Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất Thanhlong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long ở huyện Ba Chẽ Quảng Ninh (Trang 30 - 34)

4. Bố cục của luận văn

1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất Thanhlong

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước.

Thanh long đã trồng ở nhiều tỉnh thành phố trong cả nước. Tập trung ở tỉnh Bình Thuận, tỉnh Tiền Giang, Tỉnh Long An...Một số tỉnh, thành phố ở Miền Bắc cũng đã trồng Thanh long có hiệu quả như: Thái Bình, Hà Nội... Việt Nam hiện nay là nước ở Đông Nam Á có trồng Thanh long tương đối tập trung trên quy mô thương mại.

Theo số liệu thống kê, hiện nay trái thanh long Việt Nam hiện đã có mặt trên khoảng 35 nước trên thế giới. Đặc biệt, tại châu Á, trái thanh long Việt Nam chiếm lĩnh gần như toàn thị trường Trung Quốc. Và ở thị trường EU, cũng đã chiếm gần 40% thị phần. Loại trái này cũng đang chinh phục những thị trường khó tính khác như Nhật, Mỹ...

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thanh long chính của ViệtNam với gần 80% thị phần.

Theo Vinafriut, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau, củ, quả của Việt Nam là 800 triệu đô la Mỹ, tăng 100 triệu đô la Mỹ so với kế hoạch mà Bộ Công Thương đưa ra từ đầu năm 2012.

Trong 218 triệu đô la Mỹ mà Trung Quốc bỏ ra để nhập khẩu rau, quả từ Việt Nam thì khoảng 60% là dùng để nhập Thanh long, còn lại là các mặt hàng rau, quả khác.

- Tỉnh Bình Thuận đã quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích trồng thanh long toàn tỉnh là 15.000 ha, song đến nay người dân đã trồng lên tới trên 19.085 ha (với 16.000 hộ trồng). Sản lượng Thanh long toàn tỉnh vào năm 2012là 360.000 tấn. Tỉnh Bình Thuận, nơi được coi là thủ phủ của thanh long Việt Nam, đến nay, qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, đã có 202 tổ hợp tác và hơn 5.212 hộ sản xuất thanh long được cấp chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Cuối năm 2011, đã đưa diện tích sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn VietGAP lên 7.000 ha. Song song đó, định hướng của UBND tỉnh trong thời gian tới phải ưu tiên, dồn sức, tập trung phát triển thanh long theo hướng an toàn VietGAP để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Bình Thuận đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 100% diện tích Thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, Trưởng Bộ môn kỹ thuật canh tác (Viện Cây ăn quả miền Nam), việc sản xuất Thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP có ý nghĩa quan trọng, nhất là làm thay đổi tập quán canh tác của nông dân. Bởi ngoài việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, bà con còn được huấn luyện ý thức kỷ luật, ý thức về môi trường, tính cộng đồng, ý thức gắn kết trách nhiệm đối với sản phẩm mình sản xuất.

- Tỉnh Tiền Giang Thanh long được xác định là 1 trong 7 chủng loại cây ăn trái đặc sản có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang, đồng thời đang tiếp tục được đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng và vị thế trên thị trường. Tiền Giang hiện có hơn 2.500ha thanh long, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Chợ Gạo, cho năng suất trên 40 tấn/ha/năm. Tỉnh Tiền Giang đang triển khai đề án mở rộng vùng chuyên canh thanh long lên 5.000ha vào năm 2015.

- Tỉnh Trà Vinh: Trong những năm gần đây, nông dân Trà Vinh đã đưa cây Thanh long ruột đỏ về trồng thử nghiệm thành công, mở ra hướng làm kinh tế mới, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Cây thanh long ruột đỏ như một luồng gió mới đang làm thay đổi diện mạo sản xuất nông nghiệp ở vùng đất này.

Trước đây, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và thường xuyên sử dụng các giống cây truyền thống nên hiệu quả kinh tế không cao. Để thay đổi phương thức canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân, chính quyền địa phương đã vận động nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn bằng những loại cây, con giống có giá trị kinh tế cao.

Trong đó, cây Thanh long ruột đỏ là loài cây trồng được đánh giá là phù hợp với điều kiện của địa phương và cho hiệu quả cao. Đến nay, toàn tỉnh

đã phát triển được hơn 60 ha diện tích trồng thanh long ruột đỏ. Ruột trái màu đỏ, khi thưởng thức có mùi vị thơm và ngọt đậm, đặc trưng, vỏ mỏng hơn trái thanh long thường nên thanh long ruột đỏ được ưa chuộng. Theo kinh nghiệm trồng của một số hộ nông dân, cây thanh long ruột đỏ rất dễ trồng, cây lại cho trái quanh năm, trung bình mỗi cây cho 15 - 20 trái/đợt, mỗi trái nặng từ 400g trở lên. Từ năm thứ ba trở đi thanh long ruột đỏ cho năng suất từ 40 đến 45 tấn/ha, trong khi thanh long ruột trắng chỉ cho năng suất từ 30 đến 40 tấn/ha.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long ở huyện Ba Chẽ Quảng Ninh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)