Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC II. ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, CHỐNG THÙ TRONG GIẶC NGOÀI Nhiều tộc người cộng cư trên vùng lãnh thổ quốc gia Đại Việt. Trong đó, khối cư dân Việt - Mường chiếm tuyệt đại đa số ở những vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam và các thung lũng, nương đồi thuộc vùng rừng núi với trung tâm là Hòa Bình ngày nay, phía nam lan sang thượng du Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và phía bắc đến Vĩnh Phú. Ở biên thùy phía bắc là địa bàn cư trú chủ yếu của khối cư dân Tày - Nùng có cùng chung cội nguồn với người Tây Âu (Tây Việt) ở Quảng Tây, Quảng Đông Trung Quốc ngày nay. Vùng tây - bắc là địa bàn của người Thái cổ, tiếp đến lớp người Thái sau này di cư đến muộn, kéo dài từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIV thuộc thời Lý-Trần. Khối Việt - Mường vốn chung cội nguồn, nhưng đo tác động của nhiều yếu tố, chủ yếu là môi trường sinh thái và chế độ chính trị kéo dài hàng chục thế kỷ sau công nguyên, kể cả từ thế kỷ X, đã dẫn đến sự chia tách về tên gọi. Khối Tày - Nùng với trung tâm là Cao Bằng, bắc Lạng Sơn ngày nay đã có lịch sử chung sức với người Lạc Việt dựng nên nước Âu Lạc, do Thục An Dương Vương - người Tày, làm vua, đóng đô ở Cổ Loa từ thế kỷ III trước công nguyên. Từ thời Bắc thuộc, bọn thống trị đô hộ Hán - Đường đã dần dẩn thiết lập bộ máy cai trị đến quận huyện ở vùng đồng bằng châu thổ, còn ở vùng núi xa xôi của các tộc ít người vẫn áp dụng chính sách “cơ mi” (ràng buộc lỏng lẻo) giao cho tù trưởng trông coi. Sau khi giành lại được độc lập tự chủ, nhà nước thời Đinh, Tiền Lê cũng chưa đề ra được chính sách mới để quản lý vùng đất “cơ mi”. Phải đợi đến vương triều Lý trở đi, vấn đề quản lý, liên kết cộng đồng các tộc người trên lãnh thổ quốc gia Đại Việt mới được đặt ra một cách cấp thiết. Bộ máy nhà nước triều Lý chỉ mới trực tiếp quản lý được vùng đồng bằng châu thổ, miền trung du và một phần thượng du. Ở các vùng biên viễn, núi rừng xa xôi triều Lý vẫn áp đụng chính sách “cơ mi” qua những biện pháp mềm dẻo và hình thức linh hoạt. Đối với các tộc ít người ở vùng thượng du, nhà nước cho quyền tự quản, do tù trưởng trông coi. Để thắt chặt mối quan hệ liên kết bên cạnh việc trao chức tước quyền hạn, nhà nước còn dùng quan hệ hôn nhân, gả công chúa cho các tù trưởng, qua vai trò của họ tập hợp cư dân thành một khối chung quanh nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Đây là chính sách đặc biệt của vương triều Lý. Sử chép từ năm 1036 thời Lý Thái Tông cho đến năm 1167 thời Lý Anh Tông, ít nhất có chín trường hợp gả công chúa cho tù trưởng các châu thuộc vùng trung - thượng du Bắc Bộ ngày nay. Đó là các trường hợp: 1. Năm 1029, Lý Thái Tông gả công chúa Bình Dương cho châu mục châu Lạng (vùng Lạng Sơn và một phần Bắc Giang) là Thân Thiệu Thái. 2. Năm 1036, Lý Thái Tông gả công chúa Kim Thành cho Lê Tông Thuận châu mục châu Phong (Vĩnh Phú). 3. Cùng năm trên gả công chúa Trường Ninh cho châu mục Thượng Oai (?) là Hà Thiện Lãm. 4. …Ngọc Kiều cho châu mục họ Lê ở châu Chân Đăng (bắc Phú Thọ - Tuyên Quang)1. 5. Năm 1066, Lý Thánh Tông gả công chúa Thiên Thành cho Thân Đạo Nguyên2 châu Lạng (Lạng Sơn và một phần Bắc Giang) 6. Năm 1082, Lý Nhân Tông gả công chúa Khâm Thánh cho châu mục châu Vị Long (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) là Hà Di Khánh. 7. Năm 1127, Lý Nhân Tông gả công chúa Diên Bình cho thủ lĩnh phủ Phú Lương (Thái Nguyên) là Dương Tự Minh. 8. Năm 1144, Lý Anh Tông gả công chúa Thiều Dung cho Dương Tự Minh3. 9. Năm 1167, Lý Anh Tông gả công chúa Thiên Cực cho châu mục châu Lạng là Hoài Trung Hấu. Một khi đã lấy công chúa, các tù trưởng địa phương có quan hệ mật thiết với nhà vua như cha con. Như vậy, lãnh thổ và cư dân trong thực tế nhà vua giao cho con rể quản giữ. Gả công chúa chỉ áp dụng ở một số trường hợp đặc biệt, phổ biến hơn là phong quan tước và giao cho quyền quản đất chăn dân. Có thể kể trường hợp điển hình của họ Nùng. Anh em Nùng Tồn Phúc, Tồn Lộc và em vợ là Dương Đạo đều thủ lĩnh các châu Thảng Do, Vạn Nhai, Vũ Lặc ở vùng Quảng Nguyên, Cao Bằng ngày nay, hàng năm họ có nhiệm vụ nộp đồ tiến cống bằng sản vật địa phương. Tồn Phúc giết các em, chiếm đất, xưng hoàng đế, lập vương quốc riêng. Năm 1039 Lý Thái Tông đem quân đánh dẹp, bắt được Tồn Phúc đem về Thăng Long. Nhà vua hạ chiếu: “Trẫm có thiên hạ, khắp trên đất, đâu đấy đều là tôi con, các phiên thần đều dâng lễ cống. Thế mà Tồn Phúc ở châu Thảng Do dám tự tôn tự đại, dựng nước riêng, tiếm xưng tôn hiệu, khuấy rối dân lành ở nơi biên giới ”, rồi truyền lệnh chém đầu ở chợ kinh đô4. Năm 1041, Trí Cao, con Tồn Phúc, lại nổi dậy, bị quân triều đình bắt về kinh đô. Lý Thái Tông tha tội, cho giữ đất cũ và cắt thêm các động Lôi Hỏa, Tư Lang, trao giữ chức châu mục. Năm 1043, vua lại gia phong cho Trí Cao hàm thái bảo - một tước vị lớn trong triều. Ân uy là vậy nhưng Trí Cao vẫn không từ bỏ ý định cát cứ, còn đánh sang đất Tống và bị người Tống đánh đuổi, chết ở Đại Lý vào năm 1053. Tuy nhiên, chính sách quản lý mền dẻo của nhà nước quân chủ thời Lý đã có tác dụng rất lớn trong việc giữ gìn an ninh, bảo vệ lãnh thổ nơi biên cương. Hai cha con phò mã Thân Thiệu Thái, Thân Đạo Nguyên đã xứng đáng với vai trò làm phên giậu, quản giữ vùng đất biên cương xung yếu ở Lạng Sơn ngày nay. Các châu mục, tù trưởng Nùng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An, Lý Kế Nguyên có những đóng góp tích cực, huy động quân dân các tộc ít người sát vai cùng triều đình đánh giặc Tống vào năm 1076. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC II. ĐOÀN KẾT DÂN TỘC, CHỐNG. vẫn áp dụng chính sách “cơ mi” (ràng buộc lỏng lẻo) giao cho tù trưởng trông coi. Sau khi giành lại được độc lập tự chủ, nhà nước thời Đinh, Tiền Lê cũng chưa đề ra được chính sách mới để quản. đuổi, chết ở Đại Lý vào năm 1053. Tuy nhiên, chính sách quản lý mền dẻo của nhà nước quân chủ thời Lý đã có tác dụng rất lớn trong việc giữ gìn an ninh, bảo vệ lãnh thổ nơi biên cương. Hai