Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC Quá trình phát triển của bộ máy nhà nước thời Lý - Trần tất yếu kéo theo yêu cầu tuyển lựa, đào tạo đội ngũ quan lại các cấp. Ít nhất trong 65 năm đầu thời Lý (từ 1010 đến 1075) có thi cử tuyển học vị minh kinh bác học và thi nho học. Chế độ nhiệm tử, bảo cử vẫn được áp dụng theo truyền thống từ trước. Nếu như chế độ bảo cử dựa vào tiêu chuẩn tuổi tác, tài năng và đức độ, thì chế độ nhiệm tử phải là con cái quan lại, chủ yếu ở hàng ngũ tông thất, công thần. Từ 1075 đến hàng thế kỷ tiếp theo khoa cử tuy đã xuất hiện, nhưng chưa đủ khả năng và cũng không dễ thay thế hoàn toàn chế độ bảo cử và nhiệm tử đã thành phương thức tuyển chọn quan lại truyền thống. Vả lại học thuyết đạo trị Nho và tín điều tôn giáo Phật, Đạo, (chủ yếu là Phật) từ hai nguồn văn minh sông Hoàng (Trung Quốc) và văn minh sông Hằng (Ấn Độ) đã du nhập vào nước ta muộn nhất từ thế kỉ II sau công nguyên. Tuy nhiên, trong buổi đầu kỷ nguyên độc lập tự chủ thì Phật chứ không phải Nho giữ vị trí then chốt trong đời sống tinh thần của xã hội bao gồm cả đội ngũ cầm quyền và các tầng lớp thứ dân. Câu chuyện Lý Công Uẩn thuở nhỏ học Nho tại chùa Lục Tổ cho phép nghĩ rằng nhà chùa với đội ngũ sư tăng, từ thế kỷ X là cái nôi phổ biến học thuyết Nho, bên cạnh Phật là chủ yếu. Nói một cách khác, trước khi khoa cử xuất hiện đã có một đội ngũ trí thức - tinh hoa của dân tộc, được đào tạo rèn luyện từ cửa phật, và đã giữ một vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước. Phật giáo in khá đậm trong tồ chức quản lỹ cũng như trong đời sống tâm linh xã hội, đó là nét đặc biệt trong sinh hoạt tinh thần của Đại Việt thời Lý - Trần. Các vua Lý sùng Phật đã đành, sang thời Trần, các vua Trần Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông đều là đệ tử của nhà Phật. Trần Nhân Tông từng xuất gia tu hành ở núi Yên Tử là đệ nhất tổ của thiền phái Trúc Lâm vào thế kỷ III. Sùng Phật, trọng Phật hơn Nho đó là thực trạng của xã hội Đại Việt thời Lý-Trần. Không phải chỉ có nhà nước Lý-Trần sùng Phật, mà cả xã hội Đại Việt đã phục hưng, vận hành hài hòa trên cơ sở tư tưởng từ bi, bác ái, hỉ xả của đạo Phật. Tiếp thu Nho giáo để đào tạo đội ngũ quan lại, sắp đặt chính trị, xây dựng củng cố bộ máy nhà nước trung ương tập quyền thời Lý Trần biểu thị một bước tiến bộ, thức thời, phù hợp với bước tiến của lịch sử. Nhưng họ cũng khá sáng suốt, khôn ngoan, không vì tiếp thu cái mới mà phủ định, hoặc quay lưng lại với văn hóa, văn minh truyền thống vốn thấm đượm tinh thần nhân bản, được bổ sung thêm từ nguồn Phật giáo đang ngự trị trong đời sống tâm linh xã hội. Việc tuyển chọn quan lại qua khoa cử được bất đầu từ năm 1076 thời Lý Nhân Tông, sử chép “Cất nhắc những người hiền lương có tài văn, võ cho quản quân dân”1. Lê Văn Thịnh người đõ đầu khoa minh kinh bác học năm 1075 được chọn chầu