Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_11 pdf

6 294 0
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_11 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG V KHOAN THƯ SỨC DÂN - THƯỢNG SÁCH GIỮ NƯỚC Chế độ phong kiến thời Lý - Trần là chế độ phong kiến tập quyền theo thể chế quân chủ. Tuy khuynh hướng chuyên chế ít nhiều đã xuất hiện, nhưng nhìn chung các vương triều lúc tiến bộ đều tìm cách thực hiện chính sách “thân dân”, “khoan thư sức dân” về mặt chính trị. Với tinh thần ấy, năm 1052, Lý Thái Tông cho đúc chuông lớn đặt ở Long Trì để dân “Ai có oan ức không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để tâu lên”1. Năm 1158, Lý Thần Tông lại cho đặt hòm đống ở giữa sân chầu để ai cần nói việc riêng thì bỏ thư vào đó. Những hình thức nới rộng dân chủ như vậy đã có tác dụng tạo ra một không khi hòa dịu trong xã hội. Vua Lý Thái Tổ còn dựng cung Long Đức ở ngoài hoàng thành, trong khu vực phố phường đông đúc cho Thái tử Phật Mã ở để có điều kiện “gần dân và xem xét việc dân”, “hiểu biết thêm những chuyện dân gian”. Vì thế đến khi hoàng Thái tử nối ngôi (tức Lý Thái Tông) đã kế thừa được đức tính “khoan từ nhân thứ và thương dân” của vua cha, thường đi kinh lý bốn phương, biết được nỗi khổ của dân chúng. Sử chép: Năm 1028, Lý Thái Tông thân đi đánh dẹp ở Trường Yên. Vua lệnh: ai dám cướp bóc của dân thì chém. Quân sĩ đều nghiêm lệnh, không xâm phạm mảy may. Đại quân vào thành, dân chúng tranh nhau dâng trâu rượu đầy đường2. Lý Thái Tổ là bậc minh quân, có công đức lớn với dân với nước. Cho nên sử thần Ngô Sĩ Liên đã có lời bình rằng: “Lý Tổ (Lý Thái Tồ) dấy lên, tự trời báo điềm tốt có đức tốt có ngôi tốt, bởi vì lòng dân quy phụ. Ngọa triều hoang dâm bạo ngược mà Lý Tổ thì nổi tiếng khoan nhân, trời tìm người làm chủ dân, dân theo về người có đức, trừ Lý Tổ ra còn ai hơn nữa”3. Chế độ phong kiến quân chủ tập quyền thời Lý - Trần còn ở giai đoạn trẻ trung nên khoảng cách giữa “Thiến tử” và “thần dân”, giữa vua và tôi, giữa quý tộc và bình dân chưa lớn lắm. Các vua Lý, vua Trần chưa phải là “những kẻ chuyên chính náu mình trong cung điện”, vẫn giữ được mối liên hệ nhất định với cộng đồng, với dân chúng. Nhà vua và những người cầm quyền trong triều nhiều khi đã tỏ ra thông cảm với nỗi khổ đau, cực nhọc của thường dân. Tháng 10-1055, vua Lý Thánh Tông nhân lúc tiết trời giá lạnh mà cảm thương đến cả “những kẻ bị giam trong ngục xiềng khổ sở”. Vua nói với quần thần: “Trẫm ở trong cung nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu mà còn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa biết rõ ngay gian, ăn lại không no bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày hai lần phát cơm”4. Cũng như vua Thái Tông trước đây, vua Lý Thánh Tông còn ra lệnh cấm quan coi ngục không được sai người tù làm việc riêng cho mình, ai phạm thì xử 80 trượng, thích chữ vào mặt và đày đi xa. Một lần nhà vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa bảo ngục lại (quan coi ngục) rằng: “Ta yêu con ta, như lòng ta làm cha mẹ dân; nhân dân không biết mà mắc vào hình pháp, ta rất lấy làm thương. Từ nay về sau, không cứ tội nặng hay nhẹ, đều nhất luật khoan giảm”5 Như trên mà xét thì Lý Thánh Tông quả là một vị vua anh minh, nhân hậu. Các sứ thần nhà Lê đã chép về vua Thánh Tông như sau: vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về người xa, yên ủi người gần , sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh. Có thể gọi là bậc vua tốt”6. Những cử chỉ “gần dân” để “hiểu dân” thấy xuất hiện nhiều trong lịch sửthời bấy giờ. Các nhà vua thường tự thân mình hay phái các quan đại thần đi kinh lý ở vùng xa để hiểu dân và biết rõ tình hình đất nước. Lý Thường Kiệt thường nhiều lần được cử đến các vùng đất xa ở phía nam Tổ quốc. Vua Lý đã từng đi kinh lý ở các miền rừng núi, ven biển và hải đảo để tìm hiểu phong tục nhân dân, ghi chép về sản vật, địa giới và nắm chắc tình hình bố phòng đất nước. Vua Trần Thái Tông hay tổ chức những chuyến lên rừng núi hay vào các vùng quê. Đã có lần nhà vua nói với các quần thần rằng: “Trẫm muốn ra ngoài chơi để được nghe tiếng nói của dân và xem xét lòng dân, cho biết tình trạng khó khăn của dân”7. Ngay sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn về quê ở châu Cổ Pháp, đã cho các bô lão trong hương tiền và lụa theo thứ bậc khác nhau. Cũng như vậy, năm 1231, vừa lên ngôi, Trần Thái Tông đã ngự về hành cung Tức Mặc, ban yến cho các bô lão trong vùng và ban áo lụa theo thứ bậc. Năm 1262, Thượng hoàng lại về đây mở tiệc lớn, các hương lão từ 60 tuổi trở lên cho tước mỗi người hai tư, đàn bà cho hai tấm lụa. Các phủ lộ được lệnh lập kho chứa thóc, dự trữ lương thực để phòng khi gặp thiên tai, mất mùa, đói kém. Nhà nước dựa vào nguồn lương thực đó để chẩn cấp cho dân nghèo và những người gặp nạn. Nói chung, quan tâm úy lạo, cứu trợ dân nghèo là biểu hiện tư tưởng tiến bộ của các bậc minh quân thuở ấy. Sự kiện có ý nghĩa nhất mà sử sách thường nhắc đến là hội nghị Diên Hồng năm 1284 cùng với tiếng hô đồng thanh “quyết đánh” của đại biểu các bô lão từ các làng xã trong toàn quốc, biểu hiện tinh thần dân chủ, sự quan tâm của triều đình đối với nhân dân và vai trò quan trọng của nhân dân các địa phương mà đại diện là những người cao tuổi trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc. Thời Trần, trong nông thôn bên cạnh hệ thống chính quyền địa phương gồm các đại tư xã, tiểu tư xã, nhà nước vẫn duy trì và tôn trọng hệ thống già làng có uy tín trong nhân dân. Bấy giờ bình dân làng xã là tầng lớp đông đảo nhất tạo nên bề mặt đáy của cấu trúc hình chóp xã hội Đại Việt. Quan tâm đến nông dân là quan tâm đến lớp người có khả năng đóng góp nhiều nhất về nhân lực và vật lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính sách “an dân” thời Lý - Trần còn thể hiện trên phương diện lập pháp và hành pháp Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành vào thời Lý, năm 1042. Sang thời Trần, năm 1230, nhà nước ban hành sách Quốc triều thông chế gồm 20 quyển. Sau đó lại ban hành sách Quốc triều hình luật. Đến đời Trấn Dụ Tông, nhà vua sai Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn biên định bộ Hình thư để ban hành. Rất tiếc rằng các bộ luật thời Lý - Trần đã thất truyền, ta không có cơ sở để so sánh về các bộ luật sau này như luật Hồng Đức (thời Lê), luật Gia Long (thời Nguyễn). Song có thể nghĩ rằng ở giai đoạn mà giai cấp phong kiến dân tộc đang độ phát triển thì luật pháp của họ còn bao hàm tính chất dân chủ nhất định. Sử cũ ta chép về việc ban hành bộ luật đầu tiên như sau: “Nhâm Ngọ, năm thứ tư (1042) xuống chiếu đổi niên hiệu làm Minh Đạo năm thứ nhất, ban sách Hình thư. Trước kia trong nước việc kiện tụng phiền nhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn, cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng, vua lấy làm thương xót, sai trung thư sửa định luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời bấy giờ, chia ra môn loại, biên ra điều khoản, làm sách hình luật của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử hình thản nhiên rõ ràng”8. Vua Lý là người trực tiếp xét xử ở điện Thiên Khánh. Để việc xử án được công minh, nhà vua có thể nghe được nỗi oan trái của dân, triều đình cho đạt chuông lớn ở sân điện ai còn có oan ức gì cứ việc đánh chuông kêu lên. Sang thời Trần, bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn, công việc xét kiện được chuyển giao cho cơ quan chuyên trách với một quyền hạn độc lập nhất định. Tuy nhiên, để bảo đảm sự xét xử công bằng, nhà nước còn đặt thêm cơ quan kiểm pháp. Do đó, việc xét xử đảm bảo nghiêm túc và khách quan. Pháp luật thời Lý thì rộng rãi khoan dung, pháp luật thời Trần có phần nghiêm minh, hà khắc hơn; nhưng nhìn chung cả giai đoạn Lý - Trần, pháp luật nhà nước còn phần nào quan tâm và chiếu cố đến quyền lợi của dân chúng. Sinh ra trong một xã hội cởi mở, mâu thuẫn giai cấp chưa thật gay gắt, pháp luật thời Lý - Trần có phần khoan rộng, nhân ái và thân dân cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đối với một số tội trạng như mưu phản, trộm cướp (nhất là trộm trâu bò), quan thuế nhũng nhiễu và ăn của đút lót, tham ô, v.v… thì luật pháp lại có những hình phạt nặng nề. Chẳng hạn, tội trộm, giết trâu bò xử 80 trượng rồi đày làm khao giáp. Vợ người đó cũng bị xử 80 trượng và bắt đi ở nuôi tằm. Người thu thuế quá lệ cũng bị xử như tội ăn trộm. Có thể nói pháp luật thời Lý - Trần có nhiều điều tiến bộ, hợp lòng dân. Câu nói của Trần Nhật Duật rằng: “ … Ở đâu cũng có phép nước”, chứng tỏ tính chất lành mạnh, quy củ trong xã hội thời bấy giờ - một xã hội mà giai cấp thống trị đang trên đường phát triển của nó. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG V KHOAN THƯ SỨC DÂN - THƯỢNG SÁCH GIỮ NƯỚC Chế độ phong kiến thời Lý - Trần là chế độ phong kiến tập. vệ đất nước. Chính sách “an dân” thời Lý - Trần còn thể hiện trên phương diện lập pháp và hành pháp Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành vào thời Lý, năm 1042. Sang thời Trần,. tuổi trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc. Thời Trần, trong nông thôn bên cạnh hệ thống chính quyền địa phương gồm các đại tư xã, tiểu tư xã, nhà nước vẫn duy trì và tôn trọng hệ

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan