Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _26 docx

5 216 0
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _26 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần Một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh biết gắn bó và quan tâm đến đời sống của nhân dân, có hiệu lực trong huy động và tổ chức cả nước chống giặc, một lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo với chính sách “ngụ binh ư nông” là hai yếu tố cực kỳ trọng yếu trong kế sách giữ nước thời Lý - Trần. Cực kỳ quan trọng bởi vì thiếu một trong hai yếu tố đó thì sẽ không tiến hành được công cuộc chống giặc, giữ nước. Tuy những điều này rất quan trọng, nhưng chưa đủ để bảo đảm chống giặc thắng lợi. Những yếu tố đó chỉ phát huy được hiệu lực trên cơ sở khối đoàn kết toàn dân, tạo được thế vua tôi đồng lòng, cả nước góp sức, “chúng chí thành thành”. Vẫn hay rằng trước quốc nạn, những mâu thuẫn trong nội bộ thường được gác lại nhằm tập trung sức chống giặc giữ nước. Nhưng lịch sử đã diễn ra không hẳn thời nào cũng như vậy. Trường hợp vương triều Hồ chống giặc Minh vào đầu thế kỷ XV bị thất bại là một ví dụ. Để có được khối đoàn kết toàn dân vững chắc không thể là kết quả của năm, của tháng; càng không thể đợi đến khi có giặc mới xây dựng. Ở đây có vai trò của nhà nước, mặc dù đoàn kết, yêu thương, đùm bọc vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Một nhà nước quan liêu chuyên chế, đối lập với lợi ích của nhân dân tuyệt nhiên không thể tập hợp được dân chúng. Cụ thể hơn, nhà nước trung ương tập quyền một khi trở thành quan liêu chuyên chế, lấy lợi ích của vương triều làm mục đích cai trị, thì nhà nước đó không có khả năng đề ra và ban hành những chính sách có hiệu quả để thu phục lòng người, gắn bó các tầng lớp xã hội khác nhau về vị trí, lợi ích và nguyện vọng thành một khối như nhà nước quân chủ Nguyễn sau này. Thời Lý -Trần, do tính chất tiến bộ trong thời kỳ đi lên của nó, nhà nước quân chủ trung ương tập quyền đã tạo nên được một xã hội phát triển với các mối quan hệ gần gũi, chan hòa từ trong cung đình cho đến hương, giáp, xã. Sự cách biệt giữa vua - tôi, giữa các đẳng cấp xã hội từng xuất hiện nhưng chưa sâu sắc, đặc biệt từ giữa thế kỷ XIV về trước. Nho giáo được nhà nước tiếp thụ có chọn lọc và chưa chiếm vị trí độc tôn. Những người đứng đầu nhà nước chủ trương sử dụng Nho giáo như một học thuyết trị nước, đào tạo quan lại, nhưng lại là đệ tử của Phật. Họ còn lập ra thiền phái riêng của nước Đại Việt. Đó là phái Thảo Đường (nhà cỏ) thời Lý, phái Trúc Lâm (rừng tre) thời Trần đề cao phương châm nhập thế, thuyết tại tâm. Chính vì vậy, Phật giáo đạt đến cực thịnh ở thời Lý, còn khá mạnh mẽ ở thời Trần và được quan niệm như quốc giáo. Qua hiện tượng này ta biết được hệ tư tưởng bao trùm trong xã hội thời Lý - Trần là từ bi, bác ái của nhà Phật. Phật giáo ở thời kỳ này kết hợp hài hòa với những tín ngưỡng dân gian bản địa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước đã thực sự là chất men kích thích và kết dính mọi thành viên xã hội trong cuộc sống đời thường cũng như trong chiến đấu giữ nước. Phật giáo có ảnh hưởng rộng rãi trong nhân dân. ảnh hưởng của nho giáo có hạn. Đây là đặc trưng của thời Lý - Trần , khác với thời Lê Sơ - thế kỷ XV về sau. Đặc trưng này đã chi phối đường lối, chính sách quản lý của nhà nước phong kiến quân chủ trung ương tập quyền Lý - Trần, hướng về nhân ái, khoan dung, phù hợp với tâm tư tình cảm và lợi ích của các tầng lớp xã hội. Thời Lý - Trần, sự phân hóa xã hội đã rõ nét được vận hành theo nguyên lý đó và trên đại thể đã tạo nên được mối liên kết chặt chẽ trong thời bình cũng như thời chiến. Đó là khối đồng tâm nhất trí toàn dân, bao gồm từ hoàng đế, vương hầu quý tộc đến tầng lớp tận cùng xã hội là nô tỳ. Trên cơ sở này việc tổ chức, điều hành công cuộc chống xâm lược của nhà nước, sức mạnh của lực lượng vũ trang phát huy hiệu lực to lớn và giành được nhiều chiến công oanh liệt. Một nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh gắn bó với dân, một tổ chức quân đội tinh nhuệ thiện chiến, một khối đoàn kết toàn dân trên dưới một lòng là ba nhân tố cơ bản nhất của kế sách giữ nước thời Lý - Trần. Từ đó các mặt xây dựng kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh, đường lối ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo trên cơ sở bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc được nhà nước Đại Việt coi trọng và phát huy tác dụng. Trong mối quan hệ quốc tế, trước hết là đối với các lân bang, nhà nước Lý - Trần không chỉ tỏ ra biết mình mà còn biết người, hiểu thời và biết thế, do đó, đã thực hành đường lối đối ngoại sáng suốt, linh hoạt. Trải qua bốn thế kỷ, nước Đại Việt đã tồn tại vững mạnh, có uy tín. Trên cơ sớ sức mạnh chính trị, kinh tế và quân sự, nhà nước Lý - Trần có một chính sách đối ngoại đúng đắn đối với từng đối tượng: kiên quyết, mềm dẻo, nhún nhường có điều kiện với nước lớn; khoan hòa linh hoạt nhưng nghiêm khắc với nước nhỏ Sự kết hợp giữa các sức mạnh nội tại với đường lối ngoại giao khôn khéo đã đem lại hiệu quả to lớn: bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, giữ vững hòa bình để xây dựng đất nước. Một lần đánh thắng Tống, ba lần đánh thắng Nguyên - Mông, bảo vệ biên cương phía Bắc. Nhiều lần đánh thắng Chiếm Thành, đẩy lùi hiểm họa phía Nam, tạo cho đất nước một thế đứng vững chãi chứng minh hùng hồn cho kế sách giữ nước đúng đắn sáng tạo của tổ tiên ta. Trên sáu thế kỷ đã trôi qua, kế sách giữ nước thời Lý - Trần vẫn tỏa ánh sáng đến thời đại chúng ta, còn như rất mới mẻ. Những chiến công hiển hách của toàn quân, toàn dân ta gắn liền với tên tuổi các vị tướng lĩnh kiệt xuất tiêu biểu như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo trong chiến đấu giữ nước mãi mãi còn tươi thắm như hoa thơm trái ngọt với hương sắc vĩnh hằng. Tuy nhiên quá khứ không thay thế cho hiện thực, mà chỉ để lại những di sản quý báu và bài học phong phú để các thế hệ tiếp theo kế thừa, vững tin trong quá trình tác động và cải tạo hiện thực nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước phát triển phồn vinh . nước một thế đứng vững chãi chứng minh hùng hồn cho kế sách giữ nước đúng đắn sáng tạo của tổ tiên ta. Trên sáu thế kỷ đã trôi qua, kế sách giữ nước thời Lý - Trần vẫn tỏa ánh sáng đến thời. Kế sách giữ nước thời Lý-Trần Một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh biết gắn bó và quan tâm đến đời sống của nhân dân, có hiệu lực trong huy động và tổ chức cả nước. thiện chiến, một khối đoàn kết toàn dân trên dưới một lòng là ba nhân tố cơ bản nhất của kế sách giữ nước thời Lý - Trần. Từ đó các mặt xây dựng kinh tế, làm cho dân giàu nước mạnh, đường lối ngoại

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan