NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC HUYỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

32 1.3K 7
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC HUYỆN TRONG ĐIỀU  KIỆN HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC HUYỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 1.1NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1: Khái niệm ngân sách nhà nước. Trong hệ thống tài chính thống nhất ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạo. Ngân sách nhà nước cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời tồn tại phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản nhà nước sự phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ. Cho đến nay, thuật ngữ “ ngân sách nhà nước”được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội ở mọi quốc gia. Song, quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất. Trên thực tế, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước không giống nhau tuỳ theo quan điểm của người định nghĩa thuộc các trường phái kinh tế khác nhau hoặc tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển thì ngân sách nhà nước là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu chi của chính phủ được thiết lập hàng năm. Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về ngân sách nhà nước. Các nhà kinh tế Nga cho rằng “ ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà nước” Các nhà kinh tế Pháp đưa ra quan điểm: “ngân sách nhà nước là văn kiện được Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận phê chuẩn mà trong đó, các nghiệp vụ tài chính (thu, chi) của một tổ chức công (Nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị công) hoặc tư ( doanh nghiệp, hiệp hội) được dự kiến cho phép”. Còn ở Trung Quốc: “ngân sách nhà nước là kế hoạch thu - chi tài chính hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định”. Ở Việt Nam, ít nhất cũng có những nghĩa khác nhau về ngân sách nhà nước: Giáo trình quản tài chính công: ngân sách nhà nước là dự toán hàng năm về toàn bộ các nguồn tài chính được huy động cho nhà nước sử dụng các nguồn tài chính đó nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước do Hiến pháp quy định. Giáo trình quản tài chính nhà nước:ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhà nước, gắn liền với kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Nói một cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá tiền tệ như những điều kiện cần đủ cho sự phát sinh tồn tại của kinh tế hàng hoá tiền tệ những điều kiện cần đủ cho sự phát sinh tồn tại của ngân sách nhà nước. Hai tiền đề nói trên xuất hiện rất sớm trong lịch sử, nhưng thuật ngữ ngân sách nhà nước lại xuất hiện muộn hơn, vào buổi bình minh của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thuật ngữ này chỉ các khoản thu các khoản chi của nhà nước để thể chế hoá bằng pháp luật thực hiện quyền lập pháp về ngân sách nhà nước ( quyết định về các khoản thu, các khoản chi, tổng số thu, tổng số chi ) còn quyền hành pháp giao cho chính phủ thực hiện. Trong thực tế vai trò điều hành ngân sách của chính phủ rất lớn nên còn thuật ngữ “ngân sách chính phủ “ mà thực ra là nói tới “Ngân sách nhà nước”. Giáo trình thuyết tài chính: “ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế phạm trù lịch sử. Ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu”. Luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 – 03 – 1996 cũng có ghi: “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” Trong khi đa số đều dừng ở khâu dự toán thì quan niệm của Luật Ngân sách nhà nước đã đề cập đến khâu lập thực hiện dự toán ngân sách. Quan niệm của Luật ngân sách là sâu sắc hơn cả, vừa phản ánh được nội dung cơ bản của ngân sách ( toàn bộ các khoản thu, chi ) vừa thể hiện được tính chất “dự kiến” chưa xảy ra của ngân sách (trong dự toán ) đồng thời cũng phản ánh quá trình chấp hành ngân sách ( được thực hiện ); vừa phản ánh tính niên độ của ngân sách ( trong một năm ) đồng thời thể hiện được tính pháp của ngân sách ( đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ); vừa thể hiện quyền chủ sở hữu ngân sách (thu, chi nhà nước ) đồng thời cũng thể hiện vị trí, vai trò, chức năng của ngân sách nhà nước (đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước ). Như vậy định nghĩa về ngân sách như trong Luật ngân sách nhà nước sửa đổi năm 1998 là đúng đắn. Định nghĩa này đã nhìn nhận ngân sách nhà nước một cách toàn diện theo nhiều góc độ khác nhau. 1.1.2 Quá trình hình thành phân cấp ngân sách nhà nước Ở việt nam ngân sách nhà nước xuất hiện tồn tại từ lâu song các hoạt động của nó chỉ nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu hưởng thụ của vua chúa nuôi dưỡng quân đội. Chỉ sau khi sự xâm lăng của thực dân Pháp đã đạt được kết quả sự cai trị của chúng đã chuyển từ các viên chức quân sự sang tay các viên chức dân sự hai thành phố Hà Nội Hải Phòng được công nhận là hai thành phố có tư cách pháp nhân có ngân sách riêng vào năm 1981 mở đầu cho việc hình thanhg ngân sách độc lập của các tỉnh thị xã khác, thì cơ chế tài chính hệ thống ngân sáchnước ta mới được hình thành đầy đủ hoàn chỉnh. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công ( năm 1945) Nhà nước ta đã thực hiện quyền lực về ngân sách nhà nước đã có nhữung chính sách mang tính chất cách mạng triệt để, như sắc lệnh về việc bãi bỏ thuế thân, hình thành hệ thống thuế mới với quan điểm giảm bớt gánh nặng thuế khoá cho dân nghèo. Tiếp theo đó là hàng loạt các biện pháp nhằm khẳng định quyền lực về tài chính củng cố ngân sách của nhà nước Việt Nam, như phát hành tiền kim khí ( ngày 1-12- 1946) giấy bạc Việt Nam (ngày 3 - 2- 1946); đặt ra “ Quỹ Độc lập” nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Nói chung trong giai đoạn kháng chiến ( 1946 – 1954) thì vấn đề huy động chi tiêu của ngân sách nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ kháng chiến thắng lợi. Đến năm 1967 chế độ phân cấp quản ngân sách ra đời. Hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm: ngân sách trung ương ngân sách địa phương( các tỉnh, thành phố ở phía Bắc). Như vậy cách mạng tháng Tám thành công đến năm 1967 chỉ có một ngân sách nhà nước. Năm 1972 Nhà nước ban hành “điều lệ ngân sách xã” ngân sách xã được xây dung nhưng chưa được tổng hợp ngân sách nhà nước. Năm 1978 Chính phủ ra quyết định số 108/CP ngân sách địa phương được phân thành hai cấp: ngân sách tỉnh ( thành phố) ngân sách huyện( quận). Với nghị quyết 138/HĐBT ( ngày 19 – 11- 1983) ngân sách xã được tổng hợp vào ngân sách nhà nước hệ thống ngân sách nhà nước gồm bốn cấp: - ngân sách trung ương - ngân sách tỉnh, thành phố - ngân sách huyện ( quận, thị xã). - ngân sách xã ( phường, thị trấn). Nhằm phù hợp với điều kiện mới của đất nước trong thời kỳ mới, ngày 20 – 03- 1996 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật Ngân sách nhà nước. Luật này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997. Theo đó thì hệ thống ngân sách nước ta được chia ra làm bốn cấp: - ngân sách trung ương - ngân sách cấp tỉnh - ngân sách cấp huyện - ngân sách cấp xã 1.1.3. Vai trò của NSNN Vai trò tất yếu của ngân sách nhà nước ở mọi thời đại trong mọi mô hình kinh tế là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, là vai trò quan trọng của ngân sách trong cơ chế thị trường. Vai trò này về mặt cụ thể có thể đề cập đến ở nhiều nội dung những biểu hiện đa dạng khác nhau song trên góc độ tổng hợp có thể khái quát trên ba khía cạnh sau: 1.1.3.1 Vai trò của ngân sách nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm xã hội Vai trò này thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: Xác định một cách khoa học đặt ra một tỷ lệ huy động tổng sản phẩm xã hội vào ngân sách nhà nước, lấy đó làm căn cứ để điều chỉnh quan hệ nhà nước với doanh nghiệp dân cư trong phân phối tổng sản phẩm xã hội. Xác định quan hệ thuế trong tổng sản phẩm, đảm bảo nhà nước có nguồn thu thường xuyên, ổn định, thực hiện điều tiết hợp lợi ích trong nền kinh tế quốc dân. Xác định các hình thức huy động ngoài thuế trên thị trường tài chính, dưới các hình thức công trái quốc gia, trái phiếu kho bạc, nhằm trang trải bội chi ngân sách nhà nước. Xác định vai trò quyền sở hữu tài sản công tài nguyên quốc gia để giải quyết nguồn huy động. 1.1.3.2 Vai trò của ngân sách nhà nước trong ổn định tăng trưởng kinh tế Thể hiện ở việc kích thích, tạo hành lang, môi trường gây sức ép. Nhà nước thực hiện chính sách thuế để vừa kích thích vừa gây sức ép. Tạo điều kiện thuận lợi trên các mặt tài chính, để khuyến khích các thành phần kinh tế có doanh lợi trong đầu tư phát triển. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư khai thác tài nguyên, sức lao động, thị trường .Đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn các công trình trọng điểm, các cơ sở kinh tế then chốt để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, để có thêm những sản phẩm chủ lực tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật làm chỗ dựa cho các ngành các thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế. Kiềm chế đẩy lùi lạm phát, ổn định tiền tệ giá cả thị trường, góp phần ổn định phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. 1.1.3.3 Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc ổn định chính trị bảo vệ thành quả cách mạng Vai trò của ngân sách nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, trong ổn định phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho ổn định chính trị thông qua ngân sách nhà nước bảo đảm các nhu cầu điều kiện để không ngừng hoàn thiện bộ máy nhà nước, phát huy vai trò của bộ máy nhà nước trong việc quản mọi lĩnh vực của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ phát triển những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp cách mạng. 1.1.3.4 Vai trò kiểm tra của ngân sách nhà nước Thông qua ngân sách nhà nước kiểm tra quá trình phát triển kinh tế quốc dân, cũng như các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhằm thúc đẩy, phát hiện, khai thác tiềm năng kinh tế, kiểm tra bảo vệ tài sản quốc gia, tài sản nhà nước, chống thất thoát lãng phí, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước, kỷ luật tài chính, bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động tài chính. Ngoài ra ngân sách đảm bảo chi thường xuyên, quốc phòng, an ninh là ngân sách can thiệp vào kinh tế. Nhà nước cần phải tác động vào quá trình phát triển kinh tế dù đó là kinh tế kế hoạch tập trung hay kinh tế thị trường. Với ý nghĩa đó, tiềm lực tài chính của Nhà nước phải đủ mạnh đảm bảo cho Nhà nước chủ động thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng hoặc thắt chặt, thực hiện kích cầu đầu tư, tiêu dùng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, không một Nhà nước nào không sử dụng ngân sách để tác động vào nền kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, vai trò công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định, điều tiết vĩ mô của một Ngân sách phát triển đã được nhận thức vận dụng rất khác nhau tuỳ thuộc quan niệm của mỗi Nhà nước, tuỳ theo bối cảnh kinh tế của mỗi thời kỳ. Tất cả những điều đó thể hiện vị trí quan trọng của ngân sách nhà nước với tư cách là một công cụ tài chính vĩ mô sắc bén, nhạy cảm, hiệu quả để Nhà nước can thiệp, điều chỉnh nền kinh tế. Do đó, Nhà nước cần phải nắm chắc cơ chế tác động của thu, chi ngân sách đối với kinh tế thông qua nhận thức đầy đủ làm chủ cơ chế tác động của hiệu ứng kích thích kinh tế của ngân sách nhà nước để phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng, ổn định điều khiển kinh tế vĩ mô của ngân sách nhà nước. 1.2 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY [...]... định: huyện là một cấp chính quyền có hgân sách, ngân sách huyện là một bộ phận hợp thành ngân sách địa phương thuộc hệ thống ngân sách nhà nước Như vậy, ngân sách huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn huyện Khảo sát quá trình hình thành ngân sách huyện, ta có thể thấy ngân sách huyện từ một cấp dự toán đã trở thành một cấp ngân sách. .. của ngân sách nhà nước huyện 1.2.3.l Nội dung thu ngân sách huyện Đây là quá trình tạo lập, hình thành ngân sách huyện, đóng vai trò quan trọng, quyết định đến khâu sau: chi ngân sách Để đảm bảo nguồn thu cho ngân sách cần phải có chính sách thu hợp hiệu quả Chính sách thu Ngân sách là tập hợp các biện pháp, chủ trương nhằm huy động nguồn thu vào cho ngân sách nhà nước 1.2.3.1.1 Vị trí của chính sách. .. pháp thực hiện các kiến nghị cần thiết đối với các cấp có thẩm quyền 1.2.4.2 Tổ chức thu Ngân sách Huyện Căn cứ tờ khai thuế các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp Ngân sách, cơ quan thu kiểm tra, xác định số thuế các khoản phải nộp Ngân sách ra thông báo thu Ngân sách gửi đối tượng nộp Nếu hết thời hạn nộp tiền trong thông báo thu Ngân sách mà... hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước * Đặc điểm chi Ngân sách Huyện Với tư cách là một quá trình sử dụng quỹ NSNN, chi Ngân sách huyện có các đặc điểm sau: Một là, chi tiêu Ngân sách luôn gắn liền với các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong mỗi thời kỳ Đặc điểm này có thể nhìn ra từ vai trò của Ngân sách bản chất Ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước. .. *Kế toán quyết toán Ngân sách Huyện Các cơ quan quản Ngân sách Huyện, các đơn vị dự toán có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán Ngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập quyết toán thu chi Ngân sách, tổng hợp báo cáo quyết toán Ngân sách *Tổ chức bộ máy kế toán Ngân sách Đơn vị dự toán cấp chính quyền, phải tổ chức bộ máy kế toán Ngân sách Những cán bộ làm công tác kế toán phải được... chi Ngân sách Huyện trình UBND huyện để gửi Sở tài chính - Vật giá HĐND Huyện phê chuẩn Trường hợp báo cáo quyết toán năm do HĐND Huyện phê chuẩn có thay đổi so với quuết toán năm do UBND Huyện đã gửi Sở tài chính - Vật giá thì UBND Huyện phải báo cáo bổ sung, điều chỉnh gửi Sở tài chính - Vật giá 1.2.4.3 Sự cần thiết của công tác quản Ngân sách Huyện Ngân sách Huyện là thuộc về chính quyền Huyện, ... mà tổ chức, cá nhân vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thì cơ quan thu được quyền yêu cầu Ngân Hàng hoặc Kho Bạc Nhà nước trích số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân đó để nộp Ngân sách hoặc áp dụng các biện pháp tài chính khác để thu Ngân sách Phương thức thu ngân sách nhà nước: Toàn bộ các khoản thu của ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước trừ các khoản dưới đây do cơ... Ngân sách khổng lồ Nhưng trong khi Nhà nước đang chắt chiu từng đồng thì ở một số đơn vị việc sử dụng Ngân sách vẫn lãng phí, sai phạm Do vậy, đòi hỏi Ngân sách Huyện, với tư cách là Ngân sách của các đơn vị cơ sở cần phải quản chặt chẽ, cấp phát đúng chính sách, chế độ, hạn mức làm sao cho bộ máy Nhà nước hoạt động tốt mà vẫn tiết kiệm, hiệu quả Trong các chức năng của Nhà nước, chức năng đảm bảo... quyền lực của Nhà nước, nhằm bảo vệ ý chí của Nhà nước, tạo điều kiện an toàn để Huyện phát triển mọi mặt Để đảm bảo cho chức năng đặc biệt này, Ngân sách Huyện cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, có các khoản dự phòng hợp 1.2.2. 2Ngân sách Huyện công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định kinh tế Để thực hiện tốt chiến lược kinh tế - tài chính của cấp tỉnh, cấp trung ương, cấp Huyện cần phải sử dụng... hạn trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp huyện về quản tài chính, ngân sách Nghị quyết có quy định các khoản thu, chi ngân sách huyện Ngày 19 /11 /1983, HĐBT ra Nghị quyết số 138 / HĐBT về cải tiến phân cấp ngân sách địa phương, nói rõ hơn quyền hạn trách nhiệm của ngân sách huyện Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản của Nhà . NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC HUYỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 1.1NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1: Khái niệm ngân. vĩ mô của ngân sách nhà nước. 1.2 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 1.2.1

Ngày đăng: 18/10/2013, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan