1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Học Kỳ Môn Luật Tư Pháp Quốc Tế (9đ) Đại Học Luật Hà Nội Đề bài số 02: Phân tích các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế

11 67 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 908,48 KB

Nội dung

Theo đó việc áp dụng pháp luật nước ngoài cũng chỉ được thực hiện trong các trường hợp nhất định, và trong các trường hợp đó thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài là nghĩa vụ của cơ quan

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN: Tư Pháp Quốc Tế

ĐỀ BÀI: 02 Phân tích các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư

pháp quốc tế

Hà Nội, 2021

HỌ VÀ TÊN :

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I Sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật nước ngoài

II Quy phạm xung đột

1 Khái niệm quy phạm xung đột

2 Cơ cấu và phân loại quy phạm xung đột

III Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế

1 Khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến luật nước ngoài 5 2 Khi quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến luật nước ngoài

3 Khi các bên thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài

4 Khi cơ quan có thẩm quyền xác định luật nước ngoài là hệ thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

MỞ ĐẦU

Xuất phát từ các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc

tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nên khi giải quyết các quan hệ dân sự việc áp dụng pháp luật nước ngoài là một điều tất yếu trong khi giải quyết các vụ việc của tư pháp quốc tế Theo đó việc áp dụng pháp luật nước ngoài cũng chỉ được thực hiện trong các trường hợp nhất định, và trong các trường hợp đó thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài là nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của đương sự, chứ không phải

là nên áp dụng hay biết thì áp dụng không biết thì không áp dụng Chính vì những lý do trên, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin trình bày đề bài tập

học kì số 02: “Phân tích các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài

trong tư pháp quốc tế”.

Trang 4

NỘI DUNG

I Sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật nước ngoài

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là một nhu cầu khách quan, tất yếu trong quan hệ quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước áp dụng, đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia quan hệ và để thúc đẩy mối quan hệ giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế Trong nhiều trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài là phương án hợp lý nhất có thể đảm bảo trọn vẹn mọi khía cạnh Ví dụ, hai công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau theo những kiện và nghi thức kết hôn do pháp luật nước sở tại quy định Về điều kiện kết hôn thì giữa luật nước đó và luật Việt Nam không có gì mâu thuẫn, nhưng về nghi thức kết hôn thì có sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật này, họ kết hôn theo nghi thức tôn giáo, phù hợp với quy định của nước

sở tại Vấn đề là việc kết hôn đó có được thừa nhận tại Việt Nam hay không? Nếu căn cứ vào luật Việt Nam thì cuộc kết hôn đó trái pháp luật Việt Nam về nghi thức kết hôn (Việt Nam theo nghi thức dân sự tức là việc kết hôn phải được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền) nên sẽ không được công nhận tại Việt Nam Nhưng cuộc kết hôn này hoàn toàn phù hợp với pháp luật nơi cuộc kết hôn diễn ra vì vậy nó cần phải được thừa nhận để đảm bảo lợi ích cũng như tôn trọng ý chí của các bên và nhà nước nước ngoài Nếu công nhận cuộc kết hôn này tức là Việt Nam đã thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài mà cụ thể là luật nước nơi tiến hành kết hôn Xét thấy nếu thừa nhận việc kết hôn này thì không những không ảnh hưởng gì đến pháp luật Việt Nam vì bản chất quan hệ là một cuộc hôn nhân đúng nghĩa, việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, vì vậy cuộc kết hôn này được pháp luật Việt Nam công nhận với căn cứ là phù hợp pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn, hay phù hợp pháp luật nước ngoài Một căn cứ nữa của việc áp dụng pháp luật nước ngoài là luật nước ngoài chỉ được áp dụng trên cơ sở của sự quy định của các quy phạm xung đột do luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia dẫn chiếu Tuy

Trang 5

nhiên, áp dụng pháp luật nước ngoài luôn phải đảm bảo độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và đảm bảo trật tự pháp luật quốc gia

II Quy phạm xung đột

1 Khái niệm quy phạm xung đột

Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần áp dụng

để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể

Quy phạm xung đột luôn mang tính dẫn chiếu, khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất được áp dụng để giải quyết quan hệ một các dứt điểm thì ở đây ta lại thấy tính chất song hành giữa Quy phạm thực chất với Quy phạm xung đột trong điều chỉnh pháp luật

- Ví dụ: Khoản 1 Điều 766 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Việc xác

lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu tài sản được xác định theo pháp luật của nước có tài sản” Như vậy tài sản ở đâu sẽ áp dụng pháp luật nước đó.

Quy phạm xung đột có thể do các quốc gia tự xây dựng nên trong hệ thống pháp luật của mình và được gọi là quy phạm xung đột thông thường

Quy phạm xung đột cũng có thể được các quốc gia thoả thuận xây dựng nên trong các điều ước quốc tế và lúc này nó được gọi với tên gọi là quy

phạm xung đột thống nhất, trong đó “quy phạm xung đột” là tên của loại quy phạm chỉ xác định luật áp dụng, còn “thống nhất” để chỉ vị trí tồn tại của quy

phạm trong các điều ước quốc tế

2 Cơ cấu và phân loại quy phạm xung đột

Quy phạm xung đột được cơ cấu bởi hai bộ phận: Phạm vi và Hệ thuộc

- Phạm vi là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào: hôn nhân, thừa kế, hợp đồng…

- Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng

để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi

Trang 6

Phân loại: Xét về mặt kĩ thuật xây dựng quy phạm thì người ta phân quy phạm xung đột làm hai loại:

- Quy phạm xung đột một bên: Đây là quy phạm chỉ ra quan hệ dân sự này chỉ áp dụng luật pháp của một nước cụ thể. Ví dụ: Khoản 4 Điều

683 BLDS 2015: “Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản

thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản”.

- Quy phạm xung đột hai bên (hai chiều) đây là những quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn áp dụng luật của một nước nào đó để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng. Ví

dụ: Khoản 2 Điều 678 BLDS 2015 quy định: “Quyền sở hữu và quyền

khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

III Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc

tế

1 Khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến luật nước ngoài

Như bọn em đã được học, quy phạm xung đột là quy phạm dẫn chiếu luật hoặc quy phạm chọn luật áp dụng, chính vì vậy khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến thì luật nước ngoài phải được áp dụng Có như vậy thì hiệu lực của quy phạm mới được tôn trọng và pháp luật mới được thực thi theo đúng quy định, bởi quy phạm xung đột thông thường là các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành ra

- Ví dụ, khoản 2 Điều 680 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Việc thực hiện

quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó” Trong quy phạm này, pháp luật được

lựa chọn để điều chỉnh quan hệ về việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản là pháp luật của nước nơi có bất động sản đó Quy phạm

Trang 7

này không trả lời được câu hỏi chủ thể nào thì được thừa kế bất động sản, những câu hỏi đó chỉ có thể được trả lời khi căn cứ vào luật nơi có bất động sản - hệ thống pháp luật đã được quy phạm xung đột chỉ ra Luật nước ngoài khi được quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến cần được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài bao gồm cả các quy phạm thực chất lẫn các quy phạm xung đột Nên khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến luật nước ngoài sẽ có thể dẫn đến hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba

Trường hợp dẫn chiếu ngược

- Ví dụ, hai vợ chồng đều là công dân Việt Nam, đi làm việc và cư trú tại

nước X Sau thời gian mâu thuẫn kéo dài, đến tháng 6/2018 họ quyết định ly hôn và đơn xin ly hôn được gửi tới toà án Việt Nam, nơi cư trú trước đây của họ Giả sử toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết và

đã thụ lý vụ việc này Giữa Việt Nam và nước X không có HĐTTTP nên toà án Việt Nam sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật Toà án Việt Nam căn cứ vào khoản 2 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 để

xác định luật áp dụng Theo khoản 2 Điều 127: “Trong trường hợp bên

là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chưng thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam”, và vụ việc này toà án Việt

Nam xác định hai vợ chồng đương sự có nơi thường trú chung tại nước

X nên sẽ áp dụng luật nước X để giải quyết việc ly hôn Song căn cứ vào luật nước X thì việc ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước mà hai vợ chồng mang quốc tịch, tức là luật Việt Nam

Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba

- Ví dụ, trong ví dụ ở trên nếu thay đổi rằng pháp luật nước X quy định

ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ áp dụng theo pháp luật của nước do các bên lựa chọn, mà hai vợ chồng này lựa chọn luật nước Y, là luật nơi có

Trang 8

tài sản để giải quyết việc ly hôn của họ, thì hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba đã xảy ra Ở đây, pháp luật Việt Nam chỉ tới áp dụng luật nước X, pháp luật nước X lại chỉ tới áp dụng pháp luật nước

Y và hiện tượng này chính là hiện tượng dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba trong tư pháp quốc tế

2 Khi quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến luật nước ngoài

Giống như quy phạm xung đột thông thường, quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến luật nước ngoài thì phải áp dụng pháp luật nước ngoài, bởi quy phạm xung đột thống nhất tuy không do nhà nước xây dựng nên nhưng

do nhà nước thoả thuận xây dựng nên cùng với một hoặc nhiều nước khác (xây dựng điều ước quốc tế song phương hoặc điều ước quốc tế đa phương) hoặc do nhà nước chấp thuận tham gia (gia nhập điều ước quốc tế đa phương) Tuy nhiên, ở đây có một sự khác biệt nhỏ nhưng hết sức quan trọng giữa sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột thông thường và quy phạm xung đột thống nhất, đó là luật nước nào được quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu thì chỉ có nghĩa là phần luật thực định của pháp luật nước đó chứ không phải là toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó bao gồm cả quy phạm xung đột như khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến Vì vậy, đối với quy phạm xung đột thống nhất khi dẫn chiếu luật không xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba

- Ví dụ, Điều 17 HĐTTTP giữa Việt Nam và Lào quy định: “Năng lực

pháp luật và năng lực hành vi dân sự sẽ tuân theo pháp luật của Nước

ký kết mà cá nhân đã là công dân” Cụ thể, nêu một công dân Lào thực

hiện một hành vi dân sự tại Việt Nam và khi có tranh chấp về chính năng lực hành vi đó vì cho rằng người này không có đủ năng lực đề thực hiện hành vi đã xảy ra, và các bên có yêu cầu toà án Việt Nam giải quyết thì toà án sẽ căn cứ vào Điều 17 Hiệp định song phương nói trên

để xác định luật áp dụng Ở đây, mặc dù hành vi được thực hiện ở Việt Nam nhưng năng lực hành vi dân sự sẽ phải tuân theo luật của nước mà người đó là công dân Lào do vậy luật phải áp dụng trong trường hợp

Trang 9

này là luật của Lào, nếu luật của Lào cho rằng người này có đủ năng lực hành vi để thực hiện hành vi, trong khi luật Việt Nam lại cho rằng người này không đủ năng lực hành vi thì tòa án vẫn phán quyết theo pháp luật Lào dựa vào Hiệp định nêu trên

3 Khi các bên thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài

Đây là trường hợp luật áp dụng do các bên thoả thuận lựa chọn, là trường hợp mà luật nước ngoài được áp dụng không do các quy phạm luật dẫn chiếu

Song, nói như vậy không có nghĩa là “tùy tiện” mà việc chọn luật của các bên

cũng phải dựa trên căn cứ pháp luật hay nói cách khác là sự lựa chọn đó của các bên phải được pháp luật cho phép, nếu pháp luật không cho phép chọn thì

dù có chọn luật thì sự lựa chọn ấy cũng không có giá trị pháp lý Việc cho phép các bên chọn luật áp dụng có thể được thể hiện trong điều ước quốc tế hoặc trong pháp luật quốc gia Ở đây để tôn trọng sự thoả thuận của các bên, luật nước ngoài được áp dụng cũng chỉ là phần luật thực định giống như khi quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu và trường hợp này cũng không có dẫn chiếu ngược Trong trường hợp quy phạm xung đột trong điều ước quốc

tế và quy phạm xung đột trong luật Việt Nam cùng điều chỉnh một quan hệ hoặc một nhóm quan hệ nhất định, đặc biệt khi giữa các quy phạm xung đột này có sự khác biệt thì ưu tiên áp dụng quy phạm trong điều ước quốc tế1

4 Khi cơ quan có thẩm quyền xác định luật nước ngoài là hệ thống pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất

Thông thường, việc xác định luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế sẽ do các quy phạm xung đột quy định, hoặc do các đương sự thoả thuận lựa chọn khi được phép Tuy nhiên, nếu các trường hợp trên đã được xem xét mà vẫn không xác định được luật áp dụng thì một giải pháp nữa đã được quy định để khắc phục tình trạng này, đó là luật áp dụng sẽ là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất theo xác định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc Nếu pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ là pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đó sẽ được áp dụng Đây là

1 Khoản 2 Điều 665 Bộ Luật Dân sự 2015.

Trang 10

một quy định mới đảm bảo sẽ luôn xác định được pháp luật áp dụng để giải quyết vụ việc

KẾT LUẬN

Dựa trên những phân tích trên, có thể nhận thấy Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định khá đầy đủ về những trường hợp được áp dụng pháp luật nước ngoài Những quy định này được đánh giá là tiến bộ và nhìn chung phù hợp với quy định của pháp luật các nước Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế nên một số quy định sẽ có thể gặp phải vướng mắc trong quá trình thực thi Do đó, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Tư pháp quốc tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực dân sự có yếu tố nước ngoài, các nhà làm luật cần có những quy định, hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn nhằm giúp các chủ thể áp dụng luật có thể thực thi hiệu quả những quy định này

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Luật Dân sự 2015

2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2019

https://hethongphapluat.com/dan-chieu-nguoc-va-dan-chieu-den-phap-luat-nuoc-thu-ba-trong-tu-phap-quoc-te.html

5 https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/giang-vien-khoa-luat-quoc-te-truong-dai-hoc-luat-thanh-pho-ho-chi-minh

6 Bài viết tạp chí / Áp dụng và giải thích pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế Việt Nam / Bành Quốc Tuấn

Ngày đăng: 09/05/2021, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w