1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIỚI THIỆU VỀ CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

11 1,1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 24,11 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI I.. CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ C

Trang 1

GIỚI THIỆU VỀ CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

I CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

1 Chức năng

Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/ AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật

2 Nhiệm vụ

Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có nhiệm vụ

 Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ

a) Chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS;

b) Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS; c) Chương trình, kế hoạch, chế độ, chính sách và giải pháp:

- Phòng ngừa tệ nạn mại dâm;

- Cai nghiện, phục hồi và quản lý người sau cai nghiện ma túy tại các

cơ sở tập trung và cộng đồng;

- Phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS cho các đối tượng theo quy định;

- Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về;

d) Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục lao động xã hội ( cơ sở quản lý người nghiệm ma tuý, người bán dâm, người sau cai

Trang 2

nghiện ma tuý);

đ) Điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục lao động xã hội; thủ tục nhận đối tượng vào cơ sở giáo dục lao động xã hội và từ cơ sở giáo dục lao động xã hội về gia đình, cộng đồng;

e) Thẩm định việc cấp, thu hồi giấy phép của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;

g) Quy trình, nội dung, chương trình giáo dục, dạy nghề; tạo việc làm, lao động sản xuất; hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện, tái phạm cho các đối tượng;

h) Chính sách xã hội hóa hoạt động cai nghiện ma túy

 Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về hỗ trợ hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện

ma túy và phòng, chống HIV/AIDS; tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo phân công của Bộ

 Thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của Bộ

 Giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ Thường trực về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn mại dâm của Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn

ma túy, mại dâm; thực hiện nhiệm vụ thường trực về công tác phòng chống HIV/AIDS và công tác phòng chống tội phạm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

 Tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức chuyên ngành, chế độ chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức trong lĩnh vực được phân công; tiêu chí xếp hạng, định mức biên chế đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý;

 Tổ chức cập nhật, thống kê đối tượng quản lý theo sự phân công của Bộ

 Thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo phân công của Bộ

 Sơ kết, tổng kết, đánh giá, nhân rộng các phong trào, mô hình tiên tiến;

Trang 3

báo cáo định kỳ và đột xuất trong lĩnh vực được phân công.

 Quản lý cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao

3 Cơ cấu tổ chức của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội

Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng giúp việc;

Các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc gồm:

- Phòng Chính sách 05;

- Phòng Chính sách 06;

- Phòng Tuyên truyền;

- Phòng Tổ chức cán bộ;

- Văn phòng

II HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC- LAO ĐỘNG XÃ HỘI

1 Vai trò, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội

1.1 Vai trò ,nhiệm vụ

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội là đơn vị được thành lập và tổ chức hoạt động theo Nghị định số 135/2004/NĐ - CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;

Học viên đang cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm mắc lao, nhiễm HIV hoặc mắc STD không bị phân biệt đối xử; được giữ bí mật về bệnh tật; được

Trang 4

quản lý, chăm sóc, tư vấn và chữa trị phù hợp với điều kiện tổ chức, quản lý của Trung tâm

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội là nơi chữa trị, học tập và lao động phục hồi đối với người nghiện ma túy, người bán dâm bị xử lý bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh; người nghiện ma túy và người bán dâm là người chưa thành niên và người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội có chức năng, nhiệm vụ:

- Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khoẻ cho người vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; tổ chức lao động trị liệu, lao động sản xuất cho người vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; tổ chức học tập, giáo dục, dạy nghề; bảo đảm các điều kiện vật chất, sinh hoạt tinh thần cho họ

- Nghiên cứu thực nghiệm mô hình, quy trình chữa trị, cai nghiện, phục hồi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và nhân viên của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội

- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định; giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức quản lý, chữa bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp cho người vào Trung tâm

1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội bao gồm:

Ban giám đốc gồm có: Giám đốc; Các Phó giám đốc

Tùy theo quy mô tổ chức, số lượng, đặc điểm, tính chất của người bị đưa vào Trung tâm và đặc thù của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cần thiết

Phân khu trong Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội

Trang 5

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tổ chức khu vực dành riêng cho những đối tượng sau:

a) Phụ nữ;

b) Người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;

c) Người đã tái phạm nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự;

d) Người chưa thành niên

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải có nơi tiếp nhận đối tượng, nơi khám, chữa bệnh, học tập, dạy nghề, lao động, nơi ăn ở, sinh hoạt văn hoá thể thao đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội có phòng kỷ luật để giáo dục những đối tượng có hành vi chống đối người thi hành công vụ và các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác

Các cấp độ của hệ thống Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội Hệ thống Trung tâm tại Việt Nam bao gồm các cấp độ như sau:

+ Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (Cơ quan quản lý Nhà nước ) chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hệ thống Trung tâm đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc

+ Các Trung tâm tại 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ 3 tỉnh, thành phố trên);

2 Điều kiện thành lập của trung tâm

Thành lập, giải thể Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội được thành lập theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục

Trang 6

-Lao động xã hội Việc thành lập, giải thể phải báo cáo bằng văn bản về Bộ -Lao động - Thương binh và Xã hội

Những địa phương có số lượng ít người nghiện ma túy, người bán dâm có thể gửi đối tượng đến Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội của địa phương khác trên cơ sở thoả thuận giữa địa phương nơi gửi và nơi nhận

III SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG

XÃ HỘI

1 Thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm và nghiện ma túy hiện nay

1.1 Thực trạng nghiện ma túy

a Về số lượng người nghiện ma túy

Theo thống kê báo cáo của các địa phương, tính đến hết tháng 8/2008 cả nước có 132.651 người nghiện có hồ sơ quản lý tăng 69.323 người (49%) so với năm 2000 (chưa tính 30.049 người nghiện tại các Trại giam, Cơ sở Giáo dục, Trường Giáo dưỡng hiện do Bộ Công an quản lý, từ năm 2001 đến nay các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng đã tổ chức 624 lớp điều trị, cai nghiện cho 30.136 đối tượng nghiện ma tuý Ngoài việc thực hiện tốt công tác chăm sóc y tế, nâng đỡ cơ thể, tuyên truyền giáo dục cho số đối tượng nghiện, đã tổ chức 1.387 lớp học khai báo tố giác do 42.625 đối tượng và đã thu được 8.312 nguồn tin có giá trị phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, giáo dục phòng, chống ma tuý trong các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và đấu tranh phòng chống ma tuý ngoài xã hội Tuy nhiên, số phạm nhân, trại viên nghiện ma tuý vào các trại giam, cơ sở giáo dục ngày càng tăng nhanh, phần lớn

cơ thể bị suy kiệt, phát sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm như: Bệnh lao, bệnh viên gan B, C Đặc biệt tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS rất cao “trên 80%”)

Đến nay, toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố, 90% quận, huyện và 58% xã, phường, thị trấn có người nghiện ma tuý Một số địa phương có số người nghiện

Trang 7

tính trên 100.000 dân rất cao như Điện Biên 1.120 người, Lai Châu 1.173 người, Sơn La 916 người, Thái Nguyên 574 người…

b Đặc điểm tình hình nghiện ma tuý:

- Người nghiện ma túy có độ tuổi ngày càng trẻ, năm 2005 số người nghiện dưới 30 tuổi chiếm 45%, năm 2008 là 60,7% nay tăng lên 68,3% Tỷ lệ nữ nghiện ma túy đang có xu hướng gia tăng, năm 2005 chiếm 3,1% trong tổng số ngưòi nghiện, năm 2001 chiếm 4,5% và đến nay là 5,6% Trong số phụ nữ nghiện ma túy có 60% thường xuyên hoạt động mại dâm và 50% nhiễm HIV đang là một trong những nguyên nhân làm lây truyền HIV/AIDS ra cộng đồng xã hội

- Tỷ lệ người nghiện ma tuý sử dụng qua đường tiêm chích ngày một tăng (năm 1996 chỉ có 7,6% trong tổng số người nghiện, năm 2001 là 46,4% và đến nay đã tăng lên 86,3%, đây là nguyên nhân chủ yếu làm lây truyền HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác Một số địa phương có tỷ lệ tiêm chích ma tuý rất cao như Hải Phòng 91%, Hải Dương 78%, Quảng Ninh 82%…)

- Người nghiện ma tuý, người bán dâm 35- 40% tiền án, tiền sự (có cơ sở 50

- 60%); đối tượng nhiễm HIV/AIDS từ 30 - 40% có Trung tâm lên tới 60% đa số sức khoẻ yếu phát sinh nhiều bệnh cơ hội: lao, viêm gan B, zô-na, tim mạch,

hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, thần kinh, xương khớp,… 20 - 30% đã chuyển sang giai đoạn AIDS; từ 65 - 70% học viên là người trẻ dưới 30 tuổi, đặc biệt có tới 5% dưới 18 tuổi như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sơn La, Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hoá ; trình độ học vấn thấp (thậm chí mù chữ), tiếp thu chậm, khả năng nhận thức hạn chế, trí nhớ giảm, qua khảo sát có từ 35 - 42% rối loạn tâm thần (Tổ chức Y tế thế giới xem người nghiện ma tuý là bệnh mãn tính làm thay đổi hành vi và dẫn đến sao nhãng những thói quen, tập tính tốt đẹp của con người) Do vậy, ý thức học tập rèn luyện kém, chống đối chấp hành nội quy, kỷ luật, thậm chí né tránh lao động

c Tình hình buôn bán ma tuý vẫn diễn ra hết sức phức tạp:

Trang 8

Do lợi nhuận cao, các đường dây buôn bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia, liên tỉnh cũng như mạng lưới bán lẻ ma tuý, tổ chức sử dụng ma tuý vẫn chưa bị triệt phá cơ bản Bên cạnh đó, các loại ma tuý tổng hợp xuất hiện ngày một nhiều, bọn buôn bán ma tuý dùng mọi thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ thanh, thiếu niên cũng như người nghiện sau cai ma tuý vào con đường nghiện hoặc tái nghiện, thậm chí tiếp tay buôn bán lẻ ma túy để có tiền mua ma túy sử dụng

2 Thực trạng tệ nạn mại dâm

a Tình hình

Trong những năm qua, mặc dù các bộ ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống mại dâm nhưng tệ nạn này vẫn diễn ra phức tạp, có thể nêu lên một số điểm chính như sau:

- Hiện nay, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 15.315 người, số ước tính 35.000 người, mại dâm hoạt động trên tất cả các tỉnh, thành phố, các khu vực, trong đó tập trung ở địa bàn đô thị, khu du lịch

- Mại dâm hoạt động dưới nhiều hình thức, gái mại dâm chào mời khách ở nơi công cộng, khiêu gợi tình dục, môi giới mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các cơ sở lưu trú, gái mại dâm đi theo các tour du lịch trong và ngoài nước Hiện tượng mại dâm nơi công cộng có chiều hướng giảm nhưng mại dâm trong các khách sạn liên doanh nước ngoài gia tăng thông qua các đường dây có tổ chức từ khâu bố trí sẵn tiếp viên khêu gợi tình dục với khách, môi giới, thu xếp phòng ngủ đến cách phân chia lợi ích và tạo chứng cứ ngoại phạm Hình thức hoạt động phổ biến là môi giới mại dâm tại các cơ sở karaoke, vũ trường, và hẹn hò bán dâm tại các cơ sở lưu trú như nhà khách, nhà nghỉ, khách sạn Gần đây, hiện tượng bán dâm thông qua các đường dây gái gọi sử dụng điện thoại di động, lập các trang web đang trở thành cách thức thuận lợi và rất khó kiểm soát Hàng năm, lực lượng Công an ở các cấp triệt phá trên 1.300 vụ hoạt động mại dâm có tổ chức và xử lý tránh nhiệm hình sự Hiện còn tồn tại gần

200 tụ điểm mại dâm công cộng tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn

b Đặc điểm người bán dâm:

Trang 9

Trong những năm gần đây, độ tuổi người bán dâm có xu hướng trẻ hơn trước, số dưới 18 tuổi năm 1997 là 12%, năm 2007 là 17,5% Trình độ văn hóa của người bán dâm có tăng lên, năm 2001 là 5,9% người có văn hóa cấp 3, năm

2007 là 8% Nhìn chung, trình độ văn hóa thấp, khoảng 80% văn hóa cấp 1 và cấp 2, 10% mù chữ Phụ nữ bán dâm xuất thân từ thành phố có xu hướng gia tăng, trước năm 2005 khoảng 25%, năm 2007 – 2008 là 40% Trên 50% đã bị bắt từ 2 – 4 lần trở lên Số phụ nữ không có nghề nghiệp trước khi bán dâm có

xu hướng giảm, các năm 2000 – 2003 là 70%, đến nay là 50% Số có nghề trước khi bán dâm có 15% làm ruộng, buôn bán nhỏ là 18,5%, công nhân 8,6% Động cơ làm mại dâm để kiếm được nhiều tiền hơn có chiều hướng tăng thay vì trước năm 2000 chủ yếu do nghèo đói (theo điều tra 200 đối tượng năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh, 74% cho rằng bán dâm do dễ kiếm tiền hơn nhiều công việc khác) Hầu hết người bán dâm có thu nhập trên 2 triệu đồng/ tháng, một số có thu nhập cao hơn

Trong số đối tượng vào Trung tâm chiếm tới 30% nghiện ma túy và nhiễm HIV Hầu hết đều mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) Số đã có con chiếm 39% Trên 70% đối tượng cho rằng sẽ từ bỏ mại dâm nếu có việc làm ổn định, kinh tế không còn khó khăn và có tổ ấm gia đình Hầu hết người bán dâm đều coi bán dâm không phải là công việc xấu, dự định làm một số năm rồi

bỏ Hầu hết đều có tâm trạng không ổn định, phần đông đối tượng bán dâm từ 4 – 6 năm, sau đó một số ít trở thành môi giới, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ có liên quan đến mại dâm, buôn bán nhỏ

2 Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội

Thứ nhất là tình hình tệ nạn ma túy ,mại dâm ngày càng phát triển nhanh chóng và trở thành quốc nạn Ở Việt Nam tính trung bình trong 12 năm qua số

người nghiện ma túy tăng 5.6% (Năm 1996 la 65.000 người nghiện ,năm 2008 là 169.000 người nghiện ), tệ nạn mại dâm vẫn diễn ra phức tạp ,số người bán

Trang 10

dâm ước tính là 35.000 người Trước tình hình đó thì các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục – Lao động Xã hội với chức năng là nơi chữa trị, học tập và lao động phục hồi đối với người nghiện ma túy, người bán dâm đóng vai trò ngày càng quan trọng

Thứ hai là tình hiệu quả của các Trung tâm Chữa bệnh Ở nước ta cũng

như nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, mặc dù có nhiều hình thức, phương pháp cai nghiên khác nhau nhưng hệ thống Trung tâm cai nghiện , đặc biệt là các Trung tâm cai nghiện bắt buộc của nhà nước luôn luôn đóng vai trò chủ đạo trong mỗi quốc gia

Việc tăng tỉ lệ người được cai nghiện ở các Trung tâm cai nghiện, ngoài các lý do như công suất hệ thống Trung tâm cai nghiện được nâng lên nhanh chóng, chính sách nhà nước mở rộng đối tượng cai nghiện ở Trung tâm (cai bắt buộc, cai tự nguyện, cai cả đối tượng từ 12-18 tuổi (bổ sung so với trước đây)… thì nguyên nhân quan trọng nhất chính là vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hệ thống Trung tâm cai nghiện trong hệ thống các hình thức cai nghiện ngày càng được khẳng định

Thứ ba là mạng lưới các trung tâm chữa bệnh chưa đáp ứng đủ về chất lượng do chưa được đầu tư nâng cấp Hiện nay, Chương trình phòng chống ma

tuý là chương trình mục tiêu, không phải là Chương trình Quốc gia, kinh phí hỗ trợ cho công tác cai nghiện, phục hồi được đưa vào nhiệm vụ chi thường xuyên nên kinh phí dành cho cai nghiện của các tỉnh gặp nhiều khó khăn Chưa có cơ chế đầu tư, chính sách đặc thù dành cho đối tượng và cán bộ làm công tác cai nghiện Về tình trạng nhà cửa thì ngoài một số Trung tâm được xây dựng mới đảm bảo quản lý tốt đối tượng như Thanh Hoá, Nghệ An,… còn lại số Trung tâm nhà cửa xuống cấp, kiến trúc bất hợp lý do được chuyển giao mục đích sử dụng từ khu chăn nuôi, bảo trợ xã hội, trại giam…, không có điều kiện phân khu riêng biệt cho từng loại đối tượng, không đủ diện tích cho đối tượng ở và công tác quản lý Về trang thiết bị dạy nghề ,lao động sản xuất ,y tế cũng được đầu

tư ít Điều kiện ở, trang thiết bị thiếu dẫn đến cai nghiện, chữa trị đạt hiệu quả

Ngày đăng: 18/10/2013, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w