Kế sách giữ nước thời Lý-Trần Nền giáo dục Đại Việt đã có những thành tựu đáng kể. Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu và mở Quốc Tử Giám ở kinh thành làm nơi học tập cho con em các quý tộc quan lại. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên và từ đó những nhân tài đất nước từng bước được tuyển chọn qua thi cử để sung vào đội ngũ quan lại quản lý các cơ quan chuyên môn. Trong xã hội xuất hiện dần một từng lớp nho sĩ. Nhưng chế độ giáo dục và thi cử theo tinh thần Nho giáo mới chỉ bắt đầu. Thời Lý, Phật giáo vẫn chiếm ưu thế và các nhà sư vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị. Tuy nhiên, Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đồng thời phát triển pha trộn nhau, kết hợp với những tín ngưỡng dân gian và tất cả đều bị chi phối bởi yêu cầu đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Sang thời Trần, chế độ học tập và thi cử ngày càng chính quy hơn. Tại Thăng Long, Quốc học viện lúc đầu chỉ dành riêng cho con em quý tộc, quan lại, sau mở rộng cho giới nho sĩ vào học. Các địa phương đã có chức học quan, trường tư xuất hiện. Các thể lệ thi cử được điển chế hóa. Vì vậy, nho sĩ xuất hiện ngày càng đông, đẩy lùi dần địa vị của tầng lớp tăng lữ trên lĩnh vực chính trị và tư tưởng. Trong nước, xuất hiện nhiều nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn, nhà sử học, nhà quân sự Đỉnh cao của nền văn hóa thời Lý - Trần được thể hiện trong các giai - đoạn có chiến tranh giữ nước. Một nền khoa học và nghệ thuật quân sự tiến bộ nẩy sinh và vận dụng trong các cuộc kháng chiến chống Tống và chống Nguyên - Mông. Các mặt khác như văn học nôm, nghệ thuật ca múa, nghệ thuật kiến trúc, tạo hình, có những bước phát triển đáng kể, đậm đà tính cách dân tộc và dân gian. Bên cạnh nền văn hóa cung đình còn tồn tại một nền văn hóa dân gian rất đa dạng và phong phú, phục vụ đời sống tinh thần của tầng lớp lao động. Ở các địa phương, các lễ hội truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ như bơi thuyền, đánh vật, đấu gậy, cướp cù rất thịnh hành. Các lễ hội thường gắn liền với việc nêu cao truyền thống đánh giặc giữ nước và suy tôn các vị anh hừng dân tộc, những người đã hy sinh vì sự nghiệp chống ngoại xâm. Tóm lại, cũng như kinh tế, văn hóa thời Lý - Trấn cũng đạt đến một giai đoạn phát triển rực rỡ. Nhân dân Đại Việt đã phát huy những tinh hoa và giá trị của nền văn hóa cổ truyền, tiếp thu có sáng tạo những yếu tố tích cực của bên ngoài để xây dựng lên một nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là nền văn hóa Thăng Long, nền văn hóa Lý - Trần bắt đầu phục hưng từ thế kỷ X và tiếp tục phát triển cho đến thế kỷ XV. IV. NƯỚC ĐẠI VIỆT TRONG BỐI CẢNH CHUNG ĐÔNG NAM Á So với các nước trong vùng, Đại Việt là một nước lớn về lãnh thổ và dân cư, một quốc gia thịnh vượng và có uy tín ở Đông Nam Á. Bấy giờ Đại Việt có biên giới chung với Trung Quốc trong thời kỳ nhà Tống, nhà Nguyên (ở phía bắc), với Nam Chiếu (ở phía tây bắc); với Chiêm Thành (phía nam) và Lão Qua (Lào), Chân Lạp (ở phía tây); lại có biển Đông dài và rộng, có khả năng thuận tiện trong việc giao lưu với các nước lục địa và hải đảo trong khu vực. Có quan hệ và ảnh hưởng lớn nhất với Đại Việt là nước Tống (960 1279), tiếp đó là Nguyên (1260 - 1368). Sau hơn 1000 năm vừa có đô hộ vừa có chống đô hộ, cuối cùng phong kiến Trung Hoa buộc phải chấp nhận nền độc lập của nước ta. Ngay từ buổi đầu giành lại độc lập nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã khôn khéo tìm cách quan hệ giao hiếu với nhà Tống ở phương Bắc nhằm giữ yên nền độc lập tự chủ. Nhà Lý xây dựng đất nước trong lúc nhà Tống đang gặp khó khăn về nội trị cũng như giặc giã ở phía bắc. Đến đời Tống Thần Tông cùng với Tể tướng Vương An Thạch, nhà Tống có ý đánh xuống phương Nam vừa để mở rộng lãnh thổ vừa để gây uy tín chính trị với hai nước Liêu và Tây Hạ. Chính vì thế triều đình Lý luôn luôn phải cảnh giác với nguy cơ bị xâm lược từ phía bắc. Nhà Lý thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo, chủ động cử sứ giả sang Tống, hằng năm vẫn triều cống và chấp nhận là phiên thần. Ngoài việc bang giao chính thức bằng các sứ bộ. hai nước Tống và Lý còn có sự giao dịch hằng ngày ở biên thùy.0020Trên những đường thông lộ lớn qua biên giới, sự buôn bán trao đồi giữa hai nước khá thịnh vượng và có tổ chức. Tuy vẫn coi Đại Việt là nhỏ mọn, nhưng sau thất bại năm 981, nhà Tống không còn coi thường nữa. Cả hai bên đều cảnh giác, sợ người ngoài lợi dụng sự buôn bán ở các bạc dịch trường để do thám lẫn nhau. Từ 1075, Tống Thần Tông và Vương An Thạch chủ trương gây chiến tranh xâm lược Đại Việt. Kết quả Tống đã hai lần bị đại bại: ở Ung Khâm Liêm (năm 1075) và ở bắc sông Như Nguyệt (1077). Từ đó đối với Đại Việt, Tống có vẻ kính nể, không dám gây sự nữa. Còn nhà Lý vẫn chủ trương tiếp tục giao hiếu, cử các phái bộ sang cầu phong, xin kinh Đại Tạng và cống phương vật. Quan hệ Tống - Lý trở lại bình thường. Bấy giờ, Đại Việt còn có quan hệ với các nước khác như Nam Chiếu ở Vân Nam, nước Liêu, Tây Hạ và Kim ở phía bắc. Lúc đó Tống rất sợ Liêu và Tây Hạ liên minh với Đại Việt. Do đó đã có lần sứ bộ của cả Liêu và Tống cùng đến, triều đình Lý phải cho họ ở cách biệt, tiếp đãi riêng, không cho người Tống biết. Nhà Trần thay thế nhà Lý đúng dịp ở phương Bắc có họa người Tác Ta. Trung Quốc bị Mông Cổ xâm lược và triều Nguyên thành lập (1260). Chiếm được Trung Quốc, đế quốc Nguyên muốn tiến xuống phương Nam. Mặc dù quân xâm lược Mông Cổ đã thất bại vào năm 1258, quân Nguyên liên tiếp trong các năm 1285 và 1288 đã hai lần xâm lược Đại Việt, nhưng đều bị thất bại. Triều Trần đã thực hiện một chính sách đối ngoại vừa kiên quyết vừa khôn khéo, mềm dẻo trên lập trường bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đại Việt nhún nhường nhận làm phiên thuộc và triều cống để giữ gìn độc lập. Lúc đó, Đại Việt đã thành công trong đấu tranh quân sự và ngoại giao, buộc vua Nguyên phải bãi binh và từ bỏ ý chí xâm lược. Sau những trận binh lửa, quan hệ giữa hai nước được thiết lập bình thường, việc thông thương trên đường biên giới được tự do. Độc lập dân tộc được giữ vững, nhưng nhà Trần luôn luôn cảnh giác và quan tâm nhiều đến vùng biên giới phía bắc và đông bắc Tổ quốc. Đối với Chiêm Thành, Chân Lạp, ta vẫn giữ thái độ hòa hảo, nhưng khi biên cương bị xâm lấn thì kiên quyết trừng phạt để giữ vững bờ cõi. Thế kỷ XI - XIII, nền kinh tế, chính trị Đại Việt ổn định và phát triển thịnh vượng. Nhiều nước khác trong vùng đã đến đặt quan hệ như Chân Lạp, Xiêm, Java, Malaixia Một số nước xa như Hồi Hột cũng tìm đến. Thương gia nhiều nước đã đến buôn bán với ta. Triều đình Đại Việt luôn luôn cảnh giác và có những biện pháp quản lý chặt chẽ an ninh, nhưng vẫn tạo điều kiện cho thương nhân và khách thập phương buôn bán, đi lại thuận lợi. Đại Việt vẫn chủ trương giữ quan hệ hòa hiếu với tất cả các nước trong vùng. Như vậy, nước Đại Việt thời Lý - Trần là một quốc gia độc lập, có thể chế chính trị ổn định, có nền kinh tế văn hóa phát triển. Sự phát triển đó khẳng định và củng cố những thành quả của dựng nước và giữ nước của dân tộc. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đại Việt là một quốc gia hùng cường. Địa vị và uy tín của nước nhà được nâng cao. Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vựcc đã làm tăng thêm sức mạnh cho nền quốc phòng, là tiền đề vật chất để nhà Lý và nhà Trần đề ra và thực hiện thành công những kế sách giữ nước của mình. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần Nền giáo dục Đại Việt đã có những thành tựu đáng kể. Năm. củng cố những thành quả của dựng nước và giữ nước của dân tộc. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đại Việt là một quốc gia hùng cường. Địa vị và uy tín của nước nhà được nâng cao. Những. Trong nước, xuất hiện nhiều nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn, nhà sử học, nhà quân sự Đỉnh cao của nền văn hóa thời Lý - Trần được thể hiện trong các giai - đoạn có chiến tranh giữ nước. Một