4. Bố cục của luận văn
3.1.4.1. Tiềm năng phát triển kinh tế
- Phát triển sản xuất ngành lâm nghiệp gắn với chế biển sản phẩm từ gỗ rừng trồng, phát huy lợi thế của địa phương, tận dụng và khai thác tối đa diện tích đất rừng sản xuất, trên cơ sở đầu tư xây dựng mới các đầu mối giao thông để phục vụ cho việc trồng và khai thác gỗ rừng trồng, góp phần tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng thu nhập cho người lao động, đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ đạo của địa phương.
- Phát triển trồng trọt đảm bảo an ninh lương thực và dư thừa phục vụ chăn nuôi.
Tận dụng điều kiện thuận lợi phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao phù hợp địa bàn như: Trồng Mía tím, Thanh Long, Ba kích, tre mai lấy măng, các cây dược liệu dưới tán rừng ( địa liền, hương bài, nhân trần…)
- Phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc theo phương thức bán chăn thả và chăn nuôi động vật hoang dã, tận dụng sản phẩm nông nghiệp vào chăn nuôi, khai thác diện tích đất bằng chưa sử dụng để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi nông hộ và kinh tế trang trại, giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên nông thôn, phù hợp với điều kiện dân sinh kinh tế và tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc.
- Phát triển ngành khai thác vật liệu xây dựng, khai thác mỏ đá xẻ ở thôn Bắc Cáy, quy hoạch và phát triển các lò gạch tuynen có chất lượng tốt tại thôn Tân Tiến, Làng Mô (Đồn Đạc), khai thác mỏ đất sét làm gốm sứ ở các thôn Cái Gian, Sơn Hải và Làng Mới (Nam Sơn) gắn với bảo vệ tốt môi trường sinh thái nông thôn.
3.1.4.2. Tiềm năng phát triển văn hoá - xã hội
- Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, khuyến khích phát triển các trò chơi thể thao dân tộc truyền thống, phục vụ mùa lễ hội hàng năm. Tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá như: Lễ hội Đình Làng Dạ, phục dựng di tích cách mạng Khe Lao, di tích Miếu Ông, Miếu Bà, xây dựng Bia tưởng niệm chiến thắng Cổ ngựa (xã Nam Sơn).
- Xây dựng và phát huy giá trị các điểm có thể khai thác tiềm năng du lịch sinh thái như: Thác Chúc, Khe Lạnh (xã Thanh Sơn), Đá Lợn, Khe O (xã Đồn Đạc), Thác Choòng, Thảo nguyên xanh (Đạp Thanh), Đèo Giang (Lương Mông), Khe Lào, Khe Xoong (Thanh Lâm)...