1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_31 ppt

6 172 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thời Lý-Trần, từ góc nhìn đã xác định, sẽ được đề cập đến ở hai mặt chủ yếu dưới đây: 1. Một bộ máy nhà nước tập quyền từ trung ương đến cơ sở được xây dựng từng bước và ngày càng vững mạnh. Nhìn chung thời Lý-Trần, trải gần bốn thế kỷ, bộ máy quản lý đất nước từng bước được hoàn thiện về mặt tổ chức, bao quát khắp mọi cấp, mọi lĩnh vực, theo đó là một đội ngũ quan lại văn, võ từ không đến có được đào tạo với tước hiệu, chức vụ tương đối rõ ràng. Về hệ thống tổ chức ở cấp trung ương, triều đình do nhà vua đứng đầu có phụ quốc thái sư (tương đương tể tướng), thái phó. Từ Trần Nhân Tông (1279-1293), đổi lại, gọi là tả hữu tướng quốc, trực tiếp giúp việc dân; còn việc quân có thái úy, thiếu úy. Dưới tướng quốc, có tả hữu tham tư chính sự, tri mật viện sư. Tổ chức sáu bộ đã dần dần hình thành. Dõi theo sử sách, thời Lý đã có bộ binh, bộ lễ; thời Trần có thêm bộ lại, bộ hình, đều do thượng thư, thị lang đứng đầu1. Cùng với các bộ có tổ chức viện, đài, sảnh, quán, các, ví như Nội mật viện (như Cơ mật viện sau này), hàn lâm viện (Viện từ hàn), Ngự sử đài (can gián, đàn hặc), Văn minh điện, Chiêu văn quán (Việc học tập.), Đăng văn viện (khám xét, tra hỏi), Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Bí thư các (cất giữ sách vở, giấy tờ), Tôn chính phủ (coi giữ hoàng tộc), Thái y viện (thuốc men, chữa bệnh), Thái chúc ty (tế tự), Quốc sử viện (chép sử) Về quan chức ở triều đình trong các tổ chức trên, Phan Huy Chú cho biết: Triều Lý đại lược văn võ đều có chín phẩm. Lấy ba chức thái (thái sư, thái phó, thái bảo), ba chức thiếu (thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo) cùng thái úy, thiếu úy và nội ngoại hành điện đô tri sự, kiểm hiệu bình chương sự, đều làm chức trọng yếu của văn võ đại thần. Ban văn có bộ thượng thư, tả hữu tham tri, tả hữu gián nghị và trung thư thị lang, tả hữu phúc tâm, nội thường thị, phủ sĩ sư, điện học sĩ, hàn lâm học sĩ, vệ đại phu, thư gia các hỏa, thừa trực lang, thừa tín lang, đều là các chức quan trọng. Về võ có đô thống, nguyên soái, tổng quản, khu mật sứ, khu mật tả hữu sứ, tả hữu kim ngô, thượng tướng, đại tướng, đô tướng, tướng quân các vệ, chỉ huy sứ, vũ vệ hỏa đầu cùng sáu binh tào vũ tiệp, vũ lâm. Thời Trần cũng lấy ba chức thái, ba chức thiếu, thái úy, tư đồ, tư mã, tư không làm trọng chức của các đại thần văn võ. Về văn giai có những chức lục bộ thượng thư, tả hữu bộc xạ, tả hữu ty lang trung, tả hữu gián nghị đại phu, tri mật viện sự, khu mật tham chính, thiêm tri mật viện sự và các chức thị lang, lang trung, tham nghị ngự sử, đại phu, đại học sĩ, học sĩ Về võ ban có các chức phiêu kỵ thượng tướng quân, kim ngô vệ đại tướng quân, vũ vệ đại tướng quân, phủ quân phó đô tướng quân, thân vệ tướng quân, điện soái đô áp nha, quản quân tiền độ sứ, đô thống chế2. Dưới trung ương là cấp lộ, trấn, phủ, huyện, châu, do tri phủ, phán phủ, tri châu (thời Lý); an phủ, trấn phủ chánh phó, thông phán, thiêm phán, lệnh úy, chủ bạ (thời Trần) coi quản việc quân dân. Cấp cơ sở là xã có tổ chức xã quan3 gồm: đại tư xã (ở xã lớn.), tiểu tư xã (ở xã nhỏ): đại toát. và xã trưởng, xã sử, xã giám. Về nguyên tắc phân cấp trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước với các chức vụ như trên thì lộ trấn trực thuộc triều đình trung ương và thống thuộc phủ, phủ thống thuộc huyện, châu và cấp cơ sở là hương - giáp - xã. Tuy nhiên trong thực tế theo dõi danh sách 24 đơn vị trực thuộc trung ương, ngay từ năm đầu thời Lý, sử chép Lý Thái Tổ đã “đổi 10 đạo thành 24 lộ”4. Có lẽ con số 24 lộ không hẳn đã có ngay từ đầu. Mặt khác, cấp thứ hai trong hệ thống ngay từ thời Lý không chỉ mang tên gọi là “lộ” mà còn có “phủ” như phủ Phú Lương, phủ Trường Yên, phủ Nghệ An “châu” như châu Phong, châu Chân Dăng, châu Lâm Bình, châu Bố Chính, châu Minh Linh, “đạo” như đạo Lâm Tây. Sang thời Trần cũng giữ 24 đơn vị ở thời Lý nhưng đã có sự thay đổi, tách nhập nhiều. Bên cạnh 9 lộ, 5 phủ, lại thấy xuất hiện tên gọi “trấn” như các trấn Quảng Oai, trấn Thiên Hưng, trấn Thái Nguyên, trấn Lạng Sơn, trấn Tuyên Quang, trấn Thanh Đô (Thanh Hóa), trấn Vọng Giang (Diễn Châu - Nghệ An ngày nay). Tên gọi “châu” không còn giữ ở cấp này. Từ thực tế trên cho phép đi đến một nhận định tổng quát ở thời Lý - Trần trong quá trình xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước, ở cấp lộ, trấn có nhiều biến động, thay đồi. Cho dù có mang nhiều tên gọi giữa các cấp lộ, trấn và phủ, huyện, châu đến cuối đời Trần tên gọi phủ, huyện, châu dành cho cấp thứ ba, trong đó có khả năng phủ là một cấp trung gian vừa tồn .tại độc lập vừa kiêm nhiệm một số huyện, như sau này thường thấy, và cấp châu có lẽ tương đương cấp huyện dành cho các địa phương vùng biên viễn. Bỏ qua những biến thiên trong sắp đặt theo hướng củng cố, mở rộng bộ máy nhà nước qua hai vương triều Lý - Trần, tóm lược từ những nét lớn, có thể dựng một sơ đồ bao quát về hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền thời Lý - Trần như sau: Triều đình Nhà vua Phụ quốc thái sư, thái phó, tả hữu tướng quốc (văn ban) Thái úy, thiếu úy (võ ban) Bộ - đài - điện - quán - các - sảnh - viện - cục Tam thái, tam thiếu, tư đồ, tư mã, thượng thư, hành khiển, thị lang, ngự sử, lang trung, học vĩ, kiểm úy, thượng tướng quân, đại tướng quân, tướng quân Lộ - Trấn. An phủ, trấn phủ chánh phó Phủ - Huyện – Châu Tri phủ, phán phủ, lệnh úy, chủ bạ Hương - Giáp - Xã. Đại tiều tư xã, đại toát xã trưởng, xã sử, xã giám. Sơ đồ trên phản ánh hệ thống bộ máy nhà nước thời Lý - Trần, gồm bốn cấp từ trung ương đến địa phương đã hoàn chỉnh, chặt chẽ. Đây là một bước phát triển vượt bậc trong lịch sử. Cần đặc biệt lưu ý vào thời Trần, xã quan có một bộ phận nằm trong hệ thống quan chức của nhà nước. Điều đó phản ánh nhà nước thời này đã đặc biệt quan tâm trực tiếp với tay quản lý đến cấp cơ sở gồm hương- giáp - xã thoát thai từ công xã nông thôn đang cần đưa vào nền nếp, khuôn khổ, vận hành theo qũy đạo chung của quốc gia phong kiến quân chủ trung ương tập quyền. Việc làm này hẳn không ngoài mục đích quản lý có hiệu lực vì lợi ích của đội ngũ cầm quyền đồng thời còn để sát dân, gần dân, động viên huy động toàn dân dựng nước, giữ nước có kết quả. Vai trò của hương, giáp, xã trong kháng chiến chống giặc Tống vào thế kỷ XI và ba lần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII đã chứng minh rõ điều đó. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC Nhà nước quân chủ trung. lý có hiệu lực vì lợi ích của đội ngũ cầm quyền đồng thời còn để sát dân, gần dân, động viên huy động toàn dân dựng nước, giữ nước có kết quả. Vai trò của hương, giáp, xã trong kháng chiến. cơ sở được xây dựng từng bước và ngày càng vững mạnh. Nhìn chung thời Lý-Trần, trải gần bốn thế kỷ, bộ máy quản lý đất nước từng bước được hoàn thiện về mặt tổ chức, bao quát khắp mọi cấp,

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

w