1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần ppsx

5 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 147,68 KB

Nội dung

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần THÁI ÚY, VIỆT QUỐC CÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT (1019-1103) Thời trẻ ông có tên là Ngô Tuấn, ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, Gia Lâm, Hà Nội) con của Sùng tiết tướng Ngô An Ngữ, sau theo gia đình sang sinh sống tại phường Thái Hòa (Hà Nội). Bình sinh Ngô Tuấn rất khôi ngô, tuấn tú, thông minh, linh lợi; là người có chí, thích nghề võ, ban ngày thường luyện tập cung kiếm, bày trận đồ, ban đêm chong đèn đọc binh thư. Ông chóng thành tài và liên tiếp được thăng chức: 20 tuổi, đã được vua yêu, đưa vào giúp việc trong cung, 22 tuổi giữ chức Hoàng môn chi hậu trong quân Túc vệ, luôn ở cạnh bên vua. Khi Lý Thái Tông lên ngôi, Ngô Tuấn được đưa ra giúp việc triều chính. Ông được phong thái bảo, cầm “tiết việt” đi thanh tra quan lại ở vùng Thanh - Nghệ. Năm 1069, khi Lý Thái Tông thân đi đánh Chiêm Thành để ổn định biên giới phía nam, ông được cử làm tướng tiên phong, lập nên công lớn, được vua phong Thái úy, tước khai quốc công và ban tứ tính (họ vua). Từ đó, ông mang tên Lý Thường Kiệt. Năm 1075, nhà Tống chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Lúc triều đình Lý hội đàm về kế sách đánh giác, ông đề ra chủ trương: ngồi yên đợi giặc sao bằng đem quân đánh trước đề chặn mũi nhọn của chúng. Đó là cơ sở chiến lược tiên phát chế nhân mà ông là người đầu tiên đề xuất. Là người nhìn xa trông rộng, ông chủ trương xây dựng khối đoàn kết trong triều, củng cố thế nước, chủ động đề nghị Linh Nhâm thái hậu cho gọi Lý Đạo Thành về giữ chức Thái phó để cùng bàn việc giữ nước. Trong khi hành quân, ông nghiêm quân lệnh, chỉ thị cho quân sĩ không được tơ hào của dân và ban hành Lộ bố văn, nói rõ mục đích chiến đấu. Biết chắc quân Tống sẽ tiến công, ông chủ trương xây dựng phòng tuyến lớn ở sông Như Nguyệt. Năm 1077, 30 vạn quân Tống do tướng Quách Quỳ chỉ huy tràn sang, ông trực tiếp lãnh đạo quân dân cả nước kháng chiến. Lúc quân Tống bị chặn ở Như Nguyệt, thủy quân Tống bị đánh tan ở Đông Kênh (Quảng Ninh). Nhiều trận quyết chiến diễn ra ác liệt, khiến quân Tống không còn tiến công được, đành phải “án binh” chờ viện. Khi thời cơ đến, ông tổ chức phản công chiến lược, thực hành trận quyết chiến đánh thẳng vào trại quân của tướng giặc, khiến quân Tống bị bất ngờ, không kịp trở tay, không chống đỡ nổi. Lúc giặc đã “10 phần chết 8”, ông cho biện sĩ sang hòa nghị, mở đường thoát cho chúng. Quách Quỳ chấp thuận rút quân về. Trong chiến công lớn của quân dân Đại Việt có phần đóng góp lớn lao của Thái úy Lý Thường Kiệt, vị tổng chỉ huy toàn quân lúc đó. Sau chiến thắng ngoại xâm, Lý Thường Kiệt lo việc nội trị và ngoại giao. Ông có nhiều công lao xây dựng triều chính, phát triển kinh tế - văn hóa, cải thiện đời sống nhân dân. Vua Lý Thánh Tông nhận ông làm em nuôi và cử ông đi coi châu Ái, một địa bàn chiến lược phía nam đất nước. Văn bia chùa Linh Xứng ghi lại công đức của ông như sau: “làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ quần chúng, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng Thái úy biết dân lấy no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên, không để lỡ thời vụ Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả”. Mặc dầu khi tuổi đã cao ông vẫn lo lắng việc nước. Năm ông đã 83 - 84 tuổi mà vẫn chỉ huy hai cuộc hành quân lớn, dẹp quân phiến loạn Lý Giác ở Diễn Châu và đánh tan quân Chiêm Thành quấy phá ở Bố Chính. Ông có công trong việc sửa định binh chế, đổi mới bộ máy quân đội, tổ chức các đơn vị từ Cấm quân đến dân binh. Với những công lao đó, cả triều đình nhà Lý đều quý trọng ông. Ngay khi ông còn sống, vua Lý Nhân Tông đã cho làm bài ca để tán dương công trạng. Ông được lịch sử gọi là anh hùng kiệt xuất, một con người hiến dâng cả tâm hồn, sức lực cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Ông là một nhà tư tưởng, nhà chính trị, quân sự tài giỏi. Binh pháp của ông đánh đâu thắng đấy. Khi ông mất, cả nước thương tiếc, nhân dân tưởng nhớ lập đền thờ ở làng An Xá. Công lao và sự nghiệp của ông sống mãi với non sông đất nước. Ông là một nhân cách lớn. Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi ông như sau: "Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để nỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi dưỡng đến cả những người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả". Lý Thường Kiệt là một anh hùng dân tộc bậc nhất của đời Lý mà tên tuổi và sự nghiệp vẫn sáng chói mãi trong lịch sử vinh quang của dân tộc./. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần THÁI ÚY, VIỆT QUỐC CÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT (1019-1103) Thời trẻ ông có tên là Ngô Tuấn, ở làng An Xá,. chủ trương xây dựng khối đoàn kết trong triều, củng cố thế nước, chủ động đề nghị Linh Nhâm thái hậu cho gọi Lý Đạo Thành về giữ chức Thái phó để cùng bàn việc giữ nước. Trong khi hành quân,. sức lực cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Ông là một nhà tư tưởng, nhà chính trị, quân sự tài giỏi. Binh pháp của ông đánh đâu thắng đấy. Khi ông mất, cả nước thương tiếc, nhân dân

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN