Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_2 docx

7 246 0
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_2 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG III XÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, “QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG” Như đã trình bày, vùng châu thổ mầu mỡ thời này chưa phải đã được khai thác hết, còn nhiều nơi hoang rậm, lầy thụt. Hẳn rằng không phải đợi đến nhà nước tác động, mà bản thân cư dân thời kỳ này cũng tiếp tục khẩn hoang theo kinh nghiệm cổ truyền từ xa xưa, khi tiến xuống chiếm lĩnh trung du và đồng bằng. Họ đã tự tổ chức khai phá, mở rộng không gian sinh tồn, tạo nên những vùng sinh thái nhỏ hẹp, lập nhiều tụ điểm dân cư mới. Nhưng đó chỉ là việc khai hoang tự phát như một sinh hoạt lao động mang tính tự nhiên trước hết vì nhu cầu ăn ở hàng ngày. Về phía tác động của nhà nước, ở thời kỳ này sử chép khá tản mạn và rất hiếm hoi. Trước hết, chúng ta không hề thấy một chủ trương ngăn cấm, mà chỉ thấy những biểu hiện khuyến khích, hoặc nhà nước tồ chức khai hoang. Câu chuyện tương truyền về một người có tên là Hoàng Lệ Mật người làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm) có công mò được xác một công chúa thời Lý bị chết đuối, được nhà vua cho đem dân nghèo ở Lệ Mật đến khai hoang lập làng ở phía tây thành Thăng Long1, hiện còn di tích đền thờ gắn với khu “thập tam trại”2 là một ví dụ về thời Lý. Sang thời Trần, vua Trần Nhân Tông còn cho phép một đối tượng hạn hẹp chiêu tập dân nghèo, không sản nghiệp, khai khẩn ruộng hoang lập điền trang vào năm 1266. Do tác động của chủ trương này, một loạt điền trang xuất hiện. Có thể dẫn ra điền trang của thượng tướng Trần Phó Duyệt (cha Trần Khánh Dư) ở ven sông Kinh Thầy (Chí Linh, Hải Hưng), điền trang của An Sinh vương Trần Liễu (cha Trần Hưng Đạo) ở An Lạc (xã Bảo Lộc, huyện Mỹ Lộc - Nam Định cũ), điền trang của công chúa Trần Khắc Hãn ở An Nội và Cổ Nhuế (Từ Liêm - Hà Nội), điền trang của Trần Khánh Dư ở Linh Giang Vua Trần Nhân Tông khai hoang lập nên các trang ấp ở Hạ Hào, Hữu Cáo, Sơn Dựng ở Thanh Hà, Hải Hưng; một vùng rộng lớn ở Văn Lâm, Ninh Hải (Gia Khánh - Ninh Bình) do thượng hoàng Trần Thái Tông mộ dân về khai khẩn3. Ta còn biết thêm điền trang của Trần Thủ Độ ở ấp Ngừ, làng Khuối. làng Khống (xã Liên Hiệp và Thái Thụy, huyện Hưng Hà), điền trang của tướng quốc Thái úy Trần Nhật Hạo ở Dưỡng Xá (xã Tiên Đức, huyện Hưng Hà), điền trang của Bảo Anh phu nhân ở Phất Lộc (xã Thái Giang - Thái Thụy), ở Thương Liệt (xã Đông Tân, Đông Hưng), điền trang của Bà Chúa Muối - vợ Trần Anh Tông ở Quang Lang (Thụy Hải, Thái Thụy), đều thuộc tỉnh Thái Bình ngày này4. Cho đến cuối thời Trần, hoàng hậu Bạch Ngọc - vợ của Trần Duệ Tông (làm vua từ 1373 - 1377), người huyện Hương Khê đã đưa 172 người về khẩn hoang ở vùng đất giáp hai huyện Can Lộc và Đức Thọ ngày nay, về sau lập thành bốn điền trang mới: Lai Sơn, Hằng Nga, Ngũ Khê, Tùng Chính với tồng diện tích đến 3985 mẫu5. Chủ trương khuyến khích khẩn hoang, cho phép một đối tượng hạn hẹp có đặc quyền lập điền trang còn được phản ánh gián tiếp qua ghi chép ngắn ngủi của sử sách. Năm 1371, Thái hậu Chiêu Từ lập phép cắt chân bãi bồi (sa châu tiệt cước), sử có chép: “Trước đây các nhà vương hầu, công chúa lập điền trang ở ven sông thì đất phù sa mới bồi đều thuộc về người chủ”6. Năm 1397, nhân việc hạn danh điền (ruộng có chủ đúng tên) theo chủ trương của Hồ Qúy Ly, sử lại chép: “Trước kia các nhà tôn thất thường sai nô tỳ của mình đắp đê bối ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai ba năm khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy lẫn nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều ruộng đất tư trang”7. Trong tổ chức khai hoang thời kỳ này, bên cạnh những hình thức đã kể trên, nhà nước còn sử dụng một lực lượng đông đảo tù binh Chiêm Thành, phân bổ sắp đặt cho họ cư trú và khai khẩn ở các vùng thượng du hoặc ven biển. Sử cho biết vào năm 1044, vua Lý Thái Tông đi đánh Chiêm Thành, bắt được hơn 5.000 tù binh, xuống chiếu cho các tù binh đều được nhận người cùng bộ thuộc, cho ở từ trấn Vĩnh Khang (nay thuộc Tương Dương, Nghệ An) đến Đăng Châu (nay thuộc Yên Bái), đạt hương ấp phỏng theo tên gọi cũ của Chiêm Thành8. Cho đến nay, mọi dấu vết cư trú và khai khẩn của người Chiêm thời này hầu như đã mờ xóa. Trường hợp thôn Đa Gia Ly, sau đổi thành thôn Bà Già, điểm cư trú của người Chiêm gần Thăng Long mà Trần Nhật Duật thường cưỡi voi đến chơi 3-4 ngày mới về9, nay là thôn Phú Gia, huyện Từ Liêm, không hề còn vết cũ, cả tên họ của cư dân cũ10. Tuy nhiên, rất hiếm hoi, còn tìm thấy đôi nét mờ nhạt về người Chiêm thuộc vùng ven biển thời đó ở Bát Đụn Trang, nay thuộc các xã Thụy Hồng, Thụy Dũng huyện Thái Thụy, Thái Bình11. Từ những thông tin tản mạn, khan hiếm chắt lọc từ sử sách hoặc thu lượm qua khảo sát điền dã ta biết được nhà nước thời Lý - Trần đã có chủ trương khuyến khích khẩn hoang bằng nhiều hình thức, sử dụng nhiều lực lượng khác nhau. Với chủ trương đó, diện tích canh tác không ngừng mở rộng. Từ những bãi bồi ven sông cho đến các vùng thượng du, đặc biệt vùng ven biển, đều ghi nhận thành tựu khai khẩn của thời Lý - Trần. __________________________________________ 3. Tổ chức trị thủy, thủy lợi Trị thủy đã trở thành vấn đề từ xa xưa với cư dân Việt sinh sống trên vùng đất thường niên bị lũ lụt, cư dân nông nghiệp trồng lúa nước được hưởng một nguồn lợi tự nhiên do độ phì của phù sa lắng đọng, nhưng cũng phải, chịu đựng sự tàn phá khủng khiếp của thủy tai. Những kinh nghiệm cổ truyền trong thủy lợi của thời kỳ cư dân còn quần tụ ở thung lũng nhỏ hẹp, đồng bằng chân núi, cạnh sông suối với hệ thống “mương, phai, lái, lịn” (mương, đập, guồng, máng) còn tồn tại phổ biến ở vùng người Mường, người Thái ngày nay, không còn phù hợp, đúng ra không đáp ứng nổi trong môi trường địa lý, sinh thái vùng đồng bằng châu thổ. Có lẽ tầm quan trọng hàng đầu với cư dân vùng châu thổ là chống lũ lụt. Do đó, đê điều đã xuất hiện từ rất sớm. Đến thời Lý - Trần, sử chép lần đầu tiên vào năm 1077 thời Lý Nhân Tông “đắp đê ở sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ (khoảng 134 km)”. Cũng dưới thời Lý Nhân Tông vào năm 1108 có đắp đê ở phường Cơ Xá. Sang thời Trần, vào năm 1248 đời Trần Thái Tông, việc đắp đê đã trở thành một chủ trương chính sách lớn của nhà nước. Sử chép “tháng 3 (âm lịch), lệnh cho các lộ đắp đê phòng lụt, gọi là đê quai vạc, từ đầu nguồn đến bờ biển để ngăn nước lũ trần ngập. Đặt chức hà đê chánh phó sứ để quản đốc” Đắp đê quai vạc (đỉnh nhĩ) là bắt đầu từ đó. Có lẽ chủ trương này được thực hiện tích cực ở vùng châu thổ Bắc Bộ, trong khi đó ở Thanh Hóa hệ thống đê còn chưa hoàn thiện cho nên vào năm 1255 vua Trần Thái Tông lại “sai Lưu Miền bồi đắp đê sông ở các xứ Thanh Hóa” và “chọn tản quan làm hà đê chánh phó sứ ở các lộ. Khi việc làm ruộng nhàn rỗi thì đốc thúc quân lính đắp đê đập đào mương ngòi để phòng lụt, hạn”. Cho đến cuối thời Trần, vào năm 1390 đời Trần Thuận Tông còn “khơi sông Thiên Đức” (sông Đuống). Nguồn thông tin hạn hẹp trên đã cho ta nhận thức về vai trò của nhà nước thời Lý - Trần trong trị thủy - một nhiệm vụ khá quan trọng của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền phương Đông. Việc trị thủy trong vùng châu thổ do phù sa của các dòng sông không mấy hiền hòa bồi đắp không thể là công việc của một nhà, một địa phương nhỏ hẹp. Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thời Lý - Trần nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh, đã quan niệm việc trị thủy như một quốc sách, một mặt quan trọng trong hoạt động của nhà nước từ trung ương cho đến các lộ, có bộ máy điều hành nằm trong hệ thống quan chức của nhà nước. Nếu như việc đắp đê, khơi dựng sông nhằm mục tiêu tiêu úng trị thủy chống lũ lụt thì việc phòng hạn mà sử có chép vào năm 1255 lại đòi hỏi một hệ thống mương máng. Cho đến nay ta không có tài liệu dù qua khảo sát thực địa, để khôi phục lại hệ thống này vào thời Lý - Trần. Có thể nghĩ rằng việc tưới nước chống hạn nhằm đảm bảo nguồn nước canh tác lại tùy thuộc vào từng địa phương nhỏ hẹp với vị trí địa lý của nó trong tổng thể châu thổ có bình độ không đồng đểu. Do đó, tập quán canh tác với hệ thống mương phai cổ truyền được cải tiến và áp dụng tùy từng địa phương mà nhà nước các thời đều quan tâm đôn đốc. Mặt khác, do phù sa bồi đắp thường niên cùng với tác động của con người, bộ mặt thiên nhiên của châu thổ ngày một hoàn chỉnh. Điều đó có nghĩa là bề mặt châu thổ không ngừng biến đổi theo thời gian kéo theo những biến đổi trong hệ thống mương máng, vì vậy, khôi phục lại bộ mặt mương máng thời kỳ này dù chỉ ở những nét lớn, là ảo tưởng. Ở đây, ta lưu ý đến chi tiết nhà nước đã huy động cả lực lượng quân lính và giám sinh tham gia việc đắp đê, đào mương ngòi để phòng lụt, hạn. Phòng lụt, chống hạn là công việc của toàn dân được nhà nước điều hành, đôn đốc. Sử chép năm 1315, đời Trần Minh Tông, vào tháng 6 (âm lịch) nước sông lên to, nhà vua đích thân đi xem đắp đê. Quan ngự sử tâu: “Bệ hạ nên chăm lo sửa đức chính, xem làm gì việc đáp đê nhỏ nhặt”. Hành khiển Trần Khắc Chung nói: “Khi dân bị nạn lụt, người làm vua phải cứu giúp tai họa khẩn cấp đó, sửa đức chính không gì lớn hơn việc đó, cần gì phải ngồi thinh, tư lự rồi bảo là sửa đức chính”1. Vua Trần đã hành động đúng, biểu thị thái độ quan tâm đến đắp đê chống lụt. Viên quan ngự sử nào đó vừa nịnh trên lại vừa phô bày kiến thức rởm; còn hành khiển Trần Khắc Chung đã nói lên được điều cốt lõi của đức chính là quan tâm đến đời sống của dân - một đặc điểm nổi bật của nhà nước thời Lý - Trần: thân dân, chăm lo cho dân được sống no đủ, yên lành, nền tảng của “thực túc, binh cường”. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG III XÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, “QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG” Như đã trình bày, vùng châu thổ mầu mỡ thời này chưa. hẹp. Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thời Lý - Trần nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh, đã quan niệm việc trị thủy như một quốc sách, một mặt quan trọng trong hoạt động của nhà nước từ. năm 1108 có đắp đê ở phường Cơ Xá. Sang thời Trần, vào năm 124 8 đời Trần Thái Tông, việc đắp đê đã trở thành một chủ trương chính sách lớn của nhà nước. Sử chép “tháng 3 (âm lịch), lệnh cho

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan