MỞ BÀI Cùng với vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc luôn luôn là một nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc. Vấn đề dân tộc luôn luôn được đặt ra và thu hút sự chú ý của mọi giai cấp và tầng lớp xã hội quan tâm. Nhận thức được vấn đề này, Đảng, nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo nguyên tắc “các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” của Lênin vào bối cảnh hiện nay để góp phần bảo vệ và phát triển đất nước, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Để làm rõ hơn về vấn đề này sau đây em xin trình bày về vấn đề: “Cương lĩnh dân tộc của Lê nin và sự vận dụng nguyên tắc: “các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” của đảng, nhà nước ta hiện nay. NỘI DUNG I. Vấn đề dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin 1) Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc. Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa: Theo nghĩa hẹp, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đòng bộ lac, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tụ giác của các thành viên trong cộng đồng đó. Ví dụ dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Mường,…. Theo nghĩa rộng, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân thân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước .Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Quốc,….. Nhìn chung, dân tộc thường được nhận biết qua những đặc trưng chủ yếu sau: Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. đây là đặc trưng quan trọng nhất, là cơ sở để liên kết các thành viên cảu dân tộc tạo thành nền tảng vững chắc của cộng đòng dân tộc Có thể cư trú tập trung trên một vùng miền lãnh thổ cảu một quốc gia, hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng làm công cụ giao tiếp. Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hóa dân tộc và tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc. b) Hai xu hướng phát triển của dân tộc Khi nghiên cứu vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, Lênin đã phát hiện ra hai xu hướng khách quan trong phong trào dân tộc. Một là, xu hướng phân lập, do sự thức tỉnh, trưởng thành của ý thức dân tộc mà các cộng đồng dân cư muốn tách ra thành lập quốc gia dân tộc độc lập. Thể hiện ở sự nỗ lực của từng quốc gia để đi tới sự tự chủ, phồng vinh của dân tộc mình. Hai là, xu hướng liên hiệp giữa các dân tộc lại với nhau do có sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ tiên tiến. Ngày nay, các dân tộc có xu hướng liên kết, hợp tác với nhau trong quan hệ thị trường mở rộng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Thể hiện ở sự liên minh của các dân tộc trên cơ sở lượi ích chung về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự,..ví dụ: sự hình thành Liên Bang Xô Viết sau thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 (gồm 15 nước cộng hòa hợp nhất lại). Tuy nhiên, hai xu thế này là một thể thống nhất, mỗi nước đều có chủ quyền độc lập, quyền tự chủ, tự quyết nhằm xây dựng quốc gia dân tộc mình phồn vinh, công bằng, văn minh bên cạnh sự hòa nhập cộng đồng quốc tế. Hiện nay, vấn đề dân tộc, giai cấp đã trở thành một vấn đề vừa có tính quốc gia, vừa có tính quốc tế, vừa có tính thời sự vừa có tính lâu dài. II. Nội dung cương lĩnh dân tộc của Lênin Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lenin là một bộ phận không thể tách rời trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân; là tuyên ngôn về dân tộc của đảng cộng sản trogn sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc. Cương lĩnh dân tộc của Lênin có ba nội dung cơ bản sau: a) Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc. tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền về đặc lượi về kinh tế chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào. Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý, nhưng quan trong hơn nó phải được thực hiện trên thực tế. Chống những biểu hiện trái với quyền bình đẳng dân tộc. Đó là: chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phát xít mới; gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới; chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dưng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc. b) Các dân tộc được quyền tự quyết Quyền tự quyết thực chất là một nội dung của quyền bình đẳng. Đó là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình. Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển kinh tế, chính trịxã hội của dân tộc mình. Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thông nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân. Nghiêm cấm lợi dụng quyền tự quyết dân tộc vào mục đích li khai hay phá vỡ quốc gia dân tộc c) Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần cảu chủ ngĩa yêu nước và chủ ngĩa chân chính. Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy nội dung này vừa là nội dung chủ yếu vừa là giải pháp quan trọng để lên kết các nội dung của cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể. Đồng thời, đây cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh bảo đảm thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Mối quan hệ giữa các nội dung của cương lĩnh: Tuy có tính độc lập tương đối song các nội dung lại có quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau; trong đó nội dung liên hiệp giai cấp công nhân các dân tộc là tư tưởng quan trọng nhất. Cả ba nội dung trên đều quan trọng, khi vận dụng cần sáng tạo không được xem nhẹ vấn đề nào. Thực tiễn cách mạng trên thế giới trong thời gian qua đã chứng minh được tính đúng đắn, khoa học, cách mạng của Cương lĩnh. Ý nghĩa: Nó vạch rõ bản chất, phương hướng giải quyết vấn đề dân tộc, là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho các Đảng cộng sản về việc giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. III. Vận dụng nguyên tắc “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” của Đảng, nhà nước ta hiện nay. 1) Thực trạng vấn đề dân dân tộc ở nước ta hiện nay Sự phát triển không đồng đều của các vùng, nhóm dân tộc: Có thể nhận thấy, sự phát triển không đồng đều làm cho đời sống kinh tế xã hội giữa các dân tộc chênh lệch nhau, gây nên sự mặc cảm, tự ti, làm giảm yếu tố động lực phát triển ở các dân tộc. Điều này gây bất lợi trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là khi mối quan hệ dân tộc trở nên phức tạp và dễ vượt ra khỏi phạm vi dân tộc trở thành quan hệ quốc gia và quốc tế khi bị các thế lực thù địch lợi dụng. Thực hiện phát triển kinh tế xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao mọi mặt đời sống nhân dân, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc là một mục tiêu lớn đặt ra cho công tác dân tộc nói riêng và công tác quản lý quốc gia nói chung.
Trang 2MỞ BÀI
Cùng với vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc luôn luôn là một nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng,
tan rã của một quốc gia dân tộc Vấn đề dân tộc luôn luôn được đặt ra và thu hút sự chú
ý của mọi giai cấp và tầng lớp xã hội quan tâm Nhận thức được vấn đề này, Đảng, nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo nguyên tắc “các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” của Lênin vào bối cảnh hiện nay để góp phần bảo vệ và phát triển đất nước, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Để làm rõ hơn về vấn đề này sau đây em xin trình bày về vấn đề: “Cương lĩnh dân tộc của Lê nin và sự vận dụng nguyên tắc:
“các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” của đảng, nhà nước ta hiện nay
Trang 3NỘI DUNG
I Vấn đề dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
1) Khái niệm, đặc trưng cơ bản của dân tộc
Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:
Theo nghĩa hẹp, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những
mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người
ở cộng đòng bộ lac, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tụ giác của các thành viên trong cộng đồng đó Ví dụ dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Mường,…
Theo nghĩa rộng, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền
vững hợp thành nhân thân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Quốc,…
Nhìn chung, dân tộc thường được nhận biết qua những đặc trưng chủ yếu sau:
- Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế đây là đặc trưng quan trọng nhất, là cơ
sở để liên kết các thành viên cảu dân tộc tạo thành nền tảng vững chắc của cộng đòng dân tộc
- Có thể cư trú tập trung trên một vùng miền lãnh thổ cảu một quốc gia, hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em
- Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng làm công cụ giao tiếp
- Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hóa dân tộc
và tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc
Trang 4b) Hai xu hướng phát triển của dân tộc
Khi nghiên cứu vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, Lênin đã phát hiện ra hai xu hướng khách quan trong phong trào dân tộc
Một là, xu hướng phân lập, do sự thức tỉnh, trưởng thành của ý thức dân tộc mà các
cộng đồng dân cư muốn tách ra thành lập quốc gia dân tộc độc lập Thể hiện ở sự nỗ lực của từng quốc gia để đi tới sự tự chủ, phồng vinh của dân tộc mình
Hai là, xu hướng liên hiệp giữa các dân tộc lại với nhau do có sự phát triển của lực
lượng sản xuất và khoa học công nghệ tiên tiến Ngày nay, các dân tộc có xu hướng liên kết, hợp tác với nhau trong quan hệ thị trường mở rộng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi Thể hiện ở sự liên minh của các dân tộc trên cơ sở lượi ích chung về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ví dụ: sự hình thành Liên Bang Xô Viết sau thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 (gồm 15 nước cộng hòa hợp nhất lại)
Tuy nhiên, hai xu thế này là một thể thống nhất, mỗi nước đều có chủ quyền độc lập, quyền tự chủ, tự quyết nhằm xây dựng quốc gia dân tộc mình phồn vinh, công bằng, văn minh bên cạnh sự hòa nhập cộng đồng quốc tế Hiện nay, vấn đề dân tộc, giai cấp đã trở thành một vấn đề vừa có tính quốc gia, vừa có tính quốc tế, vừa có tính thời
sự vừa có tính lâu dài
II Nội dung cương lĩnh dân tộc của Lênin
Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lenin là một bộ phận không thể tách rời trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân; là tuyên ngôn về dân tộc của đảng cộng sản trogn sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc Cương lĩnh dân tộc của Lênin có ba nội dung cơ bản sau: a) Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và
Trang 5nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền về đặc lượi về kinh tế chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào
Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý, nhưng quan trong hơn nó phải được thực hiện trên thực tế
Chống những biểu hiện trái với quyền bình đẳng dân tộc Đó là: chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phát xít mới; gắn liền với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới; chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dưng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc
b) Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền tự quyết thực chất là một nội dung của quyền bình đẳng Đó là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển kinh tế, chính trị-xã hội của dân tộc mình
Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng
Tuy nhiên, việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thông nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích của giai cấp công nhân Nghiêm cấm lợi dụng quyền tự quyết dân tộc vào mục đích li khai hay phá vỡ quốc gia dân tộc
c) Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Trang 6Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; phản ánh sự gắn bó chặt chẽ giữa tinh thần cảu chủ ngĩa yêu nước
và chủ ngĩa chân chính
Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động thuộc các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội Vì vậy nội dung này vừa là nội dung chủ yếu vừa là giải pháp quan trọng để lên kết các nội dung của cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể Đồng thời, đây cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh bảo đảm thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
Mối quan hệ giữa các nội dung của cương lĩnh: Tuy có tính độc lập tương đối song
các nội dung lại có quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau; trong đó nội dung liên hiệp giai cấp công nhân các dân tộc là tư tưởng quan trọng nhất Cả ba nội dung trên đều quan trọng, khi vận dụng cần sáng tạo không được xem nhẹ vấn đề nào Thực tiễn cách mạng trên thế giới trong thời gian qua đã chứng minh được tính đúng đắn, khoa học, cách mạng của Cương lĩnh
Ý nghĩa: - Nó vạch rõ bản chất, phương hướng giải quyết vấn đề dân tộc, là cơ sở lý
luận, phương pháp luận cho các Đảng cộng sản về việc giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Trang 7III Vận dụng nguyên tắc “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” của Đảng, nhà nước
ta hiện nay.
1) Thực trạng vấn đề dân dân tộc ở nước ta hiện nay
- Sự phát triển không đồng đều của các vùng, nhóm dân tộc: Có thể nhận thấy, sự phát triển không đồng đều làm cho đời sống kinh tế - xã hội giữa các dân tộc chênh lệch nhau, gây nên sự mặc cảm, tự ti, làm giảm yếu tố động lực phát triển ở các dân tộc Điều này gây bất lợi trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là khi mối quan hệ dân tộc trở nên phức tạp và dễ vượt ra khỏi phạm vi dân tộc trở thành quan hệ quốc gia và quốc tế khi bị các thế lực thù địch lợi dụng Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao mọi mặt đời sống nhân dân, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, các dân tộc là một mục tiêu lớn đặt ra cho công tác dân tộc nói riêng và công tác quản lý quốc gia nói chung
- Quan hệ giữa yếu tố truyền thống (đoàn kết, yêu nước) và hiện đại: Xử lý hài hòa các nhu cầu và lợi ích, giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa kinh tế và văn hóa trong
sự biến đổi kinh tế - văn hóa, quan hệ dân tộc đang là nhu cầu bức thiết, đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu rộng, khả năng giải quyết tình hình thực tiễn nhạy bén, linh hoạt Đây là thách thức đối với các cấp, các ngành, địa phương vùng dân tộc thiểu số ở nước
ta hiện nay
- Quan hệ về vấn đề dân tộc liên quan đến các nước trong khu vực và trên thế giới Nhiều dân tộc ở nước ta hiện có mối liên hệ truyền thống với các cư dân vùng biên giới các quốc gia láng giềng cũng như các quốc gia trong khu vực và cả một số quốc gia trên thế giới Giải quyết và xử lý đúng đắn quan hệ về vấn đề dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa liên quan đến các nước trong khu vực và thế giới là một yêu cầu quan trọng
Trang 8- Tính đan xen giữa các tộc người khác nhau, tạo nên nét văn hóa đa dạng, phong phú trong lối sống, phong tục tập quán của người Việt Nam ta Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng, một số dân tộc thiểu số có cả chữ viết riêng, nhưng đều lấy tiếng Việt làm phương tiện ngôn ngữ giao tiếp thống nhất chung Tình trạng cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, là điều kiện để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết xích lại gần nhau Mặt khác, có nhiều vấn đề phát sinh do chưa thật hiểu nhau, khác nhau về phong tục, tập quán… làm xuất hiện mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế, dẫn tới khả năng va chạm giữa những người thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên một địa bàn
- Về ngôn ngữ, các tộc người ở Việt Nam có tiếng nói riêng của mình, thuộc các ngữ hệ khác nhau, nhiều tộc người chưa có chữ viết Do điều kiện sống xen kẽ và nhu cầu giao tiếp nên nhiều nơi dùng song ngữ hay đa ngữ Tiếng Việt là Quốc ngữ được dùng làm phương tiện giao tiếp của tất cả các tộc người, nhưng bên cạnh đó nhiều người dân tộc thiểu số, đặc biêt là ở vùng đặc biệt khó khăn vẫn chưa biết tiếng việt và cũng khồn biết viết, điều này gây ra không ít khó khăn
2) Vận dụng nguyên tắc “các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” của đảng, nhà nước ta hiện nay.
Đảng ta luôn vận dụng sáng tạo những chỉ dẫn của V.I.Lê-nin về vấn đề dân tộc phù hợp với thực tiễn Việt Nam Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là quan điểm chỉ đạo trong xây dựng đường lối, chính sách giữa các dân tộc và tộc người trong quá trình phát triển đất nước Theo đó: Bình đẳng toàn diện giữa các dân tộc, sắc tộc về kinh tế, chính trị, văn hóa được ghi nhận trong Hiến pháp, trong các luật và trong các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và đang từng bước được thực hiện Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, đa dân tộc Việc thực hiện bình đẳng dân tộc là một đòi hỏi bức thiết trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước Đồng thời, đó còn là nhân tố quan trọng đảm bảo cho xã hội Việt Nam ổn định và phát triển Bình đẳng dân tộc ở nước ta được khẳng
Trang 9định về pháp lý và đã được thể hiện đúng đắn trong cuộc sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ đầu đã thực hiện nhất quán những nguyên tắc cơ bản, cương lĩnh của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc, đề ra đường lối đoàn kết các dân tộc vì sự nghiệp giải phóng đất nước Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần
thứ IX của Đảng đã khẳng định nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển” Và “vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng” Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X của Đảng (năm 2006) tiếp tục khẳng định: “Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa” Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XI thông qua một lần nữa khẳng định: "Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị
và hợp tác với các nước trên thế giới”.
Bình đẳng giữa các dân tộc trong quốc gia thống nhất Việt Nam là cốt lõi của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta Nguyên tắc cơ bản đó đã được pháp lệnh hóa, ghi rõ trong Hiến pháp 2013, Điều 16: “1 Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; 2 Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”
Trang 10Vận dụng nguyên tắc “các dân tộc hoàn toàn bình đẳng” của đảng, nhà nước ta trong các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, phát triển đất nước:
Một là, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phù hợp với đặc điểm, điều
kiện từng vùng, đảm bảo cho đồng bào khai thác được thế mạnh của địa phương làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước Chính sách này
được thể hiện ở việc xác lập quyền làm chủ cụ thể về đất đai, gắn với môi trường sống của đồng bào các dân tộc thiểu số; khắc phục về căn bản tình trạng tranh chấp ruộng đất
và di cư tự do ở các vùng dân tộc thiểu số Đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng; đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên từng vùng, từng dân tộc Nhà nước luôn chú ý tới việc đầu tư xây dựng các công trình quan trọng về kinh tế, quốc phòng ở vùng các dân tộc thiểu số, một mặt khai thác tiềm năng kinh tế mặt khác xoá bỏ từng bước sự chênh lệch giữa các vùng trong đất nước, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc ít người
Ví dụ: Chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: Qua 12 năm (1999-2010) tham gia thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Trồng mới và chăm sóc 34.386 ha, bảo vệ 195.284 lượt ha; khoanh nuôi tái sinh 21.350 lượt
ha, xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ cho trồng và bảo vệ rừng, như: đường lâm sinh, chòi canh lửa, bảng biển báo, nội quy, đường ranh cản lửa
Hai là, có chính sách ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục đào tạo, coi trọng đào tạo
cán bộ và đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao
dân trí, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển sản xuất: tập trung xoá mù chữ, chống tái mù chữ, giữ vững phổ cập tiểu học; nâng cao chất lượng các trường, lớp nội trú Thực hiện miễn giảm học phí cho con em người dân tộc thiểu số trong hệ thống giáo dục quốc dân Cộng điểm ưu tiên dân tộc thiểu số, điểm vùng miền cho các học sinh thi đại học, cao đẳng Dành tỉ lệ nhất định số cán bộ công chức là người dân tộc trong biên chế của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn miền núi, biên giới hải đảo, nơi có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống và có
những chính sách khuyến kích những người đến phục vụ tại những khu vực này: “Cán