1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần doc

6 329 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 138,5 KB

Nội dung

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG IV XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH. QUÂN CỐT TINH KHÔNG CỐT NHIỀU, NGỤ BINH Ư NÔNG, TOÀN DÂN LÀ LÍNH Tuy mang danh hiệu là “Thiên tử quân” như quân dưới thời Đinh - Lê nhưng Cấm quân thời Lý phát triển hoàn chỉnh hơn. Quân đội thời Lý được chia thành từng tướng hiệu, quân hiệu, các vệ quân, đô quân, các đội, ngũ hoặc giáp để thay nhau phụng trực hoặc tuần tra canh gác. Cũng như triều Lý, triều Trần tổ chức Cấm quân theo nguyên tắc Thân quân, quân của vua, của triều đình thuộc giòng họ thống trị. Nhưng khác với triều Lý, triều Trần ngoài kinh đô Thăng Long cần được bảo vệ cẩn mật nhất, còn có phủ Thiên Trường, nơi quê hương của họ Trần và là nơi ở của các Thượng hoàng, được coi gần như một kinh đô thứ hai cần được bảo vệ. Do vậy, Cấm quân nhà Trần được mở rộng phát triển hơn để đảm nhận thêm nhiệm vụ mới, bảo vệ Thượng hoàng, bảo vệ phủ Thiên Trường (Nam Định). Năm 1246, Trần Thái Tông định danh hiệu quân đội chọn người khỏe mạnh sung làm quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần. Người ở các lộ Thiên Trường và Long Hưng, sung làm quân Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh và Củng Thần; người các lộ Hồng và Khoái sung làm quân tả Thánh Dực và hữu Thánh Dực; người các lộ Trường Yên, Kiến Xương sung làm quân Thánh Dực và Thần Sách. Người tuyển từ các lộ khác thì sung vào các vệ cấm quân hoặc sung làm trạo nhi (lính chèo thuyền, khiêng võng) và các phong đội. Có thể hiểu Tứ Thiên, Tứ Thánh và Tứ Thần ở đây là quân Túc vệ gồm có tả, hữu Thiên Thuộc và tả, hữu Thiên Cương; tả, hữu Chương Thánh và tả, hữu Thánh Dực; tả, hữu Củng Thần và tả, hữu Thần Sách; tổng cộng là 12 vệ quân. Nhà Trần khởi lên từ lộ Thiên Trường, cho nên đã lấy quân ở bản lộ và những lộ phụ cận làm quân Túc vệ để bảo vệ Thượng hoàng và nhà vua. Năm Thiên Hưng thứ 16 (1298), Trần Anh Tông đặt các quân hiệu Chân Thượng đô, Thủy Dạ Soa đô và Chân Kim đô. Năm 1311, nhà vua đặt thêm quân hiệu Toàn Kim Cương. quân lính đều được thích tên quân hiệu lên trán; đồng thời chia quân Thiên Thuộc ra làm hai đô Thượng Phù đô và Hạ Phù đô. Sau hai năm, Anh Tông lại đổi quân Vũ Tiệp làm quân Thiết Ngạch và cử Vũ vệ đại tướng quân quản lĩnh. Đời Minh Tông, năm 1315, đặt Phù Liễn đô gọi là Long vệ tướng và sau đổi làm Khấu Mã quân. Các đời vua sau đặt thêm các quân hiệu mới. Chẳng hạn năm 1378, Cấm quân có các hiệu như: Thần Dực, Thiên Uy, Thánh Dực, Hoa gạch, Thị Vệ, Thiên Trường, Thần Vũ, v v , tất cả có chức giám quân. Sau đó lại đặt thêm quân Thiết Thương, Thiết Giáp, Thiết Lâm, Thiết Hổ, Ô Đồ và chọn các võ tướng làm chức quản quân. Cấm quân thời Trần là sự kế thừa tổ chức Cấm quân thời Lý. Đến đời Trần Thái Tông thực hiện cải cách quân sự, chính quy hóa tổ chức. Năm 1267, triều đình ban bố lệnh tổ chức các đơn vị quân và đô. Mỗi quân có 30 đô, mỗi đô có 80 người. Theo biên chế đời Trần Thái Tông, chỉ tính riêng 12 vệ quân Tứ Thiên, Tứ Thánh và Tứ Thần đã có 28.800 người. Các đời vua tiếp sau, quân Cấm vệ mở rộng hơn. Sử gia Phan Huy Chú nhận xét: “Số quân buổi đầu nhà Trần, mỗi quân 2400 người. Các quân Cấm vệ và các lộ đại ước không đầy 10 vạn”1. Trong tổ chức Cấm quân thời Lý - Trần, có một bộ phận gọi là quân Túc vệ, tức quân hầu cận, những người lính theo hầu xe vua, bảo vệ và phục dịch nhà vua hoặc Thượng hoàng khi ở trong kinh hoặc lúc xuất giá. Thời Lý, số quân này gọi là Tùy Long quân nội ngoại hay Tả hữu túc xa. Vừa lên ngôi, Lý Thái Tổ đem 500 quân Tùy Long vào làm lính Túc vệ ở cạnh mình. Năm 1054 Lý Thánh Tông đặt thêm tả, hữu Long Dực đô, mỗi đô 100 người. Dưới thời Trần, quân Túc vệ cũng là lính hạng nhất, trai tráng tuyển từ các lộ Thiên Trường, Long Hưng và các lộ bản bộ của nhà Trần, đều được sung vào quân Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh và Củng Thần. Số quân này túc trực bảo vệ trong cấm thành nơi vua ở và làm việc, một bộ phận trông nom hành cung Thiên Trường. Như vậy: nhu cầu bảo vệ chính quyền trung ương và bảo vệ đất nước đã thúc đẩy các triều đại Lý, Trần không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức, biên chế quân đội. Càng ngày Cấm quân càng được tổ chức chính quy, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ kinh đô và đánh giặc, đều được huấn luyện tinh nhuệ. Đúng như nhận xét của Phan Huy Chú: “Đến đời nhà Lý và nhà Trần đặt quân hiệu có phần kỹ càng hơn Trong thành vua có quân Túc vệ đội ngũ đông nghiêm”2. Thời Lý - Trần, Cấm quân là lực lượng thường trực chuyên nghiệp. Là loại lính hạng nhất, họ được coi trong, được ưu đãi hơn các loại quân khác. Lực lượng quân thường trực của trung ương còn có một bộ phận gọi là Sương quân. Đây là một lực lượng quân sự khá đông đảo, thuộc diện quản lý của triều đình, bao gồm những trai tráng làm nghĩa vụ binh dịch, nhập ngũ theo yêu cầu và thực hiện chia phiên ở lại canh phòng luyện tập và phục dịch hoặc trở về sản xuất theo quy định của chính sách “ngụ binh ư nông”. Trên danh nghĩa, Sương quân là lính dùng để sai khiến, phục dịch hoặc canh cổng thực chất là lính bán chuyên nghiệp, lúc hòa bình thay phiên phục dịch, khi chiến tranh là những chiến binh. Chu Khứ Phi, một quan lại triều Tống đã mô tả rằng: “Nhà Lý có tám quân, như Ngự Long quân, Vũ Thắng quân, v.v., đều chia làm tả, hữu; mỗi quân có 200 người thích ngang trên trán ba chữ “Thiên tử quân”. Ngoài ra còn có 9 quân khác như Hùng Lực, Dũng, Kiện, v.v., dùng để sai khiến; binh cứ hàng tháng đổi một lần, lúc nhàn hạ thì cấy trồng để tự túc”3. Sử gia Ngô Thì Sỹ cũng chép: “Binh chế bước đầu nhà Lý Cấm vệ có 10 quân, mỗi quân 200 người đều có tả, hữu, phải thường xuyên túc trực. Lại có 9 quân như Sương quân để sai khiến mọi việc, mỗi tháng đến phiên một lần gọi là đến canh, hết canh cho về nhà cày cấy hoặc làm công nghệ tự cấp lấy chứ không được cấp lương”4. Thời Trần, có khi người ta gọi một bộ phận Sương quân là Lao thành binh, vì họ là lính phục dịch như đắp thành, canh cửa thành, xây dựng, cắt cỏ, v.v… Năm 1230 triều Trần quy định: “Ai phải đi đày làm lính lao thành thì thích bốn chữ vào trán, làm việc phát cỏ rậm và cho họ lệ thuộc vào bốn đội Sương quân”5. Sương quân thời Trần cũng là lính hạng nhì (sau Cấm quân), họ là lực lượng bán chuyên nghiệp Lê Trắc ghi chép về Sương quân trong An nam chí lược như sau: “Việc lấy quân không có số nhất định, chỉ chọn dân đinh nào khỏe mạnh thì lấy. Cứ năm người là một ngũ, 10 ngũ một đô, chọn hai người nhanh giỏi dạy tập võ nghệ. Khi nào có việc điều động thì gọi ra, không có việc thì trở về nhà làm ruộng"6. Nếu như những đơn vị quân đội của triều đình trung ương là thành phần chủ yếu thì quân địa phương là lực lượng đông đảo nhất trong hệ thống quân thường trực của quốc gia Đại Việt. Đó là tổ chức quân sự do các đạo, lộ, phủ, châu tổ chức, quản lý và chỉ huy theo quy chế chung của nhà nước. Thời Lý, khi Lý Công Uẩn lên ngôi, chia nước thành 24 lộ và hai trại. Đến năm 1242, đời Trần Thái Tông đổi 24 lộ làm 12 lộ, hai trại; sau đặt thêm năm phủ, sáu châu. Trong mỗi lộ chia thành các phủ, châu; dưới các phủ châu là các huyện, hương, xã. Nhà Lý cho phép các lộ chỉ được tuyển đinh tráng và cai quản binh trong lộ mình. Lý Cao Tông đã cho “tuyển đinh nam, lấy những người khỏe mạnh sung vào quân đội đặt dưới quyền cai quản của các lộ để đi đánh dẹp . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG IV XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH. QUÂN CỐT TINH KHÔNG. Tuy mang danh hiệu là “Thiên tử quân” như quân dưới thời Đinh - Lê nhưng Cấm quân thời Lý phát triển hoàn chỉnh hơn. Quân đội thời Lý được chia thành từng tướng hiệu, quân hiệu, các vệ. Thiết Lâm, Thiết Hổ, Ô Đồ và chọn các võ tướng làm chức quản quân. Cấm quân thời Trần là sự kế thừa tổ chức Cấm quân thời Lý. Đến đời Trần Thái Tông thực hiện cải cách quân sự, chính quy hóa

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w