Tình hình đất nước và kẻ thù trên đây đòi hỏi dân tộc ta trong tiến trình xây dựng đất nước phải thường xuyên cảnh giác trước các thế lực xâm lược; lo sao cho đất nước luôn luôn có sẵn p
Trang 1CHƯƠNG 1 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI
LÝ-TRẦN
Trang 2Tình hình đất nước và kẻ thù trên đây đòi hỏi dân tộc ta trong tiến trình xây dựng đất nước phải thường xuyên cảnh giác trước các thế lực xâm lược; lo sao cho đất nước luôn luôn có sẵn phương lược
và đủ sức mạnh để bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
1 Tây Bình là vùng thị xã Lạng Sơn, Lộc Châu, tức Lộc Bình ngày nay Theo Quảng Đông chí, ở Khâm Châu có con sông mang tên gọi cửa người “An Nam” Sử cũ ghi rằng, Mạc Đăng Dung đem các động Tư Lẫm, Cổ Sum, Liễu Cát, La Phù, Kim Lặc thuộc hai đô Như Tích và Chiêm Lãng hiến cho nhà Minh Sách Khâm Châu chí chép, mấy châu
ấy đời Tống là đất của họ Hạng người Việt Đời Minh Tuyên Đức, đất
ấy thuộc triều Lê, sau đó, Mạc Đăng Dung hiến cho vua Minh để cầu phong
2 Châu Địa lý, đồi thành Lâm Bình, đời Trần Duệ Tông là Tân Bình, thời Lê Trung Hưng là Tiên Bình, gồm đất phủ Quảng Ninh và Lệ Thủy (Quảng Bình) Châu Bố Chính thời thuộc Minh, đổi là Trấn Bình, đời Lê chia thành hai châu Nội Bộ Chính và Ngoại Bố Chính thuộc Quảng
Trạch, Bố Trạch và Tuyên Hóa (Quảng Bình) Châu Minh Linh đến đời
Lê vẫn là Minh Linh, sau là đất Vĩnh Linh, Do Linh (Quảng Trị)
3 Cao Hùng Trưng An Nam chí nguyên, tài liệu dịch của Viện Lịch sử quân sự (VLSQS.)
4 Uông Đại Uyên: Đảo di chí lược, tri phục trai toàn thư, tr.3
5 Nguyễn Trãi Toàn tập Nxh Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969, tr 189
6 Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Sử học, Hà Nội,
1957, t.IV, tr.49
7 Cao Hùng Trưng: An Nam chí nguyên, bản dịch, tư liệu VLSQS
8 Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Sử học, Hà Nội
1961, t.I, tr.33
Trang 39 Sđd tr 35
10 Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Sử học, Hà Nội, 1967, t.II, tr 80
II CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Sau chiến công lớn trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương và xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ Từ đây một bộ máy chính quyền nhà nước trung ương được thiết lập và từng bước kiện toàn trên đất nước ta Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn 12 sứ quân, xây dựng một nhà nước thống nhất Từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV là một giai đoạn lịch sử quan trọng, trong đó nước Đại Việt đã có những bước tiến đáng
kể trên lĩnh vực xây dựng hệ thống bộ máy nhà nước và củng cố cơ cấu xã hội - chính trị của nó
Nhà nước phong kiến tập quyền Đại Việt gồm một hệ thống chính
quyền các cấp từ triều đình đến tận các làng, xã Triều đình trung
ương là cơ quan tập trung quyền lực cao nhất trên mọi mặt hoạt động của đất nước, kiểm soát các địa phương trông qua hệ thống chính
quyền các cấp
Kế thừa sự nghiệp nhà Tiền Lê, nhà Lý xây dựng chính quyền theo lối chính quy Đứng đầu là Vua, tiếp đến các đại thần văn, võ trong triều chia thành chín bậc1 Bộ máy hành chính địa phương gồm các phủ, lộ, huyện và các hương, giáp Ở vùng xa có các châu, trại Lý Thái Tổ chia nước thành 24 lộ và hai trại
Sang thời Trần, nhà nước trung ương tập quyền được khôi phục và phát triển trên mọi phương diện Các cơ quan hành chính và chuyên môn sớm được thiết lập, mở rộng và quản lý chặt chẽ hơn trước Theo
Trang 4thể chế nhà Trần, bên cạnh kinh đô Thăng Long còn có phủ Thiên
Trường, được xây dựng và bảo vệ gần như một kinh đô thứ hai Đó là quê hương, là nơi ở của thượng hoàng Nhà Trần thực hiện cải tổ hành chính, chia cả nước thành 12 lộ, hai trại và đặt thêm năm phủ, sáu châu Ở các địa phương, những người nhiệm chức đến cấp xã đều
nằm trong bộ máy chính quyền nhà nước2
Hệ thống chính quyền nhà nước Lý - Trần về hình thức được mô
phỏng theo mô hình Đường - Tống, nghĩa là theo mô hình một bộ máy quan liêu đông đảo từ trên xuống dưới, gồm hai bộ phận: quan lại trung ương (quan trong) và quan lại địa phương (quan ngoài) Tuy nhiên, sự mô phỏng đó cũng chi theo một chừng mực nhất định,
chẳng hạn ở tên gọi các tước hiệu, phẩm hàm hay phẩm phục quan chức còn việc tổ chức, tuyển mộ, sắp đặt và sử dụng quan lại của Đại Việt có nhiều điểm khác biệt Tính độc lập, tự chủ ở lĩnh vực này thể hiện trên quan điểm của triều đình cũng như trên thực tế Sử gia Ngô Sĩ Liên viết rằng: “Triều thần đời Minh Tông là Lê Bá Quát, Phạm
Sư Mạnh có ý muốn thay đổi chế độ quan lại Vua nói: Nhà nước đã có phép tắc nhất định, Nam Bắc khác nhau, nếu nghe theo kế của kẻ học trò mặt trắng trên đường tiến thân thì sinh loạn ngay”3 Hoặc như vua Trần Nghệ Tông nói: “Triều trước dựng nước đã có pháp độ, không nên theo chế độ nhà Tống vì Nam Bắc đều làm chủ nước mình, không phải noi nhau”4
Nhà nước phong kiến Lý - Trần là nhà nước quân chủ trung ương tập quyền phương Đông Đứng đầu là vua, bên cạnh vua là một bộ máy quan lại gồm tầng lớp quý tộc quan lại văn, võ làm việc trong các cơ quan hành chính và chuyên môn
Trang 5Vua đứng đầu triều đình, có quyền lực tối cao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự của đất nước
Ở nước ta, cũng như nhiều nước phương Dông khác, vua là “thiên tử” (con trời), là người “thế thiên hành đạo” (thay trời trị nước) Trên danh nghĩa vua là đại diện của thượng đế trước nhân dân, đồng thời cũng là người đại diện của nhân dân trước thượng đế Vua có uy
quyền tuyệt đối trên các hoạt động xã hội, có quyền phong thần cho những người có công với nước, nhất là đối với những anh hùng giữ nước được nhân dân thờ phụng Đó chính là một đặc điểm phương Đông, là sự kết hợp giữa vương quyền với thần quyền, giữa chính trị
và tôn giáo
Một quyền hạn to lớn, đồng thời cũng là một chức năng nặng nể của các vua thời Lý - Trần là chức năng quân sự Ở lĩnh vực này các vua thường giữ vai trò là thủ lĩnh quân sự của cộng đồng dân tộc, là người
có quyền quyết định trong việc tổ chức và phát động chiến tranh, hoặc xuống chiếu huy động quân đội trong nước đánh giặc Khi có chiến tranh, vua hoặc các hoàng tử thường trực tiếp “tự làm tướng” cầm quân Nhiều vị vua thời Lý - Trần đã thân chinh chỉ huy các đạo quân đi đánh Chiêm Thành quấy phá biên giới, hoặc thực hiện các cuộc hành quân lớn đánh dẹp các thế lực chống đối Thậm chí, có những vị vua đã bỏ mình nơi trận mạc, như Trần Duệ Tòng hy sinh trên đất Chiêm năm 1377 Trong cuộc kháng chiến chống Tống,
chống Nguyên - Mông, các hoàng tử nhà Lý, hoặc các vua Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông đã từng chỉ huy một cánh quân lớn đánh giặc Vua Trần Anh Tông không ngại tuổi già đã thân cầm quân đi dẹp giặc Ngưu Hống Vua muốn thực hiện chức năng và quyền uy của mình, đồng thời cũng để làm gương trước các quần thẩn, tướng sĩ
Trang 6trong việc trị nước và giữ nước Ngay trong lúc đất nước thanh bình, các vua thời Lý - Trần vẫn thường xuyên xuống chiếu nhắc nhở các tướng sĩ không được lơ là việc phòng thủ, phải chăm lo luyện rèn binh
sĩ, đóng chiến thuyền và rèn đúc vũ khí Lý Nhân Tông, vị vua anh hùng đã kinh qua cuộc kháng chiến chống Tống, trước khi mất không quên dặn dò các đại thần: “nên sửa sang giáo mác để đề phòng việc không ngờ, chớ làm sai mệnh lệnh ta dù nhắm mắt cũng không di hận”5 Vua Lý Anh Tông trước khi về già, cũng đã căn dặn thái tử
thay mình trị vì đất nước: “Nước ta non sông gấm vóc, nhân tài tuấn kiệt, đất thiêng, châu ngọc bảo bối không cái gì không có, nước khác không thể nào ví được Con hãy nên giữ gìn cẩn thận”6 Vua Trần Anh Tông khi biết tin Trần Quốc Tuấn bị bệnh nặng khó qua khỏi, đã đến bên giường bệnh lo lắng hỏi: “Chẳng may thượng phụ không qua
khỏi, giặc phương Bắc lại sang, thì kế sách làm sao?”7 Các vị minh quân thời bấy giờ thường quan tâm nhiều đến việc lực chọn nhân tài, bạt dụng lương tướng, lập giảng võ đường không quên xuống chiếu cho các quý tộc tôn thất, các tướng lĩnh cao cấp phải năng nghiên cứu
và học tập binh thư, binh pháp Chính đích thân các vua Lý, vua Trần
đã cùng các hoàng tử chuyên tập binh pháp, học cưỡi ngựa và bắn tên
ở xạ đình để rèn luyện và nêu gương mình kể cả trong lúc hòa bình hoặc khi sắp có chiến tranh Những điều trên đã chứng tỏ nhà nước Lý
- Trần mà người đại diện là vua vẫn thường xuyên quan tâm và chăm
lo đến nhiệm vụ giữ nước