Điều kiện kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long ở huyện Ba Chẽ Quảng Ninh (Trang 44 - 47)

4. Bố cục của luận văn

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ

3.1.2.1. Đất đai, tài nguyên rừng, lao động

* Đất đai:

Ba Chẽ có diện tích tự nhiên 60.855,56 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp, lâm nghiệp: 56.718,95 ha:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 1.358,87 ha; + Đất lâm nghiệp: 55.307,91 ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 48,97 ha; + Đất nông nghiệp khác: 3,2 ha; - Đất phi nông nghiệp: 1.427,48 ha;

- Đất chưa sử dụng: 2.709,13 ha (trong đó: Đất bằng chưa sử dụng: 785,79 ha; Đất đồi chưa sử dụng: 1.923,34 ha).

* Tài nguyên rừng:

- Diện tích đất lâm nghiệp: 55.307,91, trong đó: Diện tích đất rừng sản xuất: 46.991,77 ha; Đất rừng phòng hộ:8.316,14 ha.

- Diện tích rừng các loại: 39.972,65 ha, trong đó: Rừng giao cho các tổ chức, doanh nghiệp: 14.794,67 ha; Rừng giao cho hộ cá nhân, gia đình: 25.177,98 ha (tính đến năm 2013). Tỷ lệ che phủ rừng năm đạt 53%.

*Dân số, lao động

Dân số toàn huyện có 4.316 hộ; gồm 19.580 nhân khẩu, 11.463 lao động (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010). Khu vực nông thôn dân số có 3.228 hộ; 15.443 khẩu, 8.793 lao động. Mật độ dân số trung bình 30 người/km2, thấp nhất là xã Thanh Sơn (13 người/km2); tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên toàn huyện là 1,68% (khu vực nông thôn 1.85%, thành thị 1,04%); bình quân 4,5 khẩu/hộ.

3.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật có vị trí hết sức quan trọng trong bất cứ nền sản xuất nào. Việc trang bị đầy đủ hợp lý cơ sở vật chất có ý nghĩa to lớn đến việc phát triển sản xuất, giảm nhẹ sức lao động cho người nông dân, làm tăng năng suất lao động, góp phần cải thiện nền sản xuất, củng cố và hoàn thiện mối quan hệ sản xuất trong quá trình sản xuất hàng hoá.

* Giao thông: Trước đây Huyện Ba Chẽ chỉ có một con đường vào huyện đó là đường tỉnh lộ 330 nối từ km 197quốc lộ 18, trải theo chiều dài 65 km đi qua hầu hết các xã của huyện. Từ năm 2013 đã mở 2 thyến đường mới nối với quốc lộ 18: tuyến đường 330 nối từ Mông Dương vào huyện dài 30 km và tuyến đường từ cầu Ba Chẽ trên QL 18 chạy dọc sông Ba Chẽ vào huyện dài 14 km. Tất cả các xã và hầu hết các thôn bản đều có đường ô tô được cứng hóa. Điều đó tạo điều kiện thuuaanj lợi phát triển kinh tế xã hội.

* Thuỷ lợi: Những năm qua bằng nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ và ngân sách địa phương, huyện Ba Chẽ đã xây dựng một số tuyến mương và đập dâng nước tưới cho khoảng 40% diện tích canh tác nông nghiệp.

Đối với nước sinh hoạt nông thôn và vùng cao: tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án nước sạch nông thôn như. Đến nay tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh ước đạt 88%, phấn đấu đến năm 2013 tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh là 95% .

* Điện: Hiện nay có 100% các thôn đều có lưới điện quốc gia.

* Hệ thống văn hoá thông tin và phát thanh - truyền hình: Toàn bộ 8/8 xã, thị trấn của huyện đều có điện thoại cố định và phủ sóng di động. Năm

2012 toàn huyện có mật độ 23 máy/100 dân. Hệ thống thông tin liên lạc đã đảm bảo kịp thời những thông tin về kinh tế, văn hoá cũng như việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đời sống văn hoá ở cơ sở được quan tâm, phong trào văn hoá văn nghệ được phát triển rộng khắp, đặc biệt là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá trong các khu dân cư. Năm 2012, toàn huyện có 75/75 khu dân cư có nhà văn hóa cơ bản đạt chuẩn.

Hệ thống phát thanh truyền hình được củng cố và phát triển; 5 trạm thu phát lại truyền hình nâng tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90%; 75 cụm truyền thanh và phát sóng FM tại các xã nâng tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 95% .

* Hệ thống giáo dục, y tế: Trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, ngành giáo dục của huyện đã mở rộng quy mô phát triển các ngành học, bậc học cả vùng thấp và vùng cao. Huyện đật chuẩn phổ cập giáo dục các cấp học từ mẫu giáo đến tiểu học và trung học cơ sở, đang phấn đấu đạt phổ cập bậc trung học phổ thông vào năm 2020.

Công tác chăm lo sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được chú trọng, 100% các xã thị trấn đều có trạm y tế khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2012, trên địa bàn huyện có 1bệnh viện 60 giường.

* Hệ thống chợ: Các tụ điểm thương mại được hình thành, nhiều chợ nông thôn được xây dựng, ngoài chợ huyện tại thị trấn, 4/8 xã có chợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi các nông sản phẩm sản xuất ra.

Nhìn chung, hiện trạng đô thị của huyện Ba Chẽ là quy mô nhỏ (loại 5) tốc độ đô thị hoá diễn ra chậm, kinh tế chưa phát triển. Ngoài công nghiệp 1 nhà máy chế biến tre thành giấy mã xuất khẩu, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ thương mại tuy được hình thành nhưng quy mô nhỏ

bé. Kết cấu hạ tầng kinh tế tuy đã được đầu tư xây dựng, song chưa cập với yêu cầu của xu thế hội nhập và giao lưu kinh tế hiện nay. Các chỉ số bình quân tiêu dùng của dân cư đô thị như: Điện, đường, nước sinh hoạt, hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại) và mức hưởng thụ văn hoá chưa cao. Để cho các đô thị của huyện trở thành vệ tinh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, cần cố sự quan tâm đầu tư của nhà nước để phát vtriển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng các công trình công cộng phúc lợi khác .

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long ở huyện Ba Chẽ Quảng Ninh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)