SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC FCHO, SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC, NƯỚC TA, HIỆN NAY
Trang 1CHƯƠNG 1:
SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC FCHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY.
1.1 Vai trò của sự nghiệp giáo dục trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
1.1.1 Vài nét về sự nghiệp giáo dục.
Theo nghĩa rộng, giáo dục là sự truyền đạt kinh nghiệm, trí tuệ của thế
hệ trước cho thế hệ sau những kinh nghiệm sản xuất, đời sống, sinh hoạt.Theo nghĩa hẹp, giáo dục trang bị những kiến thức và hình thành nhân cáchcon người Giáo dục không phải sự áp đặt khuôn mẫu, càng không phải ngănchặn sự nảy sinh các nhu cầu mà thông qua giáo dục để khơi dậy các nhu cầuchân chính, những khát vọng và những hoài bão
Giáo dục được coi là hoạt động sản xuất đặc biệt trong tất cả các hoạtđộng bởi đầu vào là con người và đầu ra cũng là con người nhưng với đầy đủkiến thức, năng lực, hành vi, ý thức Thông qua giáo dục để phát triển trí tuệ,rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao năng lực của con người Sự nghiệp giáo dụcđược chia ra làm nhiều năm liên tục với nhiều cấp bậc học khác nhau phù hợpvới trình độ tư duy và khả năng nhận thức của con người trong từng giai đoạn
cụ thể ở nước ta sự nghiệp giáo dục được chia ra làm các giai đoạn:
- Giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo
- Giáo dục phổ thông bao gồm bậc tiểu học, phổ thông cơ sở(cấp II) vàphổ thông trung học( cấp III)
- Giáo dục nghề nghiệp bao gồm trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
- Giáo dục đại học bao gồm trình độ cao đẳng và trình độ đại học
- Giáo dục sau đại học bao gồm trình độ thạc sỹ và trình độ tiến sỹ.Nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực đang có những bước pháttriển không ngừng, để nhanh chóng hoà nhập được thì đòi hỏi triình độ và
Trang 2năng lực cá nhân của con người Việt Nam Vì vậy, sự nghiệp giáo dục phải lànền móng, cá nhân phát triển toàn diện mới đưa đất nước hoà mình vào sựphát triển chung của các nước trên thế giới
1.1.2 Vai trò của sự nghiệp giáo dục trong quá trình phát triển kinh
tế-xã hội.
Giáo dục hết sức cần thiết đối với sự phát triển của xã hội và tăngtrưởng kinh tế Không có một xã hội văn minh, kinh tế phát triển nếu không
có một nguồn nhân lực phát triển cả về thể lực lẫn trí lực
Nghị quyết Đại hội Đảng IX luôn coi: “Giáo dục- đào tạo và khoa họccông nghệ là quốc sách hàng đầu” Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàndân đòi hỏi các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm, tạo điều kiện giúp cho sự nghiệp giáo dục phát triển
Để đánh giá sự tiến bộ về văn hoá xã hội ngày nay người ta dựa trêncác chỉ tiêu cơ bản như: thu nhập, tuổi thọ, trình độ giáo dục Các nước trênthế giới đều ý thức được rằng giáo dục- đào tạo không chỉ là phúc lợi xã hội,
mà thực sự là đòn bẩy phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững Quốc gianào có giáo dục- đào tạo tốt, trình độ cao thì đạt được năng suất, chất lượng,hiệu quả cao, ngược lại nạn thất học tăng lên sẽ làm đất nước nghèo đi và lắm
tệ nạn xã hội Trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá đang mở ra trước mắt,một nền kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển thì đòi hỏi phải cónhững con người có trình độ hiểu biết thực sự Điều này đặt ra thách thức choViệt Nam bởi trình độ dân trí chưa cao, trình độ khoa học- kỹ thuật kém pháttriển, vì vậy Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục đóng vai tròthen chốt trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, làđộng lực đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo, lạc hậu, vươn lên trình độ tiêntiến của thế giới”
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH-HĐH phấn đấu đưa đất nước
ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu, tiến lên một nước có nền côngnghiệp hiện đại, nền văn hoá tiên tiến, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng
Trang 3xã hội Muốn vậy phải có đội ngũ tri thức, các nhà kinh doanh, quản lý,chuyên gia giỏi ở nhiều lĩnh vực mà nền tảng của nó là giáo dục Giáo dụcđược coi là chìa khoá tiến vào tương lai Mặt khác, để có được đội ngũ cán bộlao động có đủ năng lực tiếp cận với những công nghệ hiện đại, nhữngphương pháp quản lý tiên tiến thì giáo dục- đào tạo phải luôn đi trước mộtbước đối với các ngành kinh tế khác, giáo dục- đào tạo phải là cơ sở để tạotiền đề cho sự phát triển nền kinh tế Để làm được điều đó phải quán triệtnhững quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của sự nghiệp giáo dục- đào tạo,phải nhanh chóng khắc phục những yếu kém của sự nghiệp giáo dục- đào tạohiện nay để từ đó đảm bảo thực hiện được các mục tiêu kinh tế- xã hội.
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục- đào tạo đối với sự nghiệp phát triểnkinh tế- xã hội trong những năm qua đảng và nhà nước kêu gọi khuyến khíchtoàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục- đào tạo Nhà nước, các tổ chứckinh tế, chính trị, xã hội và toàn dân đã tập trung sức thực hiện các mục tiêu
cơ bản về giáo dục, giải quyết những vướng mắt trong từng thời kỳ, phát triểnnguồn nhân lực toàn diện đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐHcủa đất nước
Giáo dục không thể thực hiện được trong một thời gian ngắn mà là mộtquá trình gắn kết của nhiều cấp, bậc học và diễn ra trong nhiều năm Chúng tacần phát triển giáo dục trên cả ba phương diện:mở rộng quy mô, nâng caochất lượng và phát huy hiệu quả Điều đó đòi hỏi phải đưa sự nghiệp sựnghiệp giáo dục phát triển trong toàn xã hội, vào mọi ngành, mọi lĩnh vực,mọi địa phương và áp dụng cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ Trong những nămqua nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn và
là một khoản chi quan trọng của ngân sách nhà nước( NSNN) Bên cạnhnguồn vốn từ NSNN cần tăng cường huy động thêm nguồn lực trong nhândân, các tổ chức, doanh nghiệp để đầu tư vào sự nghiệp giáo dục
1.2 Chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
1.2.1 Nội dung chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
Trang 4Chi thường xuyên là quá trình phân phối, sử dụng vốn từ quỹ NSNN đểđáp ứng các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyêncủa nhà nước về quản lý kinh tế- xã hội Xét theo lĩnh vực chi thì chi thườngxuyên bao gồm:
- Chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn xã
- Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của nhà nước
- Chi cho các hoạt động quản lý hành chính nhà nước
- Chi cho quốc phòng- an ninh và trật tự xã hội
- Chi khác
Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi trong nhóm chi sựnghiệp văn xã Là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹNSNN nhằm duy trì và phát triển sự nghiệp giáo dục theo nguyên tắc khônghoàn trả trực tiếp
Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục có tính chất tích luỹ đặc biệt bởikhoản chi này là một trong những nhân tố quyết định tới tỷ lệ thất nghiệpcũng như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong tương lai Chi NSNN cho sự nghiệpgiáo dục bao gồm những nội dung chi sau:
Nhóm 1: Chi cho con người:
Đây là khoản chi cho các nhu cầu về đời sống vật chất, sinh hoạt chocán bộ, giáo viên nhằm duy trì hoạt động bình thường Các khoản chi củaNSNN thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi:
+ Lương, phụ cấp lương
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
+ Tiền thưởng
+ Phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên chức
Nhóm chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN cho hệthống giáo dục Nó đáp ứng được nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần chocán bộ giáo viên nhằm tái sản xuất sức lao động của họ, từ đó kích thích độngviên tinh thần giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 5Nhóm 2: Chi cho nghiệp vụ chuyên môn
Bao gồm các khoản chi về mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạynhư:
+ Chi trả tiền điện, nước
+ Chi phí văn phòng phẩm tại các phòng làm việc
+ Chi trả dịch vụ bưu điện
+ Chi công tác phí, hội phí
Những khoản trên tương đối ổn định và có thể định lượng được Do đókhi xây dựng dự toán thường lấy chỉ tiêu chuẩn định mức chi làm căn cứ
Nhóm 4: Chi về mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ.
Bao gồm các khoản chi về mua sắm, sửa chữa có tính ổn định khôngcao phụ thuộc vào tình trạng nhà cửa và trang thiết bị của nhà trường nênkhông thể định mức chi được Mỗi năm các đơn vị sẽ dành ra một phần trongtổng số hạn mức kinh phí được cấp để trang trải cho những chi phí này
1.2.2 Vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục.
Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục hiện nay bao gồm các nguồn:
- Từ ngân sách nhà nước
- Từ nguồn vốn đóng góp của nhân dân như: tiền học phí, tiền xây dựng
cơ bản
Trang 6- Các khoản viện trợ: từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Các nguồn khác: các trang thiết bị được biếu, tặng bởi các tổ chức,đoàn thể xã hội
Mặc dù sự nghiệp giáo dục được phát triển từ nhiều nguồn vốn khácnhau nhưng nguồn vốn từ NSNN vẫn chiếm vị trí quan trọng và tỷ trọng lớnnhất Góp phần đảm bảo ổn định chính trị, đảm bảo thực hiện công bằng xãhội, góp phần ổn định và phát triển kinh tế- xã hội Vai trò của chi NSNN cho
sự nghiệp giáo dục được thể hiện qua các khía cạnh:
- Chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển sựnghiệp giáo dục theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước.Đảng ta đã xác định giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệpxây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạngnghèo nàn, lạc hậu Do đó phần lớn nguồn kinh phí cho giáo dục được đảmbảo từ nguồn cấp phát của NSNN bởi việc duy trì, củng cố và phát triển cáchoạt động thuộc lĩnh vực này là nhiệm vụ và mục tiêu mà nhà nước phải thựchiện trong qúa trình xây dựng và phát triển kinh tế Nhà nước quyết định mứcchi cho sự nghiệp giáo dục chi tiết theo từng mục, tiểu mục chi cụ thể nhằmđảm bảo chi theo đúng dự toán, kế hoạch
- Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản đầu tư chiếm tỷ trọng lớnnhất tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng giảngdạy Đây là khoản chi hết sức cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượnggiáo dục Nếu coi đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động, học sinh là đốitượng lao động thì trang thiết bị, cơ sở vật chất chính là những công cụ laođộng Chúng gắn liền với nhau tạo thành một quy trình hoàn chỉnh không thểtách dời nhau
- NSNN chính là nguồn tai chính cơ bản đảm bảo đời sống đội ngũ cán
bộ giảng dạy, đội ngũ cán bộ quản lý hành chính của toàn bộ hệ thống giáodục NSNN ngoài việc đảm bảo tiền lương hàng tháng cho cán bộ, giáo viênthì còn dành một phần ưu đãi riêng cho sự nghiệp giáo dục như: phụ cấp
Trang 7giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp dạy thêm giờ Đây cũng là những yếu tốkhích lệ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đầu tư của NSNN tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích nhân dânđóng góp xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảngdạy được tốt hơn, thu hút các nguồn nhân lực, tài lực trong xã hội cùng thamgia chăm lo sự nghiệp giáo dục
- Thông qua chi NSNN để điều phối cơ cấu giáo dục toàn ngành: Tuỳthuộc vào chủ trương, đường lối của mình mà thông qua chi NSNN có thểđịnh hướng, sắp xếp lại cơ cấu các cấp học, ngành học, mạng lưới trường lớp,điều chỉnh sự phát triển đồng đều giữa các vùng thành thị, nông thôn, miềnnúi
Trong những năm gần đây tỷ trọng chi cho sự nghiệp giáo dục tăngnhanh, năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng nếu so với nhu cầu phát triểnthì nguồn NSNN dành cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp Trong điều kiện NSNNvẫn còn khó khăn, nhu cầu chi tăng không ngừng đòi hỏi vấn đề đầu tư nhưthế nào để đạt được hiệu quả cao nhất Vì vậy cần phải cải tiến phương thứcquản lý sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư Do đó tăng cường quản
lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là rất cần thiết
1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi ngân sách cho giáo dục 13.1 Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
Để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả kinh phí NSNN đầu tư cho sự nghiệpgiáo dục đòi hỏi chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục phải tuân theo một quytrình chặt chẽ trong từng khâu:
Lập dự toán:
Là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý NSNN nói chung và chi ngânsách giáo dục nói riêng Khâu này mang tính định hướng tạo cơ sở nền tảngcho các khâu tiếp theo Quản lý theo dự toán có nghĩa là cấp, phát và sử dụngvốn ngân sách phải có dự toán Trước khi cấp phát và sử dụng vốn NSNN cho
sự nghiệp giáo dục phải xây dựng dự toán theo đúng quy trình, định mức và
Trang 8được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, đồng thời việc cấp phát cũng phải dựatrên cơ sở kế hoạch và dự toán đã được duyệt Đơn vị được nhận nguồn vốnNSNN phải sử dụng nguồn vốn theo các khoản và mục đích đã định trướctrong dự toán đã trình lên Ngoài ra, tuỳ theo tình hình thực tế mà xem xét cáckhoản chi vượt dự toán nhưng phải phù hợp với chính sách, chế độ quản lý tàichính hiện hành
- Căn cứ lập dự toán chi thường xuyên:
+ Chủ trương, phương hướng của Đảng và nhà nước về duy trì và pháttriển sự nghiệp giáo dục trong từng thời kỳ Dựa vào căn cứ này sẽ giúp choviệc xây dựng dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục có sự cân đối với dựtoán chi ngân sách cho các lĩnh vực khác
+ Chỉ tiêu, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục về các mặt có liênquan trực tiếp đến việc cấp, phát của ngân sách trong kỳ
+ Dựa vào khả năng nguồn vốn ngân sách có thể chi cho sự nghiệp giáodục
+ Các chính sách, chế độ, định mức chỉ tiêu sử dụng kinh phí ngân sáchnhà nước
+ Kết quả, phân tích đánh giá về tình hình sử dụng kinh phí của sựnghiệp giáo dục đã thực hiện trong những năm qua
- Quy trình lập dự toán chi:
+ Bước 1: Căn cứ vào mức chi dự kiến cơ quan tài chính phân bổ cho
ngành giáo dục và các văn bản hướng dẫn lập dự toán, ngành giáo dục giaochỉ tiêu và hướng dẫn cho sự nghiệp giáo dục lập dự toán chi
+ Bước 2: Sự nghiệp giáo dục căn cứ vào chỉ tiêu được giao và văn bản
hướng dẫn của cấp trên để lập dự toán kinh phí của đơn vị mình gửi cơ quanquản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính Cơ quan tài chính xét duyệt tổng thể
dự toán chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục vào dự toán chi NSNN nóichung để trình cơ quan chính quyền và cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt
Trang 9+ Bước 3: Căn cứ vào dự toán chi đã được cơ quan quyền lực nhà nước
thông qua, cơ quan tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽchính thức phân bổ theo dự toán cho sự nghiệp giáo dục thông qua hệ thốngkho bạc nhà nước ( KBNN)
Chấp hành dự toán:
Thực hiện kế hoạch chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục cần chú ý đến các yêu cầu sau:
+ Phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, có trọng điểm
+ Cấp phát kinh phí kịp thời, chặt chẽ, tránh lãng phí cho ngân sách nhànước
+ Nâng cao tính tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi
Những căn cứ để tổ chức công tác điều hành, cấp phát và sử dụng các khoản chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục:
+ Dựa vào mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán Đây
là căn cứ tác động có tính chất bao trùm đến việc cấp phát và sử dụng cáckhoản chi bởi vì mức chi của từng chi tiêu là cụ thể hoá mức chi tổng hợp đãđược cơ quan quyền lực nhà nước phê duyệt
+ Dựa vào thực lực nguồn kinh phí NSNN đáp ứng chi ngân sách cho
sự nghiệp giáo dục trong quản lý và điều hành NSNN phải quán triệt quanđiểm: lường thu mà chi Mức chi trong dự toán mới chỉ là con số dự kiến, khithực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kế hoạch thì mới chuyểnhoá được chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực
+ Dựa vào định mức, chế độ chỉ tiêu sử dụng kinh phí NSNN hiệnhành Đây là căn cứ có tính pháp lý bắt buộc quá trình cấp phát sử dụng cáckhoản chi phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của việccấp phát và sử dụng các khoản chi
Các biện pháp nhằm tăng cường công tác cấp phát và sử dụng các khoản chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục:
Trang 10+ Hướng dẫn các cơ sở, đơn vị thuộc sự nghiệp giáo dục thực hiện tốtchế độ hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp hành chính Hạchtoán đầy đủ, rõ ràng các khoản chi cho từng loại hoạt động.
+ Quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi
cơ quan trong quá trình cấp phát, sử dụng các khoản chi NSNN
+ Thường xuyên kiểm tra tình hình nhận và sử dụng vốn kinh phíNSNN ở các cơ sở, đơn vị thuộc sự nghiệp giáo dục, đảm bảo đúng dự toán,phù hợp với định mức chế độ chi NSNN hiện hành
+ Cụ thể hoá dự toán chi tổng hợp cả năm thành dự toán chi hàng quý,hàng tháng để lam căn cứ quản lý cấp phát
Kiểm tra quyết toán:
Quyết toán là quá trình kiểm tra rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã đượcphản ánh sau một kỳ hạch toán và chấp hành dự toán nhằm phân tích, đánhgiá kết quả chấp hành dự toán kỳ đã qua để rút kinh nghiệm cho kỳ chấp hành
dự toán tiếp theo Nội dung quyết toán bao gồm:
+ Quyết toán vốn ngân sách
+ Tình hình sử dụng vốn ngân sách
Công tác quyết toán được tiến hành theo nguyên tắc đơn vị dự toán cấpdưới phải nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị cấp trên xét duyệt Việc quyếttoán được tiến hành theo các bước sau: các đơn vị, các trường học thuộc sựnghiệp giáo dục phải báo cáo quyết toán của đơn vị mình gửi lên cơ quanquản lý cấp trên để cơ quan quản lý cấp trên tiến hành kiểm tra và quyết toán
Các nội dung công tác quản lý chi ngân sách nêu trên có mối quan hệtác động qua lại lẫn nhau: định mức chi là cơ sở cho việc lập dự toán, cấpphát và quyết toán các khoản chi Qua việc phân tích tình hình lập dự toán,chấp hành dự toán và quyết toán các khoản chi nhằm phát hiện ra mặt bất hợp
lý của định mức để hoàn thiện
Tất cả các nội dung công tác quản lý cần phải luôn quán triệt được cácnguyên tắc cơ bản là:
Trang 11+ Nguyên tắc quản lý chi theo dự toán.
+ Nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước
+ Nguyên tắc tiết kiệm- hiệu quả
Có như vậy mới thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả vốn NSNNđầu tư cho sự nghiệp giáo dục
1.3.2 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
Chi NSNN rất đa dạng và phong phú, trong đó có chi NSNN cho sựnghiệp giáo dục Hoạt động quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục xuấtphát từ lý do:
+ Chi cho sự nghiệp giáo dục là một khoản chi chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng chi NSNN
+ Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục gồm nhiều khoản chi,mục chi khác nhau liên quan đến nhiều chính sách chế độ nên cần quản lý đểđạt hiệu quả trong quá trình sử dụng NSNN
+ Chi NSNN là một mảng trong hoạt động của NSNN mà nhà nước sửdụng để điều tiết nền kinh tế vĩ mô Chi ngân sách phải đảm bảo đúng nguyêntắc, chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, dựa trên dự toán được duyệt, triệt đểnguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả, chi trực tiếp qua kho bạc nhà nước Để đảmbảo những yêu cầu trên đòi hỏi công tác quản lý chi NSNN phải tăng cườngkiểm tra và kiểm soát
Trong những năm gần đây công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệpgiáo dục đã có những bước tiến bộ đáng kể nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưađược giải quyết triệt để Nguyên nhân do trình độ đội ngũ kế toán còn thấpchưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, các mục tiêu đề ra thực hiện chưađược tốt đã làm lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước Để tìm hiểu kỹ hơn
về những mặt đã đạt được và những tồn tại trong công tác quản lý chi NSNNcho sự nghiệp giáo dục chúng ta cần đi sâu cụ thể vào thực tế Do giới hạn vềthời gian thực tập, kinh nghiệm thực tế nên trong bài luận văn này chỉ đề cập
Trang 12đến giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dụcPTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Trang 13CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC PTTH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ
THỌ THỜI GIAN QUA.
2.1 Khái quát đặc điểm kinh Từ- xã hội và tình hình hoạt động giáo dục PTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.1.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế- xã hội.
Theo chủ trương của Đảng và nhà nước nhằm phát triển kinh tế- xã hộitỉnh Vĩnh Phú cũ được tách ra thành hai tỉnh là Phú Thọ và Vĩnh Phúc năm
1997 Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía bắc, giáp vớicác tỉnh Hà Tây, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên bái
Tỉnh Phú Thọ có Thành phố Việt trì( thành phố trực thuộc tỉnh), 1 thị
xã, 10 huyện, 250 xã và 23 phường, thị trấn; diện tích tự nhiên của toàn tỉnh
là 3519,65km2, trong đó đất nông- lâm nghiệp chiếm 246,4 nghìn ha tức 70%diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng, ở chiếm 30,5 ha tức 8,6% diện tíchđất tự nhiên, đất chưa sử dụng chiếm 75,1 ha tức 21,4% diện tích đất tự nhiên
Dân số trên toàn tỉnh tính đến hết năm 2003 có 1.302.698 người, vớimật độ dân số trung bình là 370 người/ km2 Số lao động trong độ tuổi laođộng là 750.600 người, trong đó số lao động ngành nông-lâm nghiệp chiếm486.000( theo niên giám thống kê năm 2003, tỉnh Phú Thọ)
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nước,dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước và sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ bannhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban ngành, các địa phương tỉnhPhú Thọ đã đạt được những thành tích đáng kể Kinh tế- xã hội liên tục tăngtheo từng năm, đời sống nhân dân được nâng cao, hệ thống dịch vụ công phục
vụ người dân thuận tiện, tình hình chính trị ổn định
Cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ có sự phát triểntương đối đồng đều; công nghiệp, xây dựng chiếm 38,7%; nông nghiệp, lâm
Trang 14nghiệp, thuỷ sản chiếm 28,5%; dịch vụ chiếm 32,8% Đã phát triển một sốkhu công nghiệp như khu công nghiệp Thuỵ Vân, khu công nghiệp BạchHạc nhằm thu hút lao động nhàn rỗi, tăng thu cho NSNN trên địa bàn tỉnh
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đã có những bước pháttriển toàn diện Trồng rừng đã được coi trọng với việc giao đất đến từng hộ,việc bảo vệ khoanh nuôi, chăm sóc rừng ở các vùng đã góp phần phủ xanh đấttrống đồi núi trọc, từng bước cải thiện môi trường sinh thái Nhiều hợp tác xãkinh doanh có hiệu quả, kinh tế hộ gia đình, cá thể, kinh tế trang trại đượckhuyến khích phát triển
Hoạt động thương mại, du lịch trong những năm qua tương đối ổn định,chiếm khoảng 33% tổng sản phẩm toàn tỉnh Trong những năm tới tỉnh đangchú trọng phát triển du lịch, thương mại với nhiều hạng mục công trình mangtầm cỡ quốc gia như: công viên văn lang, khu đô thị mới bắc Việt trì Xâydựng nhiều hạng mục công trình đan xen với khu di tích lịch sử Đền Hùng, đểĐền Hùng là điểm đến của nhiều khách thập phương
Về văn hoá, xã hội: hầu hết các xã đều có trạm y tế, vì vậy sức khoẻcủa nhân dân được quan tâm, định kỳ tổ chức các đợt tiêm chủng, phòng ngừabệnh dịch, chất lượng chữa bệnh được nâng cao thêm một bước; số lượng họcsinh các cấp đều tăng, chất lượng giáo dục được nâng lên; tích cực đẩy mạnhcác phong trào phòng chống tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinhthần của người dân
Tuy nhiên là tỉnh miền núi, trung du nên hầu hết các trụ sở, các khucông nghiệp và các cơ quan quan trọng khác tập trung ở Thành Phố Việt Trì.Điều này gây ra sự phát triển không cân bằng trong toàn tỉnh, trước thực trạng
đó Đảng bộ và chính quyền các địa phương cần tìm ra được những giải pháp
để tạo nên sự cân bằng tương đối trên toàn tỉnh
2.1.2 Đặc điểm về sự nghiệp giáo dục PTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Sự nghiệp giáo dục PTTH ngày càng được củng cố và từng bước pháttriển cả về số lượng và chất lượng là nhờ thực hiện tốt đường lối, chủ trương
Trang 15của Đảng cùng với sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và quần chúng nhân dân trênđịa bàn tỉnh Để tạo cơ sở cho việc đào tạo nhân tài ở bậc ĐH, CĐ,THCN được tốt hơn cần phải đánh giá được thực trạng giáo dục PTTH trênđịa bàn tỉnh trong những năm qua để có phương hướng quản lý có hiệu quả.
Hệ thống trường lớp: hiện nay có ba loại hình giáo dục PTTH đó là
các trường công lập, dân lập và bán công trong đó hệ thống trường công lậpgiữ vai trò chủ đạo luôn đảm bảo về hệ thống cơ sở và chất lượng giảng dạy
Đối với trường công lập: Trên toàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có tất cả 31
trường PTTH công lập Cơ sở vật chất và quy mô giáo dục PTTH ở Phú Thọđược thể hiện rõ qua số lượng trường lớp và số học sinh qua các năm học, cụthể qua bảng số liệu:
Bảng 1: Số trường học, lớp học, học sinh PTTH hệ công lập
Năm học 2001-2002 2002-2003 2003-2004
( Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2003, tỉnh Phú Thọ)
Qua bảng số liệu cho ta thấy năm học 2001- 2002, 2002- 2003 sốtrường học là 30, năm 2003- 2004 số trường học là 31; trong khi đó số lượnghọc sinh năm 2002- 2003 tăng so với năm 2001- 2002 là 1621 học sinh; năm2003- 2004 số học sinh tăng so với năm 2002- 2003 là 1899 Điều này chothấy số lượng học sinh trong các trường công lập ngày càng được tăng lêncùng với số lượng các lớp học được xây dựng mới thêm qua các năm, đápứng được nhu cầu học tập của người dân
Đối với loại hình bán công: được đào tạo trong các trường công lập vài
năm gần đây giảm đi về số lượng học sinh theo học, thể hiện qua bảng 2:
Bảng 2: Số học sinh và số lớp hệ bán công năm học 2002- 2003
và 2003- 2004
Trang 16( Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2003, tỉnh Phú Thọ)
Nhìn vào bảng ta thấy số lớp học năm 2003- 2004 giảm so với năm2002- 2003, số học sinh theo học giảm mạnh từ 19450 năm 2002-2003 xuốngcòn 6672 năm 2002- 2004 Do trong năm học 2003- 2004 các trường PTTHcông lập đều mở rộng quy mô lớp học nên số lượng số học sinh học hệ báncông giảm nhanh
Cùng với sự tăng lên về số lượng trường lớp và số lượng học sinh hệcông lập là sự tăng lên của đội ngũ giáo viên Thể hiện qua bảng 3:
Bảng 3: Đội ngũ giáo viên PTTH trong các năm học
( Nguồn số liệu:Niên giám thống kê năm 2003, tỉnh Phú Thọ)
Số lượng giáo viên năm 2003- 2004 tăng 63 người so với năm
2002-2003 Đội ngũ giáo viên ngày càng đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng vàchất lượng giảng dạy Trình độ của giáo viên được nâng lên thông qua các lớpbồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn do Sở giáo dục tỉnh tổ chức
Chất lượng giáo dục: được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như:
+ Xếp loại học lực, văn hoá
( Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tài vụ Sở GD-ĐT Phú Thọ)
Nhìn vào bảng 4 ta thấy chất lượng giáo dục PTTH tỉnh Phú Thọ có xuhướng phát triển tốt về hạnh kiểm và đạo đức, tỷ lệ xếp loại văn hoá giỏi, khátăng; hạnh kiểm yếu kém, trung bình giảm dần Tốt nghiệp PTTH đạt trên90%, nhiều gương học sinh nghèo vượt khó học tập giỏi xuất hiện trên khắptỉnh
Trang 17Trong những năm qua cùng với định hướng của Đảng, nhà nước và sự
nỗ lực phân đấu của Đảng uỷ cơ quan tỉnh, quần chúng nhân dân công tác xãhội hoá giáo dục PTTH đã đạt được những thành tựu đáng kể Tuy nhiên trình
độ còn chênh lệch giữa các huyện, xã do điều kiện kinh tế chưa phát triển mộtcách đồng đều Trình độ của học sinh có sự chênh lệch lớn giữa học sinhthành phố với học sinh ở các thị trấn, huyện do điều kiện giảng dạy và độingũ giáo viên
Trình độ giáo dục PTTH có đồng đều hay không phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như: môi trường học tập, con người, điều kiện kinh tế- xã hội nhưngquan trọng nhất vẫn là nguồn tài chính Để tiếp tục sự nghiệp giáo dục PTTHngày càng tương xứng với vai trò quan trọng của nó thì cần phải có chínhsách, cơ chế đúng đắn đầu tư có hiệu quả
2.2 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục PTTH ở Phú Thọ trong thời gian qua.
Phú Thọ là tỉnh miền núi trung du, chủ yếu sống bằng nghề nông.Trong những năm gần đây cùng với sự CNH-HĐH của đất nước tỉnh Phú Thọcũng đã có những sự thay đổi đáng kể, công nghiệp được chú trọng với nhiềukhu công nghiệp mới được xây dựng, du lịch đang trong quá trình xây dựng
và hoàn thiện Tuy nhiên đây mới là điểm khởi đầu nên nguồn thu từ địaphương là chưa đáng kể Có thể thấy được tình hình thu- chi ngân sách tỉnhtrong các năm gần đây thông qua bảng số liệu:
Bảng 5 : Tình hình thu- chi ngân sách tỉnh năm 2002, 2003
Đơn vị: Triệu đồngChỉ tiêu
Trang 18Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2002 số thu vượt so với dự toán là:45.578( triệu đồng), số chi vượt so với dự toán là: 371.557 ( triệu đồng).Năm 2003 số thu lại thấp hơn so với dự toán: 72.384( triệu đồng), số chi vượt
so với dự toán là: 180.560 Trong khi số chi của tỉnh tăng lên qua từng nămthì số thu của tỉnh không ổn định, không đạt được mục tiêu đề ra Qua số thucho thấy tình hình kinh tế của tỉnh Phú Thọ còn kém phát triển, không ổnđịnh, thu ngân sách tỉnh còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu củatỉnh
Tình hình chi NSNN cho các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong nhữngnăm 2002, 2003 phản ánh qua bảng 6:
Nhận xét:
Qua bảng số liệu chi ngân sách tỉnh ta thấy số chi tăng lên theo từngnăm, do đó các mục chi cũng tăng lên Tuy nhiên có những mục chi năm saugiảm so với năm trước do mục tiêu kinh tế và vấn đề cân đối tài chính củatoàn tỉnh Trong các khoản chi có mục lục chi thì chi cho Đầu tư Xây dựng cơbản và chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất Chi Giáodục - đào tạo là một trong những khoản chi lớn nhất trong cơ cấu NSNN,hàng năm có tốc độ tăng cao Nguồn chi cho giáo dục đảm bảo được việc chilương, phụ cấp lương và các chế độ chính sách cho toàn bộ đội ngũ giáo viên,cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ trong ngành giáo dục Cùng với cơ chế tựchủ tài chính ngành giáo dục tự điều chỉnh ngân sách của mình từ đó gópphần nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên và cơ sở trang thiết
bị trong các nhà trường Trong những năm qua chi ngân sách cho giáo dụctrên 20%, điều này cho thấy giáo dục có vai trò quan trọng trong sự phát triểnkinh tế- xã hội của địa phương
2.2.1 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục PTTH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục bao gồm nhiều khoản chi khácnhau cho các loại hình giáo dục- đào tạo như: Mầm non, tiểu học, trung học
Trang 19cơ sở, phổ thông trung học, bổ túc văn hoá, giáo dục thường xuyên Tìnhhình chi ngân sách tỉnh cho giáo dục PTTH được thể hiện qua bảng 7:
Bảng 7: Tình hình chi ngân sách tỉnh chi giáo dục PTTH
năm 2002 và 2003
Đơn vị: Triệu đồng
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
Năm 2002 kế hoạch chi là 19905 ( trđ), năm 2003 kế hoạch chi là
22923 (trđ), như vậy năm 2003 kế hoạch đặt ra tăng so với năm 2002 là 3018(trđ) Năm 2003 thực chi là 24246,7(trđ) vượt so với số thực chi năm 2002 là3418,1 (trđ) Như vậy nhìn cả vào bảng ta thấy số chi thực hiện luôn cao hơn
so với kế hoạch và số chi năm sau cao hơn năm trước do đầu tư nâng cấp cơ
sở trường lớp ở các trường PTTH, tăng lương, trợ cấp cho giáo viên và cán bộcông nhân viên làm phát sinh các khoản chi ngoài kế hoạch Số chi tăngthêm ngoài kế hoạch được Sở tài chính và các ngành liên quan phối hợp kịpthời điều chỉnh đáp ứng kịp thời và đủ số tăng thêm của chi sự nghiệp giáodục PTTH
Để có thể nhìn nhận một cách tổng quát hơn về tình hình đầu tư cho sựnghiệp giáo dục PTTH ta xem xét tổng số chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo toàn tỉnh và tỷ trọng chi ngân sách tỉnh cho giáo dục PTTH được thểhiện qua bảng 8:
Trang 20Bảng 8: Tỷ trọng chi ngân sách tỉnh cho giáo dục PTTH
Đơn vị: Triệu đồngChỉ tiêu
Năm2002
Năm 2003
Tổng chi ngân sách cho sự nghiệp GD-ĐT 252.468 321.115
Số chi ngân sách tỉnh cho giáo dục PTTH 20828,6 24246,7
Tỷ trọng giữa chi giáo dục PTTH và tổng chi
số tuyệt đối vẫn tăng do số chi cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn toàn tỉnhnăm 2003 tăng so với 2002
Chi NSNN tỉnh cho sự nghiệp giáo dục PTTH năm sau cao hơn nămtrước nhưng số chi này vẫn còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu pháttriển sự nghiệp giáo dục PTTH trên địa bàn toàn tỉnh Điều này do nguồn thucủa tỉnh năm 2003 thấp hơn so với kế hoạch đặt ra, kinh tế của tỉnh phát triểnkhông ổn định trong khi nhu cầu chi gia tăng, chính vì vậy cần có sự lựachọn, cân nhắc một cách hợp lý các mục chi để đem lại hiệu quả cao nhất
Để hiểu rõ hơn về tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục PTTH theo cácnhóm, mục chi ta đánh giá qua bảng 9
Nhận xét:
Căn cứ vào tính chất các khoản chi thì chi NSNN cho sự nghiệp giáodục PTTH bao gồm:
Trang 21+ Chi cho con người.
+ Chi nghiệp vụ chuyên môn( Giảng dạy, học tập)
+ Chi quản lý hành chính
+ Chi mua sắm, sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ
Nhìn vào bảng số liệu nhìn chung mức chi NSNN tỉnh cho sự nghiệpgiáo dục PTTH có sự biến đổi theo chiều hướng gia tăng Mức chi ở cácnhóm đều bằng và vượt kế hoạch thể hiện sự quan tâm của các cấp, ngành cóliên quan đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục PTTH của tỉnh
Chi cho con người: là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường
xuyên cho sự nghiệp giáo dục PTTH Khoản chi này bao gồm: Tiền lương,phụ cấp, bảo hiểm, học bổng, thưởng, phúc lợi, y tế, vệ sinh khoản chi nàyđảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên So với năm 2002 thì chi cho conngười năm 2003 tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối Nếu so sánh mức độthực hiện và hoàn thành kế hoạch thì mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2003
là 105,98% cao hơn năm 2002 là 104,45% Do số giáo viên tăng nên chi cholương, phụ cấp, bảo hiểm, phúc lợi cũng tăng lên, do đó mức chi cho conngười năm 2003 cao hơn so với năm 2002 là 2.835 (trđ) Tuy nhóm chi nàychiếm tỷ trọng lớn trong chi sự nghiệp giáo dục PTTH, năm2002 là 72,30%
và năm 2003 là 73,80% nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đời sốngcán bộ giáo viên Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng việc dạy họccủa giáo viên tại các trường PTTH, số lượng giáo viên nhiều nhưng dàn trải,
số giáo viên có kinh nghiệm dạy thêm ngoài giờ còn phổ biến
Chi cho nghiệp vụ chuyên môn: bao gồm sách giáo khoa, tài liệu dùng
cho ngành, dụng cụ giảng dạy, thiết bị thí nghiệm khoản chi này tạo raphương tiện dạy và học, giúp cho việc học tập gắn liền giữa lý thuyết với thực
tế, nó có tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy và học tập Chi cho nghiệp
vụ chuyên môn năm 2003 cao hơn năm 2002 cả vế số tuyệt đối và số tươngđối so với chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp giáo dục PTTH Tuy mức độ hoànthành kế hoạch năm 2002 là 105,87% cao hơn so với năm 2003 là 104,60%
Trang 22nhưng chi cho nghiệp vụ chuyên môn năm 2003 là 1799,1 (trđ) cao hơn sovới năm 2002 là 1530,9 (trđ) Cùng với sự tăng lên của số trường và lớp học
mà chi cho thiết bị, đồ dùng giảng dạy cũng tăng lên Tuy nhiên số chi nàycòn thấp, do đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập tại các trườngPTTH
Chi quản lý hành chính: bao gồm chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi
văn phòng phẩm, chi hội nghị Trong 2 năm 2002, 2003 chi quản lý hànhchính tăng cả số tuyệt đối và số tương đối, khoản chi này còn khá cao năm
2002 là 1299,7 (trđ), năm 2003 là 1517,8 (trđ) Trong những năm tới cần phảixây dựng định mức chi hợp lý hơn, cắt giảm những khoản không cần thiết đểdành nguồn chi cho các khoản khác quan trọng hơn
Chi mua sắm- sửa chữa lớn- xây dựng nhỏ: Trong năm 2003 số chi cho
nhóm MS- SCL- XDN chiếm 12,52% trong tổng chi ngân sách tỉnh cho sựnghiệp giáo dục PTTH, năm 2002 số chi cho nhóm MS- SCL- XDN chiếm14,11% trong tổng chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp giáo dục PTTH Như vậy
tỷ trọng năm 2003 có giảm so với năm 2002 nhưng về số tuyệt đối năm 2003vẫn cao hơn năm 2002, điều này cho thấy chi MS- SCL- XDN được ổn địnhqua các năm
Để hiểu rõ hơn về thực trạng chi NSNN tỉnh cho sự nghiệp giáo dụcPTTH ta xem xét việc thay đổi tỷ trọng của từng nhóm, mục chi cụ thể:
Chi cho con người:
Khoản chi này bao gồm: chi lương, phụ cấp, bảo hiểm, phúc lợi tậpthể Đây là mục chi quan trọng nhất bởi nó đảm bảo đời sống của đội ngũgiáo viên, họ là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục Do vậy, để nângcao chất lượng sự nghiệp giáo dục PTTH phải nâng cao đời sống của đội ngũgiáo viên, đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần
Năm 2002, 2003 chi NSNN cho con người trong sự nghiệp giáo dụcPTTH dao động trong khoảng 69%- 70% Thực tế cho thấy chi cho con ngươinăm nào cũng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối nhưng vẫn chưa đảm bảo