vua học tập, giữ chức thị lang bộ binh và 10 năm sau giữ chức thái sư, vào năm 1085. Bên cạnh thi Nho học, nhà nước thời Lý - Trần còn tổ chức thi tam giáo: Nho, Phật, Đạo vào các năm 1195 (thời Lý), 1227, 1247 (thời Trần), ai đỗ được tuyển vào đội ngũ quan lại. Về sự kiện này, sử gia Phan Huy Chú có nhận xét: “Đời Lý - Trần, đều tôn chuộng Phật giáo và Đạo giáo, cho nên buổi ấy chọn người muốn được thông cả hai giáo ấy, dù là chính đạo hay dị đoan, đều tôn chuộng không phân biệt, mà học trò đi thi khoa ấy, nếu không học rộng biết nhiều thì cũng không thể đỗ được”2. Hơn một thế kỷ sau khi mở khoa thi, vào năm 1179, thời Lý Cao Tông sử chép việc khảo xét công trạng các quan chia làm ba loại: 1 - Siêng năng, tài cán nhưng không thông chữ nghĩa 2 - Có chữ nghĩa , tài cán 3 - Tuổi cao hạnh thuần, biết rõ việc xưa nay. “Cứ theo thứ tự mà trao cho chức vụ trị dân, coi quân”3. Điều này cũng dễ hiểu. Dầu sao thời Lý cũng chỉ mới mở có sáu khoa thi. Sang thời Trần các khoa thi mở nhiều hơn và có quy củ hơn. Ngay buồi đầu thời Trần, đã mở khoa thi Thái học sinh (tiến sĩ) vào năm 1232 và đã chọn tam khôi với học vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa vào năm 1247. Tuyển lựa quan lại qua khoa cử có phát triển, nhưng cho đến thế kỷ XIII -XIV vẫn còn những nho sinh chưa đậu đạt nhưng có tài cán cũng được tham dự quan trường. Phan Huy Chú cho biết: “Về dòng tôn thất có người do công lao danh vọng vào làm tướng, về phái nho học có người do văn chương, học vấn lên chúc tể, chỉ có tài là được cất đặt, không câu nệ về tu cách4. Cho nên bấy giờ các bậc đức tốt, tài cao đều được đưa dùng"5. Như vậy tiêu chuẩn của đám quan lại trong bộ máy nhà nước thời Lý - Trần sau hàng thế kỷ củng cố, phát triển nổi lên hai điểm chủ yếu: tài cán - có đậu đạt hoặc chưa đậu đạt, và đạo đức - tuổi cao hạnh thuần giàu kinh nghiệm. Để thanh lọc đội ngũ quan lại, thời Lý - Trần đã đặt ra phép khảo khóa. Năm 1051, Lý Thái Tông “định cho các quan văn võ làm việc mà không có tội lỗi được thăng chức tước theo thứ bậc khác nhau”6. Hơn một nửa thế kỷ sau, vào năm 1162 thời Lý Anh Tông, sử chép: “Khảo khóa các quan văn võ, người nào đủ niên hạn khảo mà không có lỗi thì thăng trật, định làm phép thường, cứ chín năm là một kỳ khảo”7. Sử còn chép việc khảo khóa vào các năm 1179, 1193 thời Lý. Thời Trần, sử chép một lần vào năm 1246 đời Trần Thái Tông: “xét duyệt các quan văn võ trong ngoài. Cứ 15 năm một lần xét duyệt, 10 năm thăng tước một cấp, 15 năm thăng chức một bậc. Chức quan nào khuyết thì chức chánh kiêm chức phó. Chánh phó đều khuyết thì lấy quan khác tạm giữ, đợi đủ hạn xét duyệt thì bổ chức ấy”8. Để hiểu thêm về yêu cầu của nhà nước đối với các thành viên trong bộ máy quản lý quốc gia, không thể không lưu ý đến hội thề ở miếu thờ thần Đồng Cổ đã thành thường lệ hàng năm thời Lý - Trần, xuất hiện lần đầu từ năm 1028, niên hiệu Thuận Thiên thứ 19 (năm cuối đời Lý Thái Tổ), đồng thời cũng là năm Thiên Thành thứ nhất đời Lý Thái Tông. Theo sử sách: tháng 3 âm lịch, Lý Thái Tổ băng hà, Lý Phật Mã kế vị, tức Lý Thái Tông. Lập tức ba người em của Phật Mã là Vũ Đức Vương, Đông Chính Vương, Dực Thánh Vương nổi loạn. Họ đã bị Lê Phụng Hiểu đánh dẹp. Trước khi ba vương làm phản, nhân việc nhà vua chiêm bao thấy một người tự xưng là thần núi Đồng Cổ9 báo cho biết để kịp thời dẹp loạn. Sự việc diễn ra đúng như trong mộng, nhà vua cho là linh nghiệm, bèn dựng miếu thờ bên hữu thành Đại La sau Chùa Thánh Thọ10, và các quan phải có mặt đầy đủ, cùng nhà vua uống máu ăn thề. Nội dung lời thề: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết”11. Từ đó lấy ngày 4 tháng 4 hàng năm làm thành thường lệ. Việc làm này còn được tiếp tục ở triều Trần, bắt đầu từ năm 1227, nhưng nội dung lời thề có thay đổi: “Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này thần minh giết chết”12. Trung là hạt nhân cơ bản của lời thề, đổng thời cũng là nội dung quan trọng của học thuyết Nho giáo. Đi đôi với trung là hiếu. Thời Lý, lời thề xuất hiện trong bối cảnh sau vụ loạn ba vương chống lại việc làm của vua cha nên nhấn mạnh đến chữ hiếu. Sang thời Trần hội thề diễn ra trong một bối cảnh khác, yêu cầu xây dựng một nhà nước vững mạnh do một vương triều xuất thân từ dân chài ven biển cầm quyền. Yêu cầu về phầm chất của quan lại được thể hiện ở mối quan hệ với nhà vua - đối tượng phải phụng thờ, và với dân - đối tượng “chăn dắt”, cai quản. Các vua Trần, cụ thể là Trần Thái Tông tức Trần Cảnh có thể ít chữ nghĩa, và Trần Thủ Độ lại càng ít chữ nghĩa hơn, do đó không biết và cũng chưa quan tâm đến cặp đôi trung - hiếu đứng đầu trong tam cương của Nho giáo, đó là quân - thần, phụ - tử. Họ quan tâm đến họ (đòi hỏi lòng trung thành) và dân (đòi hỏi sự thanh liêm) hơn. Điều đặc biệt là nội dung lời thề này xuất hiện ngay từ buổi đầu thời Trần, nghĩa là vào lúc vương triều vừa mới thiết lập còn đang trong sáng với hàng loạt vua tài giỏi nối nhau cầm quyền, không phải đợi đến lúc suy thoái, cùng với sự tha hóa của vua quan. Nhìn chúng, nội dung thề Đồng Cổ hiện ra như một tuyên ngôn về yêu cầu của việc trị nước, quản dân của nhà nước thời Lý - Trần – một yêu cầu đúng, có giá trị lâu bền, nhằm xây dựng một quốc gia hùng cường thông qua một bộ máy quản lý vững mạnh. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC Quá trình phát triển của bộ máy nhà nước. binh và 10 năm sau giữ chức thái sư, vào năm 1085. Bên cạnh thi Nho học, nhà nước thời Lý - Trần còn tổ chức thi tam giáo: Nho, Phật, Đạo vào các năm 1195 (thời Lý), 1227, 1247 (thời Trần), ai. III. Sùng Phật, trọng Phật hơn Nho đó là thực trạng của xã hội Đại Việt thời Lý-Trần. Không phải chỉ có nhà nước Lý-Trần sùng Phật, mà cả xã hội Đại Việt đã phục hưng, vận hành hài hòa trên