Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC FCHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 29 - 31)

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Cùng với việc không ngừng đầu tư cho sự nghiệp giáo dục PTTH công tác tăng cường quản lý chi NSNN là rất cần thiết. Để đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước không bị lãng phí, thất thoát...cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành có liên quan và cơ quan tài chính. Công tác quản lý chi NSNN quyết định đến mục tiêu đề ra, hiệu quả của khoản chi...vì vậy việc quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục PTTH là yêu cầu cần thiết.

Công tác quản lý chi NSNN được thực hiện qua 3 giai đoạn: lập dự toán chi, chấp hành dự toán và quyết toán chi.

Lập dự toán:

Ưu điểm:

Trong những năm vừa qua trong quá trình lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục PTTH Sở tài chính- vật giá tỉnh Phú Thọ đã chấp hành đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, căn cứ mà Bộ tài chính đã quy định. Xây dựng định mức chi cho sự nghiệp giáo dục PTTH dựa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Nhược điểm:

+ Lập dự toán đầu tư cho sự nghiệp giáo dục PTTH chưa gắn với tình hình kinh tế- xã hội thực tế của tỉnh. Trong khi nguồn thu không ổn định thì chi sự nghiệp giáo dục tăng đều qua các năm, nguồn vốn đầu tư bị dàn trải dẫn đến tình trạng việc nâng cấp trường học bị dở dang gây khó khăn trong công tác giảng dạy và học tập.

+Khi xây dựng dư toán chi cho các chương trình, mục tiêu xu thế chung là xây dựng cao hơn mức thực tế dẫn đến tình trạng không sử dụng kinh phí chi cho các chương trình, gây thất thoát vốn đối với NSNN.

+ Việc lập dự toán của các trường PTTH chưa dự tính được chính xác số tiền sẽ sử dụng trong năm theo từng mục chi. Do vậy vẫn còn tình trạng phải điều chỉnh dự toán vào cuối niên độ.

Chấp hành dự toán:

Bao gồm việc phân phối, cấp phát vốn NSNN cho hoạt động của các trường PTTH, đồng thời giám sát, kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí của các trường.

Ưu điểm:

Việc cấp phát được tiến hành khi có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do nhà nước quy định và phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí chuẩn chi. Với mô hình cấp phát theo hạn mức kinh phí đã tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời, linh hoạt, hạn chế được các tiêu cực trong quá trình cấp phát như cơ chế cũ.

Mô hình cấp phát kinh phí:

Chú thích:

(1): Sở tài chính- vật giá tỉnh Phú Thọ thông báo HMKP cho các trường PTTH. Sở tài chính- vật giá Phú Thọ Các trường PTTH KBNN tỉnh Phú Thọ Các KBNN thị xã, huyện (1) (4) (2) (3)

(2): Sở tài chính- vật giá tỉnh Phú Thọ thông báo HMKP của các trường PTTH sang KBNN tỉnh Phú Thọ.

(3): KBNN tỉnh Phú Thọ thông báo và điều chuyển vốn xuống KBNN các huyện, thị xã.

(4): Các trường PTTH đến KBNN thị xã, huyện nhận kinh phí.

Nhược điểm:

+ Vì áp dụng cấp phát theo hạn mức kinh phí nên Sở tài chính- vật giá Phú Thọ khó khăn trong việc kiểm tra giám sát quá trình sử dụng kinh phí của các trường PTTH. Cấp phát theo hạn mức kinh phí dễ làm phân tán nguồn vốn, phát sinh tình trạng chi tiêu dồn dập vào cuối năm.

+ Công tác kiểm tra giám sát mang tính thường xuyên chưa cao, chỉ mới kiểm tra ở những thời điểm nhất định và ở khâu quyết toán nên không đánh giá chính xác việc sử dụng nguồn kinh phí đã được cấp phát.

Quyết toán chi NSNN:

Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý ngân sách nhà nước. Khâu này được tiến hành trên cơ sở xem xét, đánh giá, phân tích các khoản chi đã nêu trong báo cáo quyết toán của các đơn vị để xác nhận các khoản chi theo đúng dự toán, đúng chế độ chính sách nhà nước quy định.

Ưu điểm:

Các trường PTTH lập báo cáo quyết toán theo đúng mẫu biểu, chế độ do nhà nước ban hành gửi Sở tài chính- vật giá Phú Thọ để tiến hành kiểm tra quyết toán.

Nhược điểm:

+ Công tác quyết toán NSNN diễn ra chậm do các trường PTTH không nộp quyết toán đúng kỳ hạn.

+ Đội ngũ kế toán còn yếu về chuyên môn, chủ yếu lam việc theo kinh nghiệm nên công tác kế toán còn nhiều sai phạm.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC FCHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 29 - 31)