộ dân bị mất đất cho các khu du lịch, các dự án giao thông phục vụ du lịch…
Ngoài ra các sản phẩm lưu niệm kém chất lượng, hàng giả, nhái mác rất nhiều như nhẫn đuôi voi, rượu Amakon, rượu.. được xuất hiện tại các điểm du lịch gây
vụ tốt hơn hoạt động du lịch.
Chương 3