TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN Ông chỉ ra sự gắn bó quyền lợi của họ với nhà Trần, để họ càng thêm tin tưởng và hăng hái chiến đấu: “…đến lúc bấy giờ thầy trò nhà ta bị t
Trang 1TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ
NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN
Ông chỉ ra sự gắn bó quyền lợi của họ với nhà Trần, để họ càng thêm tin tưởng và hăng hái chiến đấu: “…đến lúc bấy giờ thầy trò nhà ta bị trói, đau xót biết chừng nào? Không những thái ấp của ta bị tước, mà bổng lộc các ngươi cũng bị người khác chiếm lấy; không những gia thuộc của
ta bị lùa, và vợ con các ngươi cũng bị người khác bắt mất; không những
xã tắc, tổ tông của ta bị người khác giày xéo, mà mồ mả cha mẹ các
ngươi cũng bị người khác bới đào; không những đời nay ta bị sỉ nhục, dù trăm đời sau tiếng nhơ khó rửa, tên xấu mãi còn, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang cái nhơ làm tướng thua trận” Còn nếu như
chiến thắng được kẻ thù thì: “không những thái ấp của ta mãi mãi lưu truyền, mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời được hưởng; không những gia thuộc của ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng được trăm năm cùng già, không những tông miếu của ta được muôn đời
tế tự, mà cha ông các ngươi cũng được thờ cúng xuân thu, không những thân ta đời nay đắc chí, mà các ngươi trăm năm sau này tiếng thơm vẫn truyền, không những tên tốt của ta còn mãi, mà họ tên các ngươi cũng được sử sách để thơm” Như vậy, ông hiểu rất rõ sự thống nhất về
quyền lợi là cơ sở thống nhất ý chí, tinh thần giữa vua quan và tướng sĩ,
Trang 2tạo nên thế trận trên dưới một lòng, quyết tâm diệt giặc
Ở đây, chúng ta không phủ nhận trong xã hội có giai cấp, mục đích
kháng chiến của vua tôi nhà Trần lúc ấy là muốn bảo toàn lãnh thổ dưới
sự thống trị của mình và đặc quyền, đặc lợi đã sẵn có; nhưng trước nạn ngoại xăm nước mất, nhà tan, quyền lợi của họ với quyền lợi của những người phục vụ họ, cả đến quyền lợi chung của các tầng lớp nhân dân trong nước đều rất quan hệ thân thiết với nhau Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn đã biết đem quyền lợi đặc biệt của mình hoà hợp chung với quyền lợi của dân tộc, muốn giữ lấy miếu đường xã tắc của tông tộc mình, trước hết phải bảo toàn được lãnh thổ đất nước Trần Quốc Tuấn vì sự đoàn kết nội bộ lãnh đạo đã chủ động cải thiện quan hệ với Trần Quang Khải
Rõ ràng là mục đích, yêu cầu trong cuộc đánh giặc cứu nước của vua tôi nhà Trần là hợp với nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân nên được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ Lệnh kháng chiến vừa phát ra, các vương hầu đều sẵn sàng đem những đội quân bản bộ của những thái ấp ra chống giặc Hội nghị Diên Hồng mà đại biểu của nó là các phụ lão trong nước điều kiên quyết kháng chiến Quân lính thích hai chữ “Sát Thát” vào cánh tay Đồng bào dân tộc lập công giết giặc
Đầu thế kỷ XV, Hồ Quý Ly vì không giữ gìn và phát huy được sức
Trang 3mạnh đoàn kết thống nhất của dân tộc nên cuộc kháng chiến chống Minh
bị thất bại Nhưng sau đó Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã nhanh chóng khắc phục những sai sót của nhà Hồ, đưa cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đến thắng lợi
2 Tư tưởng thân dân và “khoan thư sức dân”
Là một đất nước đất không rộng, người không đông mà phải luôn luôn đối phó với mưu đồ thôn tính của những nước lớn, có khi là đế chế
cường thịnh bậc nhất của thời đại và nhiều phen phải đương đầu với những đạo quân xâm lược lớn mạnh Đó là một đặc điểm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta nói chung và thời Lý Trần nói riêng Trong hoàn cảnh đó, sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta là sức tổng hợp của đất nước và cơ sở chủ yếu là sức mạnh của lòng yêu nước
và khối đoàn kết toàn dân
Lịch sử đã chỉ rõ những cuộc chiến tranh yêu nước thắng lợi đều là
những cuộc chiến tranh nhân dân, phát huy được sức mạnh tinh thần và vật chất tiềm tàng của toàn dân Kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên là những minh chứng hùng hồn Trái lại, những cuộc kháng chiến không phát huy được sức mạnh chiến đấu của toàn dân thì dù cho quân đội đông, vũ khí tốt, thành lũy kiên cố vẫn thất bại Thất bại của nhà Hồ là một ví dụ đau xót về trường hợp này
Trang 4Từ những hoàn cảnh, đặc điểm và thực tế của lịch sử dân tộc, một số nhân vật tiến bộ trong giai cấp phong kiến đã nhận thức khá sâu sắc vai trò quyết định của nhân dân trong chiến tranh chống ngoại xâm cũng như trong các biến cố lớn của lịch sử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cho “vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước chung sức” là nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến thời Trần Theo ông, “chúng chí thành thành”, chí dân là bức thành giữ nước Chính vì nhận thức về vai trò đoàn kết toàn dân là rất quan trọng, Trần Quốc Tuấn đã đề ra
“thượng sách giữ nước” là “khoan thư sức dân làm kế rễ bén gốc” Đó
là điều kiện tiên quyết để chiến thắng kẻ thù Ông đã thấy vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với vĩ nhân trong lịch sử khi ông nói:
“Chim hồng học bay được cao là nhờ ở sáu cái lông cánh, nếu không có sáu cái lông cánh ấy thì cũng như chim thường thôi” Như vậy, anh hùng xuất chúng làm nên nghiệp lớn là nhờ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân
Giai cấp phong kiến là một giai cấp bóc lột vốn có mâu thuẫn với nhân dân, nhất là nông dân Nhưng muốn bảo vệ quyền lợi giai cấp trên cơ sở đảm bảo đánh thắng giặc ngoại xâm, gìn giữ độc lập dân tộc, vương triều phong kiến lại phải làm sao giữ được lòng dân “Khoan thư sức dân” chính là phương thức giải quyết mâu thuẫn đó, kết hợp quyền lợi giai cấp với lợi ích dân tộc Vì thế cho nên, ngay từ thời Lý việc chăm lo
Trang 5đời sống nhân dân, quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân đã được khẳng định là điều quan trọng hàng đầu trong đạo trị nước Trong bài văn lộ bố khi đánh Tống của Lý Thường Kiệt có nói “Trời sinh ra dân chúng; vua hiền tất hoà mục Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân” Rồi đến bài Minh bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi công đức của
Lý Thường Kiệt: “… làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy Khoan hoà giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng…Thái úy biết dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng đến người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ đó mà được yên thân Phép tắc như vậy có thể gọi
là cái gốc trị nước; cái thuật yên dân; sự đẹp tốt đều ở đấy cả” Và một khi việc bồi dưỡng sức dân, chăm lo đời sống nhân dân có một tầm quan trọng như vậy trong đạo trị nước, thì cũng dễ dàng trở thành một tiêu chuẩn chính trị để nhà vua dựa vào đó mà tự răn mình Năm 1207 vua
Lý Cao Tông đã hạ chiếu rằng: “Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn,
ở tận nơi cửu trường, không biết cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời tiểu nhân là gây nên oán với kẻ dưới Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi cùng dân đổi mới”
Sự quan tâm của nhà vua và những người cầm quyền trong triều đình đối với nhân dân nhiều khi biểu hiện thành một tình cảm thương xót những nỗi khổ và cực nhọc của dân chúng Vua Lý Thánh Tông nhân
Trang 6tiết trời giá lạnh mà cảm thương đến cả “những kẻ bị giam trong ngục xiềng xích khổ sở, ngay gian chưa định, bụng không cơm no, thân không
áo ấm” Và cái tình cảm đó càng tha thiết khi nhà vua nhìn công chúa Động Tiên mà bảo với ngục lại rằng “Ta yêu con ta cũng như những bậc cha mẹ yêu con cái họ Trăm họ không biết gì nên phạm vào luật pháp ta rất xót thương Nên từ nay các tội bất kỳ nặng nhẹ nhất thiết đều khoan giảm”
Với tinh thần khoan dung nói trên, nhà Lý đặt chuông lớn ở Long Trì để dân “ai có điều oan ức không bày tỏ được” thì đến đánh chuông tâu vua Nhà Lý còn dựng cung Long Đức ở ngoài Hoàng thành, trong khu vực phố phường cho Hoàng thái tử ở, để có điều kiện “gần dân và xem xét việc dân”
Trước họa xâm lăng của đế chế Mông - Nguyên, nhà Trần mở hội nghị Diên Hồng để cùng các vị bô lão - những người đại biểu đầu bạc có uy tín của dân - bàn kế đánh giặc Trong ngày hội non sông đó, các bô lão
đã nói lên tiếng nói của toàn dân “muôn người như một” là “quyết
đánh”
Với các nhà nho ở thế kỷ XIV, sự quan tâm đến nhân dân vẫn được đề ra như một vấn đề khẩn thiết của đạo trị nước, nhưng vấn đề đó lại được coi là một yếu tố của khái niệm đức trị Bởi họ quan niệm rằng nhà vua
Trang 7có đức và biết sửa đức thì “án trạch thấm thía đến quần chúng” làm cho
“dân sinh sống dễ dàng” và “muôn họ âu ca” trong cảnh thái bình thịnh trị
Như vậy, trên vũ đài chính trị và tư tưởng thời Lý Trần, nhân dân đã được nhìn nhận như một lực lượng xã hội cần phải quan tâm đến khi tiến hành những cuộc chiến tranh giữ nước và duy trì trật tự xã hội nhằm đem lại sự thịnh vượng cho nước nhà Hay nói cách khác, nhân dân thời bấy giờ trước hết phải được đề cập đến với tư cách là một hiện tượng cần thiết cho những nhu cầu chính trị của chế độ phong kiến
Tuy nhiên, quan điểm và chính sách thân dân của thời Lý Trần không ngoài mục đích điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước phong kiến với nhân dân, hoà hoãn mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với đại đa số nhân dân bị áp bức bóc lột Do đó, nó đã làm cho cuộc sống của nhân dân đỡ cực khổ nặng nề đôi chút, mặc dù tác dụng của nó rất hạn chế, Nhưng ở Việt Nam lúc ấy, chế độ phong kiến còn đang phát triển và giai cấp phong kiến còn có sứ mệnh lịch sử của nó thì quan điểm và chính sách thân dân đó ít nhiều cũng có tác dụng đóng góp vào việc củng cố khối đoàn kết toàn dân để chống giặc giữ nước, đồng thời phát triển kinh
tế và văn hoá làm cho nước nhà thịnh vượng Giá trị tích cực của quan điểm thân dân trong thời Lý Trần chính là ở chỗ đó