+ Về xã hội: thời Lý và thời Trần đều có hai giai cấp chính, đó là giai cấp thống trị và bị trị và gồm nhiều tầng lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu cùng là giai cấp thống trị và nông dân, thư
Trang 1Tiết 1
VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (1010 – 1225)
* Giới thiệu bài: PP thuyết trình (Slide 3-4)
Bên cạnh việc phát triển đời sống kinh tế thì văn hóa xã hội thời Lý cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ Hay nói cách khác, chính những tiến bộ trong kinh tế đã làm tiền đề cho sự thay đổi trong sinh hoạt văn hóa, xã hội.
Hoạt động 1: (8p)1 Khái quát tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội thời Lý-Trần PP: Vấn đáp, thuyết
trình, phân tích
KT: Động não, hoạt động cá nhân, kĩ thuật trình bày
1 phút
Gv yêu cầu học sinh trình bày khái quát tình hình chính
trị, kinh tế, xã hội thời Lý-Trần dưới dạng sơ đồ tư duy
(2 HS trình bày trước lớp - thời gian 1 phút)
Đây là nhiệm vụ GV đã giao cho học sinh chuẩn bị ở
nhà Bài tập được HS gửi cho GV qua Facebook
Sản phẩm của em Hoàng Ngọc Thắng lớp 7A
Sản phẩm của em Nguyễn Thị Hà lớp 7A
1 Khái quát tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời Lý-Trần
Trang 2
Sản phẩm của em Nguyễn Quỳnh Trang
lớp7B
Giáo viên yêu cầu 2-3 học sinh ở nhóm khác nhận xét
Giáo viên chốt, bổ sung, công nhận, cho điểm học sinh
+ Về chính trị: nhà Lý và nhà Trần ra sức xây dựng,
làm hoàn thiện dần bộ máy nhà nuớc quân chủ trung
ương tập quyền, xây dựng các bộ luật thành văn, củng cố
lực lượng quốc phòng vững mạnh, xây dựng và củng cố
khối đoàn kết dân tộc, lãnh đạo nhân dân chống ngoại
xâm thắng lợi
+ Về kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương
nghiệp đều phát triển
+ Về xã hội: thời Lý và thời Trần đều có hai giai cấp
chính, đó là giai cấp thống trị và bị trị và gồm nhiều tầng
lớp: quý tộc, địa chủ tư hữu (cùng là giai cấp thống trị)
và nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì (cùng là
giai cấp bị trị)
=> Với những thuận lợi về mặt chính trị, kinh tế xã hội
nêu trên đã tác động rất lớn đến sự phát triển mọi mặt
của văn hóa dân tộc Sự phát triển đó như thế nào thì sau
đây thầy trò chúng ta cùng đi vào tìm hiểu Văn hóa Đại
Việt thời Lý
Hoạt động 2: (27p)
Phương pháp: Nêu vấn đề, quan sát tranh, kĩ thuật
trình bày 1 phút, kĩ thuật động não
GV
: Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, chữ Hán được
các quan lại Trung Quốc dạy cho người Việt ở mức độ
đủ nhưng chỉ mục đích đào tạo tay sai phục vụ đăc lực
cho bộ máy cai trị của chúng hay những thuộc hạ thừa
hành cần mẫn mà thôi Đến thời tự chủ qua các triều đại
Ngô-Đinh-Tiền Lê còn non trẻ, sự tồn tại của các triều
2 Giáo dục và văn hoá.
a Giáo dục
Trang 3đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu
hết là các thủ lĩnh quân sự phải lo chỉnh đốn nội bộ,
đánh dẹp thù trong giặc ngoài nên giáo dục của đất nước
chưa có điều kiện phát triển, việc học hành thi cử đều
được phó thác cho các nhà sư Đến thời Lý, do sự ổn
định về chính trị và sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn
hóa thì giáo dục có phát triển hay không? Các em hãy
quan sát SGK và trả lời cho thầy câu hỏi
? Trình bày vài nét về giáo dục thời Lý.
HS trả lời: - Năm 1070: nhà Lý xây dựng Văn Miếu ở
Thăng Long để thờ Khổng Tử Đây cũng là nơi dạy học
cho các con vua
- Năm 1075: mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan
lại
- Năm 1076: mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc
đến học
GV nhận xét, chốt kiến thức
GV mở rộng: Năm 1075 khoa thi đầu tiên được tổ chức,
trong kì thi này Lê Văn Thịnh người làng Gia Bình (Gia
Lương-Hà Bắc) đỗ đầu, dưới thời vua Lý Nhân Tông
ông được cử làm Thái sư đứng đầu triều đình
GV chiếu Slide 6-8 hình ảnh Văn Miếu - Quốc tử giám
Văn Miếu – Quốc tử giám
- Năm 1070: xây dựng Văn Miếu
- Năm 1075: mở khoa thi đầu tiên
- Năm 1076: thành lập Quốc Tử Giám
Trang 4? Nêu những hiểu biết của em về Văn Miếu-Quốc tử
giám.
HS trình bày: (Kĩ thuật trình bày 1 phút)
- Văn Miếu được xây dựng năm 1070 đây là miếu thờ
tổ đạo Nho (Khổng Tử) và nơi dạy học cho con vua, dài
350m, ngang 75m
- Năm 1076 nhà Quốc tử giám được dựng lên trong khu
Văn Miếu - đây được coi là trường đại học đầu tiên của
Đại Việt Lúc đầu ở đây chỉ giành cho các con vua sau
đó nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người
giỏi trong nước Đây cũng là nơi tham quan của du
khách trong và ngoài nước, nơi khen tặng học sinh xuất
sắc, tổ chức hội thơ hàng năm vào rằm tháng Giêng
GV chiếu Slide 9
Bia Tiến sĩ trong Văn Miếu
? Em biết gì về 82 tấm bia tiến sĩ trong Văn Miếu
Quốc tử giám? HS trả lời
- Bia tiến sĩ Văn Miếu-Quốc Tử Giám là các bia đá ghi
tên những người đỗ Tiến sĩ các khoa thi thời Lê sơ, thời
Mạc và thời Lê trung hưng (1442-1779) tại Văn
Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội, Việt Nam Các bia đá này đã
được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới
thuộc Chương trình Ký ức Thế giới vào ngày 9/3/2010,
tại Macau, Trung Quốc
GV nhận xét, cho điểm
? Qua một số sự kiện, hình ảnh mà các em vừa tìm
hiểu, quan sát, em có nhận xét gì về nền giáo dục thời
Lý?
HS trả lời: quan tâm đến giáo dục nhưng hạn chế: con
vua, con quan mới được học, thi cử chưa có nền nếp, quy
củ, thi theo nhu cầu
? Em hãy liên hệ với giáo dục ngày nay, khác với thời
Lý như thế nào?
-> Thời Lý quan tâm đến giáo dục nhưng còn hạn chế
Trang 5+ Hiện nay hầu như gia đình nào cũng có người đi học
nên giáo dục và đào tạo không còn là chuyện của riêng
ngành giáo dục, mà là của cả xã hội, của mỗi gia đình
Gv bổ sung
+ Nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục xã hội chủ
nghĩa mang tính ưu việt
+ Đảng và Nhà Nước ta ngày càng coi trọng giáo dục,
khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, làm nguồn
lực thúc đẩy và phát triển kinh tế-xã hội Đảng ta lãnh
đạo đổi mới toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo nên
lĩnh vực này càng được toàn dân quan tâm
+ Trách nhiệm của mỗi học sinh chúng ta là noi bước các
thế hệ cha ông, tích cực học tập, rèn luyện để đưa nước ta
sánh ngang với các cường quốc năm châu
HS trả lời -> GV cho 2 HS khác nhận xét, bổ sung (Kĩ
thuật trình bày 1 phút) ->GV kết luận
GV chuyển ý: Đến thời Lý, do sự ổn định về chính trị và
sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa đã dẫn đến
những bước phát triển nhảy vọt về giáo dục Việc phát
triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được
nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước Sự phát
triển mạnh mẽ về giáo dục đã tác động rất lớn đến văn
học thời Lý
GV yêu cầu HS quan sát SGK/48
? Trình bày những hiểu biết của em về văn học thời
Lý ?
HS trả lời
GV nhận xét, chốt kiến thức
(Tích hợp môn Ngữ văn lớp 7 (tiết 17- Văn bản: Nam
quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt)
? Có một bài thơ nổi tiếng viết bằng chữ Hán được coi
là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, em
biết gì về tác phẩm ấy?
HS trả lời: Đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà”; Khẳng định
vì sao bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập
Bài thơ là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định
chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí
quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược
Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình, ghét
chiến tranh phi nghĩa của dân tộc ta
GV chiếu Slide 10
b Văn học
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
Trang 6GV nhận xét, cho điểm.
GV bình thêm: Bài thơ là bản Tuyên ngôn độc lập đầu
tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và
nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ
thù xâm lược Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu chuộng
hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa của dân tộc ta là
lời nhắc nhở hậu thế về ý thức tự cường dân tộc, đặc biệt
khi tình hình biển Đông đang nóng, vấn đề bảo vệ chủ
quyền biên giới quốc gia đang được quan tâm
? Nếu được nói về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo
ngày nay, em sẽ nói gì? (Kĩ thuật động não)
- 3 hs trình bày:
+ Hiện nay tình hình Biển Đông đang diễn biến hết sức
phức tạp, Trung Quốc đòi chủ quyền hầu hết diện tích ở
Biển Đông, thậm chí chúng còn ngang nhiên chiếm đóng
trái phép Hoàng Sa của chúng ta
GV bổ sung: chúng ta cần kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền biển đảo của chúng ta
+ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
+ Đấu tranh tỉnh táo và khôn khéo, đừng để những lời dụ
dỗ, kích động của kẻ thù đánh gục Trường Sa, Hoàng Sa
là máu thịt của Việt Nam!
- GV nhận xét, khích lệ học sinh
- GV giới thiệu thêm 1 số tác phẩm thơ ca thời Lý:
GV chuyển ý: Khi tìm hiểu về giáo dục, văn học thời
Lý, chúng ta đã thấy được tầm ảnh hưởng của Phật
giáo và các nhà sư rất lớn Vì sao lại như vậy?
- GV cho HS quan sát phần phần in nghiêng (sgk/48)
? Tại sao đạo Phật thời Lý lại phát triển như vậy?
C, Tôn giáo
Trang 7HS suy nghĩ 30s và 2 HS trả lời bổ sung cho nhau
+ Vua quan và nhiều người theo đạo Phật, chùa chiền
được xây dựng ở khắp nơi
(đọc chữ in nghiêng trong SGK)
GV bổ sung thêm + Đạo Phật được truyền bá vào nước ta
từ rất sớm, những tư tưởng của Phật giáo phù hợp với
truyền thống của người Việt nên được tiếp thu và phổ
biến rộng rãi, dần dần có ảnh hưởng lớn trong xã hội
Các nhà sư có vị thế cao và có nhiều đóng góp cho đất
nước
+ Thời Lý các nhà sư là những người có kiến thức uyên
thâm, được triều đình tôn trọng, được tham gia vào bàn
bạc các công việc của đất nước
-> GV chốt
GV giới thiệu một số chùa được xây dựng trong thời kỳ
này và nhấn mạnh giá trị thẩm mỹ của các công trình
kiến trúc ấy Tích hợp môn Mĩ thuật bài 11 - Một số công
trình tiêu biểu của Mỹ thuật thời Lý
GV chiếu Slide 11- hình ảnh chuông Qui Điền và giới
thiệu
Chuông Quy Điền
- Đó là quả chuông khổng lồ do vua Lý Nhân Tông cho
đúc vào mùa xuân năm 1080 để treo ở ngôi chùa Diên
Hựu Truyền rằng chuông to đến nỗi phải xây một lầu
chuông bằng đá xanh, cao đến 8 trượng (20-25m) để treo
Nhưng khi đánh thử, chuông lại không kêu nhưng cho
rằng nó đã thành khí, không nên tiêu hủy, nhà vua bèn sai
người vần ra khu ruộng sau chùa
Vì khu ruộng này thấp trũng, có nhiều rùa đến ở, nên
có tên là Quy Điền (ruộng Rùa), nhân đó gọi chuông là
- Hầu hết các vua nhà Lý đều sùng đạo Phật
Trang 8chuông Quy Điền Tháng 10 năm Bính Ngọ (1426),
chuông Quy Điền đã bị Vương Thông (nhà Minh) cho
phá hủy để chế tạo súng đạn, hỏa khí
GV chuyển ý, nêu vấn đề:
Sự phát triển của văn hóa, giáo dục và Phật giáo có tác
động mạnh mẽ đến văn nghệ thuật, khiến Văn
hóa-nghệ thuật thời Lý rất đa dạng phong phú Em có đồng ý
với ý kiến đó không, vì sao?
Hs nêu ý kiến, quan điểm của cá nhân về nhận định
- Đồng ý
- Dưới thời lý, người dân rất yêu thích ca hát, nhảy múa,
lễ hội, những trò chơi dân gian
- Hoạt động văn hóa dân gian phong phú, đa dạng
? Ngày nay các hoạt động văn hóa nói trên có còn
không? Liên hệ với địa phương em.
HS: ở địa phương em vẫn duy trì hát chèo, múa rối nước
tại Yên Đức, đua thuyền ở Quảng Yên, Vân Đồn một
số trò chơi dân gian khác trong các dịp lễ hội đầu xuân
GV: cho học sinh theo dõi một đoạn video về múa rối
nước, một số trò chơi dân gian Slide 12-13
Múa rối nước Hát chèo
d Hoạt động văn hóa dân gian phong phú, đa dạng: ca hát, nhảy múa,
lễ hội, những trò chơi dân gian
Trang 9Đua thuyền Đấu vật
GV mở rộng : Trải qua hàng nghìn năm, các hoạt động
văn hóa dân gian vẫn được nhân dân ta gìn giữ, kế thừa
và phát huy giá trị nhất là nghệ thuật chèo và nghệ thuật múa rối nước (Ở miền bắc nước ta hiện nay có tới gần 20 nhà hát chèo và đoàn chèo, như Nhà hát chèo Hà Nội, Thái Bình với nhiều tên tuổi nổi tiếng như nghệ sĩ Quốc Chiêm, nghệ sĩ Xuân Hinh các vở chèo cổ nổi tiếng: Quan âm thị kính (môn Ngữ văn, học kì II các em sẽ được học), Lưu Bình - Dương Lễ, Nghêu sò ốc hến Trên thế giới, nghệ thuật múa rối ở nước nào cũng
có nhưng múa rối nước thì chỉ có ở Việt Nam ) Như vậy nghệ thuật chèo, nghệ thuật múa rối nước là những di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam khiến chúng ta vô cùng tự hào, cần gìn giữ và phát huy
GV chiếu hình ảnh lễ hội Gióng (Slide 14-15)
Trang 10? Đây là lễ hội gì? Tổ chức Lễ hội này nhằm mục đích
gì? (hs trình bày 1 phút)
- “Nhớ ngày mồng chín tháng Tư
Không đi hội Gióng cũng như mất đời.”
- Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca
ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một
trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam
GV bổ sung thêm:
- Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các
trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong
cuộc chiến chống giặc Ân
- Thông qua lễ hội, người xưa muốn tái hiện những
trang sử oanh liệt về chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa
- Giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý
chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân
tộc
- Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng
bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền
Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội)
- Để nâng cao chất lượng phong trào thể dục thể thao của
tuổi trẻ, Bộ Giáo dục, Tổng cục Thể dục thể thao, Trung
ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức
Hội khoẻ Phù Đổng cho học sinh các trường phổ thông
cơ sở và phổ thông trung học trong cả nước
- Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh
Gióng trong thời đại mới
- Mục đích của hội thi là tưởng nhớ Thánh Gióng anh
hùng, khỏe để học tập, lao động, góp phần bảo vệ và xây
dựng Tổ quốc sau này
GV chuyển ý: Cùng với sự phát triển của các hoạt
động văn hóa dân gian, nghệ thuật thời Lý có gì đáng
chú ý
? Thời Lý gồm có những loại hình nghệ thuật nào?
HS trả lời.
- Nghệ thuật kiến trúc
- Nghệ thuật điêu khắc và trang trí
- Nghệ thuật gốm (Gv đã giới thiệu ở tiết trước)
? Nghệ thuật kiến trúc thời lý có gì đặc biệt ?
- Kiến trúc cung đình và kiến trúc Phật giáo
- Tạc tượng và chạm khắc
GV chốt kiến thức:
GV: Để hiểu rõ hơn về nghệ thuật thời Lý gv yêu cầu
đại diện của 3 nhóm lần lượt trình bày phần chuẩn bị
e Nghệ thuật:
Trang 11của nhóm mình (GV sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ (giao cho 3 nhóm chuẩn bị trước ở nhà), kĩ thuật trình bày 1 phút.
Nhóm 1: Là một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về kinh đô Thăng Long.
Nhóm 2 : Kể tên một số công trình kiến trúc Phật giáo thời Lý Em thích nhất công trình nào? Hãy kể ngắn gọn về công trình đó.
Nhóm 3: Em hãy giới thiệu về các công trình điêu khắc, trang trí tiêu biểu thời Lý.
- Đại diện hs nhóm 1 lên trình bày (hs ứng dụng công nghệ thông tin).
+ Sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu Kinh thành là nơi ở và sinh sống của dân cư Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành, là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu
và số ít cung tần mỹ nữ ngoài ra có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng trong đó có Quốc Tử Giám
Lý Công Uẩn
- Việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô ra Thăng Long
ngay sau khi ông lên ngôi vua một năm, không đơn giản
Trang 12chỉ là việc di chuyển kinh đô từ địa điểm này sang địa điểm khác, mà thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng của người khởi nghiệp nhà Lý; phản ánh sự trưởng thành của dân tộc ta, thể hiện sức sống của một dân tộc anh hùng Hoàng thành Thăng Long nằm ở số 18 Hoàng Diệu được phát hiện và khai quật từ năm 2003 Ngày 1/8/2010 Hoàng Thành được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá.
- Đại diện hs nhóm 2 lên trình bày (Slide 17-19)
- Thời Lý nhiều công trình kiến trúc Phật giáo lớn đã được xây dựng như quần thể chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Một Cột Tháp
là bộ phận gắn với kiến trúc chùa, tiêu biểu là :Tháp Phật Tích (Bắc Ninh), Tháp Chương Sơn (Nam Định).
Tượng phật A-di-đà (Chùa Phật Tích – Bắc Ninh) Chùa Một Cột Tượng phật A-di-đà
Chùa Một Cột được xây dựng vào năm 1049 thời vua
Lý Thái Tông Chùa Một Cột có tên khác là chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội (ở bên phải Lǎng Chủ Tịch Hồ Chí Minh)
Chùa Một Cột là một trong những biểu tượng của thủ đô
Hà Nội Chùa có kiến trúc độc đáo, được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên
GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét
GV nhận xét, có hình thức đánh giá, cho điểm học sinh.