Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_40 ppsx

7 369 0
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_40 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG V KHOAN THƯ SỨC DÂN - THƯỢNG SÁCH GIỮ NƯỚC Dựa vào dân, động viên toàn dân tham gia đánh giặc giữ nước là một ưu điểm nổi bật của các vương triều Lý và Trần. Trong điều kiện phải thường xuyên đối phó với các thế lực ngoại xâm lớn mạnh hơn bội phần, tồ tiên ta không chỉ dựa vào sức mạnh của nhà nước, của quân đội mà phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của cả nước. Vậy làm sao để động viên được đông đảo nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước, làm sao thực hiện được “toàn dân vi binh”, “cử quốc nghênh địch”? Bí quyết thành công của triều đại Lý - Trần là “dựa vào dân” và chính sách “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. “Khoan thư sức dân” đã trở thành một quốc sách, một kế sách giữ nước quan trọng của nhà nước Đại Việt. I. QUAN ĐIỂM VỀ DÂN THỜI LÝ - TRẦN Trong lịch sử, dù ở thời kỳ nào, triều đại nào, dù đối với một thể chế chính trị nào, vai trò của nhân dân vẫn là quyết định. Vì vậy, giai cấp thống trị bao giờ cũng tìm mọi cách khai thác nguồn sức mạnh này để phục vụ quyền lợi của mình. Các nhà tư tưởng phong kiến đã sớm nêu lên những quan điểm về dân trong các tác phẩm kinh điển của họ. Khổng Tử nói: “Dân vi bang bản” (dân là gốc của nước). Mạnh Tử cho rằng: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, (dân là quý, thứ đến là quốc gia, còn vua thì xem nhẹ). Lý tưởng “thân dân” được coi như một nguyên lý tiến bộ của Nho giáo khởi thủy. Trong thiên “Thái tuệ” của sách Kinh thư có câu: “dân chi sở dục, thiên tất tòng chi” (cái mà dân muốn tức trời muốn), hoặc trong sách Đại học: “Tại minh minh đức, thân dân, chi ư chí thiện” (điều chí thiện là ở chỗ đức sáng, thân dân), v.v… Ở nước ta, tư tưởng “dân”, “dựa vào dân” đã từng có trong lịch sử lâu đời, nó xuất phát từ truyền thống gắn bó giữa thủ lĩnh và quần chúng, từ nền móng của những quan hệ cộng đồng công xã xa xưa. Đến thời Lý - Trần, quan điểm thân dân của các vua và giới quý tộc được phát triển bởi sự kết hợp giữa truyền thống lịch sử đó với tinh thần từ bi, bác ái, nhân từ của Phật giáo và tư tưởng “dân” tiến bộ của Nho giáo. Những đại biểu về tư tưởng của các tập đoàn phong kiến đương quyền ở nước ta thời Lý - Trần thường coi “ý dân”, “lòng dân”, việc “khoan thư sức dân” là điều đáng quan tâm bậc nhất trong sự nghiệp chính trị. Đối với họ, “lòng dân” cùng với “ý trời” là cơ sở đề thiết lập vương quyền; hoặc là căn cứ của những chính sách lớn, những hoạt động chính trị của triều đình như việc dời đô; kế vị ngôi báu, phát động chiến tranh, v.v Trong xã hội phong kiến nói chung và thời Lý - Trần nói riêng, sự thay đổi một triều đại hay sự thay đổi ngôi vua thường được giải thích theo ý nghĩa đó. Sự kiện Lý Công Uẩn lên ngôi thiên tử thay thế vị trí của Ngọa triều hoàng đế được coi là “thuận lẽ trời, hợp lòng dân”. Đào Cam Mộc, một đại thần trong triều đã nói với Công Uẩn rằng: “Thân vệ sao chẳng nhân lúc này, theo dấu Thang Võ ngày xưa, noi gương Dương Lê mới rồi, trên thuận lòng trời, dưới thuận dân mong mà cứ khư khư giữ cái tiểu tiết hay sao?”. Nay trăm họ mỏi mệt, dân không chịu nổi mệnh lệnh. Nếu Thân vệ lấy ân đức mà vỗ về, tất trăm họ sẽ vui vẻ mà nghe theo, cũng như nước chảy chỗ trũng, ai mà ngăn chặn được”1. Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ) trong “Chiếu dời đô” đã khẳng định: “Trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân, thấy tiện lợi thì đổi dời vận nước lâu dài phong tục giàu thịnh"2. Những cuộc hành quân chinh phạt, những cuộc thanh trừng nội bộ thường được các nhà vua hoặc giới quý tộc lấy nguyên nhân “lòng dân” làm chỗ dựa. Chẳng hạn, cuối thời Lý, Trần Tự Khánh đã tiến hành một đợt thanh trừng lớn để chuẩn bị lực lượng cho thế lực họ Trần đã nói với vua Lý Huệ Tông rằng: “Thần thấy bọn tiểu nhân ở bên cạnh bệ hạ lấn át người trung lương, bưng tai bịt mắt bệ hạ; dân tình uất ức không thấu được lên trên, cho nên nhân lòng giận dữ của người trong nước, thần khởi binh dẹp lũ đó, cắt trừ gốc họa để yên lòng dân mà thôi”3. Như vậy yếu tố “dân” đã được các thế lực chính tựi lợi dụng. Đối với nhà vua “ý trời lòng dân” trở thành lý do, định vị, tuy nhiên một khi đã lên ngôi thì quyền lực của nhà vua là toàn năng và tối thượng, vua lại được coi là “Thiên tử” (con trời) “thế thiên hành đạo” (thay trời cai trị) và là cha mẹ của muôn dân. Lý Thái Tông thì yêu dân như con; Lý Thánh Tông đã từng nói: “Ta yêu con ta như lòng ta làm cha mẹ dân”. Vua Trần Anh Tông có lần khẳng định: “Trẫm là cha mẹ dân, nếu thấy dân lầm than thì phải cứu giúp ngay, há nên so đo khó dễ lợi hại”4. Trong “Lộ bố văn”, Lý Thường Kiệt khẳng định: “Trời sinh ra dân chúng, vua hiền ắt hòa mục. Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân”5. Như vậy, với quan niệm lúc đó, vua tuy là tối thượng nhưng lại có quan hệ và trách nhiệm của mình đối với dân chúng. Có khi nhà vua coi đó là một tiêu chuẩn chính trị để tự răn mình. Năm 1207, Lý Cao Tông đã hạ chiếu rằng: “Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trùng, không biết cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây oán với kẻ dưới. Dân dã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai; nay trẫm sẽ sửa lỗi cùng dân đổi mới”6. Các nhà vua thường tự coi mình là trung tâm cố kết của cộng đồng quốc gia, dân tộc, là người che chở trực tiếp của muôn dân. Điều đó đã trở thành lý thuyết của các bậc vua quan phong kiến. Trên thực tế. sự tham gia của nhân dân vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước càng khẳng định lòng tin của giới quý tộc về vai trò quyết định của dân chúng. Nhân dân được coi là cơ sở để tiến hành các cuộc chiến tranh giữ nước. Chính vì lẽ đó mà Trần Quốc Tuấn đã đề nghị vua Trần Nhân Tông nên thực hiện “chúng chí thành thành”, xây bức thành kiên cố bằng ý chí của nhân dân, và ông đã tổng kết kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc, rằng: “ Đến đời Đinh - Lê dùng được người hiền lương đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi sung yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống đó là một thì mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc tự bị bắt Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước”7. Như vậy là, Trần Quốc Tuấn- nhà chính trị, quân sự nổi tiếng thế kỷ XIII, người anh hùng vĩ đại của dân tộc, người có công lao lớn nhất trong cả ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông đã nhận thức một cách sâu sắc vai trò của nhân dân đối với công cuộc giữ nước. Ông luôn khẳng định rằng cố kết lòng dân là bức thành trì kiên cố nhất, việc tăng cường sức dân, tranh thủ sự đồng lòng của nhân dân là “kế sâu rễ bền gốc” là điều kiện tiên quyết để chiến thắng quân thù, giữ gìn độc lập. Vai trò quyết định của nhân dân đối với sự sống còn của một dân tộc là một chân lý mà những người có đầu óc sáng suốt đương thời không thể thấy được. Và cũng chính vì thế mà các quý tộc quan lại thời Lý - Trần đều vững lòng tin vào sự nghiệp đánh giặc mỗi khi phát động được toàn dân tham gia. Trước sự hăm dọa láo xược của vua Nguyên rằng, sẽ tiếp tục một lần nữa tiến công đập nát thành Thăng Long, sứ thần Đại Việt lúc đó là Đào Tử Kỳ đã hiên ngang nói: “Thành Thăng Long kia chỉ là vật nhỏ mọn đề phòng kẻ trộm cướp vặt, phá tan nó có khó gì. Còn như để chống lại kẻ thù từ bên ngoài đến chực ăn cướp nước chúng tôi thì chúng tôi đã có một tòa thành vững vàng như núi không kẻ nào phá được, đó là sức mạnh của nhân dân chúng tôi”8. Như vậy là, trên vũ đài tư tưởng thời Lý - Trần, nhân dân được nhìn nhận như một lực lượng xã hội quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Quan điểm “dân” thời bấy giờ chứa đựng nhiều yếu tố tích cực, tiến bộ. Và chính nhờ những yếu tố tích cực đó mà nhà nước Lý - Trần đã thu được những thành quả lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, quan điểm và chính sách thân dân ấy dẫu có tiến bộ cũng không ngoài khuôn khổ ý thức hệ phong kiến. Dẫu sao tác dụng quan trọng của những quan điểm tư tưởng hay những chính sách thân dân thời Lý - Trần vẫn là điều chủ yếu. Nó đem lại sự hòa hoãn mâu thuẫn giai cấp vốn tồn tại thường xuyên trong xã hội phong kiến. Đặc biệt trong giai đoạn mà chế độ phong kiến đang hình thành và phát triển như thời Lý - Trần, khi mà quyền lợi của giới quý tộc còn gắn liền với quyền lợi của toàn dân tộc, từ những quan điểm “dân” tiến bộ đó có tác dụng củng cố khối đoàn kết chung nhằm ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa làm cho nước nhà giàu thịnh và để đất nước tăng thêm thế mạnh, có đủ sức đánh thắng ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. Tóm lại, những nhà lãnh đạo đất nước nói riêng cũng như giới quý tộc ở giai đoạn phát triển thời Lý - Trần đã có những quan điểm tư tưởng tiến bộ về dân, nhận thức đúng và đánh giá cao vai trò của sức dân trong sự nghiệp chung của cả nước. Vì thế, nhà nước Đại Việt thời Lý - Trần đã thực hiện những chính sách “khoan thư sức dân” nhằm động viên nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước hòa bình và đánh giặc lúc có chiến tranh. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG V KHOAN THƯ SỨC DÂN - THƯỢNG SÁCH GIỮ NƯỚC Dựa vào dân, động viên toàn dân tham gia đánh giặc giữ nước là một ưu điểm. chính sách “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. “Khoan thư sức dân” đã trở thành một quốc sách, một kế sách giữ nước quan trọng của nhà nước Đại Việt. I. QUAN ĐIỂM VỀ DÂN THỜI LÝ. sự nghiệp dựng nước và giữ nước càng khẳng định lòng tin của giới quý tộc về vai trò quyết định của dân chúng. Nhân dân được coi là cơ sở để tiến hành các cuộc chiến tranh giữ nước. Chính vì

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan