TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN 3. Tư tưởng về xây dựng lực lượng quân đội Đầu năm 1287, đất nước khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc đọ sức quyết liệt lần thứ ba với quân xâm lược Mông - Nguyên. Trong triều đình, một số quan chấp chính xin tăng thêm số quân. Trần Quốc Tuấn đã bác bỏ lời đề nghị đó và chủ trương “quân cần tinh không cần nhiều” (Quân quý tinh bất quý đa). Tinh này phụ thuộc vào sự đoàn kết đồng lòng của quân sĩ. “Có thu phục được quân lính một lòng như cha con thì mới dùng được”. Đầu thế kỷ XV, Hồ Quý Ly lại tăng cường số quân để chuẩn bị đánh giặc Minh. Hồ Quý Ly ao ước: “Ta làm sao có được trăm vạn quân để đối địch với giặc phương Bắc”. Nhưng kết quả là chỉ sau nửa năm chiến đấu với quân Minh, quân đội nhà Hồ hoàn toàn thất bại và tan rã. Nguyễn Trãi đánh giá quân đội nhà Hồ là “trăm vạn quân nhưng trăm vạn lòng” . Nhìn chung trong thời Lý Trần, quân đội thường trực của nhà nước thường chỉ trên dưới 10 vạn. Trong chiến tranh cũng như trong tiềm lực quân sự của một nước, dĩ nhiên số lượng quân đội thường trực có tầm quan trọng của nó, nhưng không phải là yếu tố duy nhất, quyết định. Hơn nữa, nước ta không đông, khả năng tăng số quân gặp nhiều hạn chế. Thành công và sáng tạo của dân tộc ta về mặt này là xây dựng quân đội ít nhưng tinh nhuệ và khi có chiến tranh thì có thể “tận dân vi binh”, “bách tính giai binh”, phát huy sức mạnh của cả nước đánh giặc. Quân đội của triều đình gồm cấm quân (hay thân binh, túc vệ) bảo vệ hoàng thành và quân các lộ, các đạo. Từ thời Lý, quân sĩ đã được phiên chế và tập luyện theo những thể chế chính quy mà sử nhà Tống gọi là An Nam hành quân pháp (Tống sứ). Tại kinh thành Thăng Long có điện Giảng Võ là nơi giảng tập binh pháp và Xạ Đình là nơi thao diễn quân đội. Đời Trần, năm 1253 lập Giảng Võ đường. Đó là trường võ bị đầu tiên của nước ta đào tạo võ quan cho triều đình. Hầu hết các tướng lĩnh đời Trần đều được đào tạo một cách chính quy trong trường võ bị này. Đặc biệt trong số những tài liệu huấn luyện tướng sĩ đã có những bộ binh thư của ta mà trước hết là bộ Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đây có thể được xem là những bộ binh thư đầu tiên của nước ta. Trong bài tựa viết cho cuốn Vạn Kiếp tông bí truyền thư, Trần Khánh Dư còn nhắc lại lời căn dặn của Trần Quốc Tuấn “Sau này con cháu và bồi thần của ta có theo được bí thuật này nên lấy lòng sáng suốt mà thi hành bày xếp, không nên lấy ngu tối mà dạy truyền” . Trần Quốc Tuấn đòi hỏi các tướng soái phải dày công nghiên cứu binh pháp, nhất là bộ Binh thư yếu lược: “Các người biết chuyện tập sách này, theo lời ta dạy bảo thì trọn đời là thầy trò, nhược bằng vứt bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù”, và phải ra sức “huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghê” . Mặc dù số quân thường trực không nhiều, nhưng khi cần thiết thì triều đình có thể nhanh chóng tăng cường và bổ sung số quân bằng cách điều dân vào lính, số còn lại vẫn cho ở nhà làm ruộng. Nhà nước kiểm kê số dân, lập sổ hộ tịch đăng ký tất cả những người trong diện binh dịch tức những đinh nam từ 18 đến 50 tuổi, nhưng chỉ chọn một số trai tráng sung vào lính. Đó là một mặt nữa của chính sách “ngụ binh ư nông”, một hình thức đăng ký lực lượng quân sự dự bị, bắt đầu đề ra từ đời Lý và thực hiện quy cũ vào đời Trần. Nhờ đó mà triều Trần có thể huy động trong một thời gian ngắn hai, ba chục vạn quân. Một nét độc đáo trong tiềm lực quân sự của dân tộc ta là vai trò chiến lược quan trọng của các lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến tranh yêu nước. Mỗi khí có nạn ngoại xâm, nhân dân ta xuất phát từ lòng yêu nước thiết tha của mình, đều đứng dậy vũ trang chống giặc giữ làng, giữ nước. Giai cấp phong kiến lúc còn tiến bộ giữ vai trò tổ chức và lãnh đạo cuộc chiến tranh yêu nước cũng biết phát huy và sử dụng lực lượng vũ trang của quân đội chủ lực. Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt đã huy động hàng vạn “quân thượng du” thực chất là lực lượng vũ trang của các dân tộc thiểu số do các tù trưởng của họ chỉ huy. Cả ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông đời Trần, các đội “dân binh” được thành lập phổ biến ở hầu hết các làng xã và giữ vai trò to lớn khi rút lui chiến lược cũng như khi phản công chiến lược. Sự có mặt và vai trò chiến lược của các dân binh, các lực lượng vũ trang càng chứng tỏ tính chất nhân dân sâu rộng của các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và truyền thống giữ làng nước lâu đời của nhân dân ta. Nét nổi bật trong đường lối quân sự của dân tộc ta là lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính và phải tùy cơ ứng biến. Chẳng hạn, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai, Trần Quốc Tuấn chủ trương rút lui nhằm bảo toàn lực lượng, làm vô hiệu hóa trường trận của địch, nhử chúng vào sâu trong thế trận (đoản của giặc) của ta, khi đó lực lượng của chúng mỏng, phân tán, ta tập kích bất ngờ tiêu diệt từng bộ phận quan trọng của địch, từ đó dần dần dẫn đến tiêu diệt hoàn toàn. Nếu thấy quân giặc kéo đến như lửa, như gió thì dễ chế ngự; nếu nó tiến chậm như cách tầm ăn, không cần đánh nhanh, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, nhưng quân đội phải một lòng như cha con. Như vậy, trong binh pháp còn phải tùy cơ ứng biến. Có thể nói Trần Quốc Tuấn khẳng định điều này có nghĩa là ông đã nêu lên được một chân lý của lịch sử nước ta mà sau này vẫn tiếp tục được làm sáng tỏ và phong phú thêm mãi. Trong bài “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi cũng tuyên bố rằng: “Thế trận xuất kỳ lấy yếu chống mạnh Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều” . Đặc biệt trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và tay sai nhằm giải phóng miền Nam, Đảng ta đã áp dụng một cách tài tình và đầy sáng tạo “nghệ thuật quân sự lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, biết hạn chế cái mạnh của địch trên chiến trường, đồng thời phát huy hết cái mạnh của lực lượng vũ trang và chính trị của ta, luôn luôn đánh địch trên thế chủ động tiến công luôn tạo ra thế mạnh để đánh địch và thắng địch trong cuộc chiến tranh lâu dài” Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trong thời kỳ chế độ phong kiến ở nước ta còn có tác dụng lịch sử tích cực, nhiệm vụ giữ nước ngăn ngừa xâm lược luôn luôn được coi trọng. Trong thời bình, các tập đoàn phong kiến giữ vai trò lãnh đạo dân tộc lúc bấy giờ vừa chủ trương xây dựng đất nước phồn vinh, vừa đề ra kế sách “thủ quốc” mang nhiều tư tưởng tiến bộ như “cả nước chung sức”, “khoan thư sức dân”, “tân dân vi binh” . Những tư tưởng tiến bộ và biện pháp tích cực trong kế sách giữ nước thời Lý - Trần đã phát huy tác dụng to lớn của nó. Nhờ đó mà một nước nhỏ như nước Đại Việt lúc bấy giờ đã tạo nên một nền quốc phòng vững mạnh đảm bảo sự tồn tại độc lập của đất nước, đủ sức gìn giữ những thành quả dựng nước và nhiều phen đánh thắng rất oanh liệt giặc ngoại xâm hung hãn. Kế sách đó để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị và chứng tỏ nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhưng trong hoàn cảnh chế độ phong kiến, kế sách giữ nước của vương triều phong kiến mang những hạn chế của giai cấp và thời đại. Giai cấp phong kiến là giai cấp bóc lột vốn có mâu thuẫn với nông dân là lực lượng đông đảo nhất của dân tộc và giữ vai trò quyết định đối sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Chỉ khi nào vương triều phong kiến còn tiến bộ, kết hợp được quyền lợi giai cấp với quyền lợi dân tộc thì mới thực hiện được những kế sách giữ nước đã nêu trên. Nhưng ngay trong thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến, các vương triều phong kiến theo quy luật của nó, rồi cũng suy đồi, sụp đổ. Đó là lúc vương triều phong kiến xa rời những tư tưởng tiến bộ của kế sách giữ nước và cuối cùng cũng bị thất bại hoặc trước cuộc đấu tranh của nhân dân trong nước hoặc do nạn ngoại xâm. Thời Lý - Trần vì thế có những bước thăng trầm gắn liền với những bước thịnh suy của vương triều phong kiến. . TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN 3. Tư tưởng về xây dựng lực lượng quân đội Đầu năm 1287, đất nước khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc. kiến xa rời những tư tưởng tiến bộ của kế sách giữ nước và cuối cùng cũng bị thất bại hoặc trước cuộc đấu tranh của nhân dân trong nước hoặc do nạn ngoại xâm. Thời Lý - Trần vì thế có những bước. Những tư tưởng tiến bộ và biện pháp tích cực trong kế sách giữ nước thời Lý - Trần đã phát huy tác dụng to lớn của nó. Nhờ đó mà một nước nhỏ như nước Đại Việt lúc bấy giờ đã tạo nên một nền quốc