Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _21 ppt

5 256 0
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _21 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊN THÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. IV. KẾT HỢP NGOẠI GIAO VỚI BIỆN PHÁP QUÂN SỰ NHẰM KẾT THÚC CHIẾN TRANH, BẢO VỆ BIÊN CƯƠNG Công cuộc phục hưng đất nước thời Lý - Trần đặt ra cho những người cầm đầu Đại Việt một yêu cầu bức thiết: chung sống hòa bình với các lân bang. Thế nhưng có được hòa bình hay không, không chỉ tùy thuộc vào nguyện vọng của Đại Việt. Mặt khác, đối với một dân tộc kiên cường, từng nhiều phen chống ách đô hộ của ngoại bang và cuối cùng đã giành được độc lập, tự chủ sau hơn một ngàn năm bị mất nước, thì không phải là hòa bình trong danh dự mà là hòa bình với độc lập tự chủ và lãnh thồ toàn vẹn. Như đã trình bày, từ khởi nguyên lịch sử đã đặt quốc gia Văn Lang - Âu Lạc rồi Đại Cồ Việt - Đại Việt vào một vị trí địa lý khá đặc biệt. Vùng châu thổ không mấy rộng lớn nhưng màu mỡ, đồng thời là tụ điểm giao lưu trong khu vực từ bốn phía bắc, nam, tây, đông, cả đường biển lẫn trên đất liền. Với vị trí địa lý đó, người Đại Việt thời Lý - Trần có điều kiện tiếp xúc, hấp thụ những tinh hoa của các nguồn văn hóa, văn minh của nhân loại. Đó là một thuận lợi lớn. Nhưng với vị trí địa lý đó, trong quá trình hình thành, phát triển hoặc suy vong của các quốc gia thời cổ trung đại theo quy luật “mạnh được yếu thua”, nước Đại Việt lại trở thành mục tiêu nhòm ngó, thôn tính của các nước láng giềng. Chính vì vậy mà nhà nước thời Lý - Trần đã buộc phải nhiều lần huy động cả nước cầm vũ khí, và quân dân Đại Việt trở thành thiện chiến. Tuy nhiên, bên cạnh việc tổ chức chiến tranh giữ nước khi có ngoại xâm, còn một vấn đề không kém quan trọng là bảo vệ vùng biên cương, ngăn chặn những hành vi “gặm nhấm” diễn ra trong thời bình, chủ yếu ở mặt bắc. Ở mặt nam, tây nam, tuy có thường xuyên bị Chiêm Thành, Chân Lạp, Lão Qua quấy rối, lấn cướp1, nhưng nhà nước Lý - Trần đã ra quân đánh dẹp và giành được thắng lợi. Trong khi đó ở mặt bắc, nhà nước Lý - Trần phải đương đầu với một quốc gia mạnh do các vương triều Tống, Nguyên, Minh cầm đầu. Quan hệ đối ngoại với Trung Hoa, từ đầu thời Lý cho đến khi nổ ra cuộc xâm lăng của nhà Tống, qua các hình thức cầu phong, thăm viếng, cống nạp , ngoài mục đích giao hảo, cùng tồn tại hòa bình, còn hàm chứa một mục tiêu sâu xa do lịch sử để lại. Đó là việc xác định chủ quyền của Đại Việt ở vùng đất biên cương còn chưa được hoạch định rõ ràng, do các thổ tù, châu mục bản địa quản giữ và nhà nước thời Lý chưa quản lý được chặt chẽ. Hơn nữa, cư dân ở đây lại là các tộc thiểu số cùng sinh sống trên địa bàn thuộc vùng lãnh thổ biên cương của hai quốc gia Đại Việt và Trung Hoa. Về cư dân này, nhà sử học Đào Duy Anh đã có nhận định chính xác: “Đặt ở hai phía biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Móng Cái, tuy đã thuộc vào bản đồ của hai nước, nhưng cư dân đều là dân tộc thiểu số - quan trọng nhất là người Tày và người Nùng (xưa là Choang) - một bên thì chịu sự ky mi2 của chính trị và văn hóa Trung Quốc, một bên thì chịu sự ky mi chính trị và ảnh hưởng văn hóa của Việt Nam”3. Nhìn nhận từ góc độ khác về vùng biên cương phía bắc, tác giả Nguyễn Thế Anh viết: “Hiển nhiên, các thủ lĩnh địa phương đó không thừa nhận những quy phạm và giá trị của chế độ quan liêu khổng giáo. Họ dễ mua chuộc và chia rẽ cũng như khó khuất phục và hợp nhất. Từ đó, họ tạo thành yếu tố rối động cho hai chính quyền Việt Nam và Trung Hoa, những hành động không hợp thời của họ (đột kích, xâm phạm biên giới) có thể là nguyên nhân xung đột (giữa hai nước)”4. Trước tình hình phức tạp của vùng đất biên cương phía bắc như vậy, nhà nước Lý - Trần, về đối nội, đã kết hợp biện pháp mềm dẻo (trao quyền tự quản, gả công chúa cho thổ tù, châu mục - chủ yếu ở thời Lý) với biện pháp cứng rắn, hành quân đánh dẹp khi cần thiết để thực hiện quyền quản lý của nhà nước. Về phía đối ngoại đã tỏ thiện chí, phối hợp hành động, hoặc kịp thời dẹp yên để tránh những xung đột đáng tiếc nhằm giữ yên biên cương. Điển hình cho vụ rắc rối biên cương vào thời này có lẽ là vụ Nùng Trí Cao xảy ra từ năm 1041, bắt đầu bằng việc giữ động Lôi Hỏa, Thảng Do (đều thuộc Cao Bằng ngày nay) lập nên nước Đại Lịch. Tất nhiên Nùng Trí Cao bị chính quyền nhà Lý (thời Lý Thái Tông) đánh dẹp. Trí Cao bị bắt, nhưng được vua Lý tha, lại cho thêm đất để tự quản. Phục tùng nhà nước thời Lý được bảy năm, đến năm 1048, Trí Cao lại giữ động Vật Ác (tây bắc Cao Bằng) chống lại triều đình. Bị nhà Lý đánh, Trí Cao phải hàng. Năm 1049 Trí Cao đem quân vào đất Tống, cướp phá Ung Châu. Năm 1050 Trí Cao giữ động Vật Dương lập nước Nam Thiên. Năm 1052, Trí Cao xưng Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Nam, xin quy phụ nhà Tống. Không được chấp nhận, Trí Cao đánh đất Tống, bị nhà Tống đánh bại, bị giết ở Đại Lý (Vân Nam) vào năm 10535. Trong khi đánh dẹp Trí Cao, nhà Tống sai Lương Châu sang Đại Việt xin binh. Lý Thái Tông xuống chiếu cho Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Nhĩ làm chiêu thảo sứ tiếp viện cho nhà Tống, nhưng Tống Địch Thanh can vua Tống, liên minh không thành6. Tuy nhiên, biên cương phía bắc không phải lúc nào cũng giải quyết được thuận lợi dễ dàng, đặc biệt khi hành động xâm lược đã thành hiện thực và chiến tranh vệ quốc không tránh khỏi với Đại Việt. Nếu như trong ba lần chống giặc Nguyên - Mông thời Trần, quân dân Đại Việt đã quét sạch giặc, thu hồi toàn bộ đất đai, thì ở thời Lý, trong cuộc kháng chiến chống Tống, vấn đề phức tạp hơn nhiều. Sử sách cho biết tháng 1 - 1077 quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết cầm đầu, theo hai đường thủy, bộ tiến vào Đại Việt, hẹn với Chiêm Thành, Chân Lạp cùng sang xâm lấn. Âm mưu lôi kéo Chiêm Thành, Chân Lạp không thành; giặc Tống bị quân dân Đại Việt, dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, chặn đứng và tiêu diệt nặng ở Như Nguyệt (sông Cầu). Sau khi đẩy giặc vào thế cùng, tiến thoái đều khó khăn, Lý Thường Kiệt chuyển sang kế đuổi giặc và thu hồi đất đai bằng biện pháp “dùng biện sĩ để bàn hòa. Không nhọc tướng tá, khỏi tốn máu mủ mà bảo an được tông miếu”7. Sứ giả của Lý Thường Kiệt là Kiều Văn Úng đến quân doanh Quách Quỳ hẹn với nhà Tống: “xin hạ chiếu rút đại binh về thì sẽ lập tức sai sứ sang tạ tội và triều cống”8chấp nhận “chỗ nào quân Tống đã chiếm được là của đất Tống”9 Đề nghị bàn hòa của Lý Thường Kiệt đã mở lối thoát cho Quách Quỳ và Triệu Tiết. Tháng 3 - 1077, quân Tống rút về nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, với Lý Thường Kiệt xuất hiện sự phối hợp “vừa đánh vừa đàm” để giành thắng lợi trong giữ nước. Tuy nhiên, sau khi giặc rút quân, các vùng đất Quảng Nguyên, Tư Lang, Tô Mậu, Môn, Quang Lang (thuộc Cao Bằng, Bắc Lạng Sơn ngày này) tạm thời do nhà Tống chiếm giữ lập tức được đặt ra với người cầm đầu nhà nước Đại Việt. Đồng thời với việc rút quân của giặc, quân ta chiếm lại các đất Quang Lang. Tư Lang10, Môn và phao tin sẽ chiếm lại Quảng Nguyên, Tô Mậu, dọn đường cho hoạt động đối ngoại giành lại phần lãnh thổ còn bị giặc chiếm giữ. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊN THÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. IV. KẾT HỢP. của các quốc gia thời cổ trung đại theo quy luật “mạnh được yếu thua”, nước Đại Việt lại trở thành mục tiêu nhòm ngó, thôn tính của các nước láng giềng. Chính vì vậy mà nhà nước thời Lý - Trần. động không hợp thời của họ (đột kích, xâm phạm biên giới) có thể là nguyên nhân xung đột (giữa hai nước) ”4. Trước tình hình phức tạp của vùng đất biên cương phía bắc như vậy, nhà nước Lý - Trần,

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan