Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG IV XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH. QUÂN CỐT TINH KHÔNG CỐT NHIỀU, NGỤ BINH Ư NÔNG, TOÀN DÂN LÀ LÍNH Do có phương pháp đúng về tuyển chọn và đào luyện tướng sĩ, cho nên trong giới quý tộc Trần đã xuất hiện nhiều tướng lĩnh lỗi lạc, mà đại diện tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật Phạm Ngũ Lão vốn là một người bình dân trưởng thành trong chiến đấu và được Trần Quốc Tuấn tin yêu, tuyển lựa và bồi dưỡng đã trở thành một tướng giỏi ông chỉ huy một đạo quân “phụ tử”, đi đến đâu là giặc ở đấy không địch nổi. Các sử thần triều Lê đã không ngớt lời ca ngợi các tướng lĩnh nhà Trần: “giao cầm quân thì cùng nhau sống chết”, “dụng binh tinh diệu, chiến tất phải thắng, đánh tất phải được” và “khi đối địch với giặc thì tự mình xông pha lên phía trước quân sĩ, giặc trông thấy phải tránh lui, không kẻ nào địch nổi”1. Vua Lý Nhân Tông và Lý Anh Tông căn dặn: hãy thường xuyên chăm lo quân bị, sửa sang giáo mác rèn tập võ nghệ. Trong lời hịch, Trần Quốc Tuấn nhắc nhở các tướng: “luyện rèn quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ”2. Thời Lý rất chú trọng huấn luyện binh .sĩ, điều này thể hiện qua lời chiếu của vua Tống gửi Quách Quỳ trước khi sang đánh Đại Việt (1076): “hiện ở Giao Chỉ, Lý Thường Kiệt ngày ngày sai tụ tập binh lính, nhóm họp voi ngựa, tập dượt phép chạy và phép xung phong”3. Trong đội quân của Hoàng tử Hoàng Chân chi huy tham gia trận Như Nguyệt có 500 quân đặc biệt, cấm mọi thị dục; dạy cho trận pháp, người nào cũng có một cái kim bài để làm hiệu riêng. Đội quân ấy rất giỏi, hiệu lệnh rất nghiêm. Trong những giai đoạn chuẩn bị cho kháng chiến chống xâm lược Nguyên – Mông, không khí học tập binh pháp và luyện tập võ thuật sôi nổi. Các vua Trần, các quý tộc tông thất và nhất là đội ngũ tướng lĩnh trong triều đình ngày đêm học phép hành trận và phá trận, tập cưỡi ngựa và sử dụng cung, kiếm. Nhà nước khuyến khích mở lò luyện võ và cho phép các vương hầu, tông thất đôn đốc luyện tập quân nơi mình trấn trị. Quân lính cũng được rèn luyện kỹ thuật cưỡi ngựa, bắn cung nỏ, múa kiếm, sử dụng lao, giáo và học cách đánh trận. Hình thức tập trận lớn, thao diễn quân đội được coi trọng và thường do nhà vua hoặc Quốc công tiết chế đích thân chỉ huy. Trước khi bước vào kháng chiến, Trần Quốc Tuấn được lệnh điều thủy, bộ và quân đội các vương hầu đến Đông Bộ Đầu tổ chức các cuộc tổng duyệt binh, sau đó chia quân đi đóng giữ ở những nơi xung yếu ở phía bắc và đông bắc Tổ Quốc. Các thân vương được lệnh thống suất quân đội địa phương nơi mình trấn trị, đôn đốc binh sĩ ngày đêm trau dồi kỹ thuật chiến đấu. Năm 1262, vua Trần Nhân Tông hạ lệnh cho các đạo quân sắm sửa binh khí, đóng thêm thuyền chiến và tổ chức tập trận ở bải phù sa sông Bạch Hạc (Vĩnh Phú). Sau hội nghị “bàn kế đánh phòng” ở Bình Than, các cuộc duyệt binh và diễn tập đã được tổ chức ở Thăng Long và ở những địa bàn chiến lược. Năm 1283, vua Trần Nhân Tông đích thân chỉ huy các vương hầu, tướng lĩnh thao diễn chiến trận. Ngay từ khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai vừa thắng lợi, năm 1286, vua Trần Nhân Tông đã hạ lệnh cho Trần Quốc Tuấn cùng các vương hầu, tông thất và các võ quan “kiểm duyệt quân đội, làm đồ binh khí, đóng thêm chiến thuyền, rồi mở cuộc tập trận”4. Một năm sau, trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới, triều đình nhà Trần đã triệu tập các tướng quân, tổ chức diễn tập và triển khai lực lượng phòng vệ, chuẩn bị sẵn sàng đánh tan quân cướp nước. Những sự kiện trên đây chứng tỏ rằng, các vua Trần cũng như các tướng chỉ huy cao cấp trong quân đội không chỉ lo luyện rèn quân sĩ về võ nghệ cho từng người, mà còn thường xuyên tổ chức tập trận lớn, luyện cho các tướng sĩ và quân lính quen với chiến trận và địa hình, biết hiệp đồng chiến đấu giữa các đơn vị, các loại quân; đồng thời cũng để nâng cao sĩ khí quân đội trước khi bước vào cuộc sống mái với quân giặc. Chính nhờ thế mà chất lượng quân đội ngày một nâng cao và cũng nhờ những biện pháp trên mà sự đối phó với giặc cũng chủ động hơn, như trước cuộc kháng chiến lần thứ ba, Trần Quốc Tuấn đã trả lời vua Trần Nhân Tông rằng: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Tổ tiên ta thời Lý - Trần đặc biệt coi trọng giáo dục tướng sĩ và binh lính lòng yêu nước, thương dân, tinh thần đoàn kết chiến đấu, lòng tự hào dân tộc và lòng căng thù giặc. Trần Quốc Tuấn căn dặn: “phải xây quân đội như cha con một nhà thì mới dùng được”. Vua Trần Nhân Tông những khi ngự chơi ngoài hành cung gặp các gia đồng của các vương hầu, thường gọi họ lại thăm hỏi và răn dạy vệ sĩ của mình không được thét đuổi họ; bởi theo nhà vua, ngày thường họ là những người phục dịch bình thường, nhưng khi có chiến tranh họ là những người lính dũng cảm nhất. Các vua Lý - Trần thường tổ chức khao thưởng quân đội, nhất là sau các đợt hành quân hoặc vào những kỳ lễ, Tết. Lý Thường Kiệt có bài thơ Nam quốc sơn hà, Trần Quốc Tuấn có Hịch tướng sĩ, các vua thường ra các chiếu, dụ gửi tướng hiệu và quân sĩ. Tất cả nhằm mục đích động viên, khích lệ lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống và chí căm thù; quyết tâm đánh giặc giữ nước. Vì thế, quân nhà Lý tập kích vào Ung Khâm Liêm “như vào chỗ không người, đánh tan giặc như mặt trời đốt giá”5; nhà Trần có đạo quân “Sát Thát”, quyết sống mái với giặc Nguyên với tinh thần “phá cường tặc báo hoàng ân”, “thề với thần dân dốc lòng báo đền ơn nước”. Các tướng lĩnh thì đồng tâm hiệp lực, vì nước vì vua mà từ bỏ mọi hiềm khích; khi lâm trận thì dũng cảm mưu trí, tự mình xông lên phía trước khiến quân thù phải khiếp phục như Lê Phụ Trần, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản Đó là kết quả của xây dựng, rèn luyện tố chất tinh thần và khả năng chiến đấu của quân đội. Trong lịch sử dân tộc, có những thời kỳ có quân đội đông, vũ khí tốt, thành hào kiên cố, vậy mà nhanh chóng tan rã trước cuộc tiến công xâm lược của quân thù, bởi các nhà lãnh đạo lúc đó chưa quan tâm cố kết nhân tâm, xây dựng khối đoàn kết nội bộ, chưa rèn luyện ý chí chiến đấu xả thân vì nước trong quân sĩ. Hiện tượng này xảy ra ở thời An Dương Vương chống Triệu Đà hay thời Hồ Quý Ly chống giặc Minh. Điều đó chứng tỏ nhân tố chính trị - tinh thần trong quân đội quan trọng đến mức nào. Đúng như lời Nguyễn Trãi: “họ Hồ chính là sự phiền hà” nên “quân nhà Hồ trăm vạn người trăm vạn lòng” không thể thắng giặc; hoặc như điều mô tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng đã lo lắng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng người không theo mà thôi" Kỷ luật nghiêm, thưởng phạt công minh, cũng là một yêu cầu quan trọng xây dựng quân đội. Thời Lý Thái Tông quy định các quan võ ai bỏ trốn một năm thì phạt 100 trượng, thích vào mặt 50 chữ và bị tội đồ; quân sĩ ai bỏ trốn vào rừng và đồng nội cướp của dân thì xử 100 trượng, thích 30 chữ, ai hối lỗi thì tha cho về tiếp tục làm lính. Khi vua xuất giá mà không theo hầu xe cũng xử 100 trượng, thích 10 chữ. Kẻ nào có công thì được vua úy lạo, ban thưởng cho tiền và lụa theo thứ bậc. Lê Phụng Hiểu có công dẹp “loạn ba vương” và đánh giặc Chiêm Thành được nhà vua ban thưởng và phong cho đất Ái Châu, Lý Bất Nhiễm có công đánh quân Chiêm và Chân Lạp xâm lấn Nghệ An đã được thưởng tước hầu và ăn thực ấp 7500 hộ. Lý Thường Kiệt được phong tước Việt quốc công, ăn thực ấp ở Việt Thường và thực phong 4000 hộ. Sau kháng chiến chống Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông xét công trạng, người trong hoàng tộc thì được tiến phong, người ngoài mà có công to được ban quốc tính (họ nhà vua). Các tướng đều được ban thưởng theo thứ bậc, như Đỗ Khắc Chung được mang họ Trần và làm đại hành khiển, Nguyễn Khoái được gia phong làm liệt hầu, cho quận Khoái Lộ làm thang mộc ấp. Người có công lớn dũng cảm lên trước phá giặc thì được chép vào tập Trung hưng thực lục và sai vẽ tượng. Ngược lại, những kẻ phản bội hàng giặc thì xử tội lưu hoặc tử, điền sản bị tịch thu, đổi thành họ Mai hoặc gọi là Ả Trần vì cho là kẻ hèn nhát. Nhà Trần xử phạt nghiêm khắc đối với quân lính bỏ trốn. Sử chép: “pháp chế đời Trần, người trốn lính bị chặt ngón chân, rồi cho người đó làm gì thì làm, hoặc cho voi giày để giết”6. Quân đội của tướng Hoàng Chân, Chiêu Văn thời Lý, đạo quân vương hầu của Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, đội quân “phụ tử chi binh” của Phạm Ngũ Lão, v v đều nổi tiếng giữ nghiêm kỷ luật và thiện chiến. Hoàng Chân có 500 quân đặc biệt, võ nghệ cao cường, hiệu lệnh rất nghiêm; khi chiến đấu trên sông Như Nguyệt, bị đắm thuyền ai cũng cầm vững kim bài mà chết không đầu hàng giặc. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép về Phạm Ngũ Lão như sau: “ông coi quân có kỷ luật, đối đãi với tướng hiệu như người nhà, cùng quân lính chia ngọt sẻ đắng, cho nên đánh đâu không ai địch nổi. Phàm đánh dẹp lấy được gì đều bỏ vào việc chi dùng cho quân lính, coi của cải như không; là danh tướng giỏi một thời”7. Đó là những nhân tố quan trọng đưa quân đội Đại Việt trở nên tinh nhuệ, có sức chiến đấu cao, có khả năng đánh thắng quân xâm lược. Trên đây là một số biện pháp mà tổ tiên ta thời Lý - Trần đã vận dụng để nâng cao chất lượng quân đội. Sau những lần gây chiến tranh xâm lược Đại Việt vua Tống Nhân Tông phải công nhận “quân Giao Chỉ mạnh, gan lì liều chết”. Vua Nguyên Hốt Tất Liệt cũng phải dặn Thoát Hoan trước khi đưa quân sang: không được cho Giao Chỉ là nhỏ mọn mà khinh thường”. Thực tế, qua ba lần gây chiến, bộ binh và kỵ binh Nguyên Mông “không thể thi thố được tài năng” trước quân đội nhà Trần. Nhận xét về quân đội Đại Việt, sử gia Phan Huy Chú viết: “quân đội thời Lý Trần nổi tiếng là hùng mạnh”, “cái chiến công dẹp quân Chiêm phá quân Tống, cái oai hùng của hai lần đại phá quân Nguyên, chứng tỏ binh thế hai đời đó mạnh như thế nào” . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG IV XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG NGẠCH QUÂN HOÀN CHỈNH. QUÂN CỐT TINH KHÔNG. quan tâm cố kết nhân tâm, xây dựng khối đoàn kết nội bộ, chưa rèn luyện ý chí chiến đấu xả thân vì nước trong quân sĩ. Hiện tượng này xảy ra ở thời An Dương Vương chống Triệu Đà hay thời Hồ Quý. quân sĩ. Tất cả nhằm mục đích động viên, khích lệ lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống và chí căm thù; quyết tâm đánh giặc giữ nước. Vì thế, quân nhà Lý tập kích vào Ung Khâm Liêm “như