Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _25 doc

7 172 0
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _25 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần KẾT LUẬN Lịch sử trung đại nước ta từng trải qua một thời cực kỳ oanh liệt với những thành tựu lớn lao trong lao động dựng nước và chiến đấu giữ nước. Đó là thời kỳ Lý - Trần trải qua bốn thế kỷ, từ thế kỷ XI đến hết thế kỷ XIV. Dựng nước và giữ nước, hai nhiệm vụ khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ, là tiền đề, đồng thời là điều kiện của nhau. Dựng nước để giữ nước và ngược lại. Thời Lý - Trần với nền văn hóa Thăng Long rực rỡ, với những chiến thắng vang dội chống mọi thế lực xâm lược lớn nhỏ, bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc, mở ra kỷ nguyên Đại Việt huy hoàng là bằng chứng hùng hồn về sức sống của dân tộc ta. Từ một cái nhìn bao quát, đặt vấn đề chiến đấu giữ nước trong quá trình vận động và phát triển lịch sử từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, ta có thể thấy “chìa khóa” của vấn đề giữ nước cũng là kế sách giữ nước thời Lý- Trần. Xây dựng được một nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh gắn bó với nhân dân, một tổ chức quân đội tinh nhuệ, thiện chiến, nòng cốt của lực lượng vũ trang rộng khắp, một khối đoàn kết toàn dân, với quyết tâm tất cả vì độc lập, tự chủ và giàu mạnh của đất nước, một đường lối đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt, trên tinh thần hòa hiếu, là những bộ phận hợp thành cơ bản nhất trong kế sách giữ nước của thời kỳ này. Nhà nước trung ương tập quyển thời Lý - Trần, trong giới hạn của thời đại, không thể nào khác ngoài nhà nước quân chủ phong kiến phương Đông, theo mô hình Đường, Tống, được định hướng từ thế kỷ X - sản phẩm của quan hệ giao lưu văn hóa trong khu vực, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa văn minh Trung Hoa. Kế tục sự nghiệp của các nhà nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, nhà nước Lý - Trần phát triển một mức cao hơn nhiều trong củng cố bộ máy quản lý đất nước từ trung ương (triều đình) cho đến cơ sở (hương - giáp - xã). Việc đặt cấp xã quan vào năm 1242, thời Trần Thánh Tông là một cột mốc quan trọng. Việc xây dựng hệ thống chính quyền quân chủ tập trung thực chất là sự tiến công, thu hẹp nhưng không bãi bỏ quyền tự quản của địa phương, nhất là làng xã và ở vùng các dân tộc thiểu số. Điều đó cũng có nghĩa là, với một bộ máy hành chính tập quyền mạnh, nhà nước quân chủ Lý - Trần đã trực tiếp quản lý có hiệu lực lãnh thổ và cư dân đến tận cơ sở. Riêng ở miền rừng núi biên viễn, địa bàn cư trú của các tộc ít người thì quản lý bằng cách giao cho thổ tù, châu mục người bản địa coi giữ, có sự ràng buộc, giám sát của nhà nước. Với một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, có thể dẫn đến hai hệ quả trái ngược. Một là tạo nên một chế độ chuyên chế hà khắc, lấy lợi ích của vương triều làm mục đích, coi dân như cỏ rác, nhà nước trở thành cừu thù của dân, là tai họa cho đất nước, cho dân tộc trước nạn xâm lăng của giặc ngoài. Nhà nước quân chủ Nguyễn thế kỷ XIX là một thí dụ điển hình. Hai là gắn bó với dân, xứng đáng tiêu biểu cho nguyện vọng và ý chí của dân, do đó nhà nước đủ uy tín tập hợp sức mạnh các tầng lớp nhân dân, xây dựng sự phồn vinh của đất nước, cuộc sống yên ổn lạc nghiệp của nhân dân, tạo thành sức mạnh vô địch của dân tộc. Đây là trường hợp của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Lý - Trần. Điều này được biểu hiện không chỉ ở ý thức dân tộc mạnh mẽ, ở tính cách nhân từ, khoan dung của các vua, đặc biệt ở buổi đầu vương triều như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông mà còn ở toàn bộ chính sách của nhà nước bao quát các lĩnh vực mở mang kinh tế, phát triển văn hóa, ổn định xã hội. Những chính sách trên, nói chung, nhằm vun trồng, nuôi dưỡng, khoan thư sức dân, tạo nên một xã hội văn minh, ổn định và phát triển hài hòa. Đặc biệt trong công cuộc chống giặc giữ nước, hoàng đế, vương hầu, quý tộc - bộ phận đầu não của bộ máy nhà nước - tỏ ra là những người kiên quyết nhất, gương mẫu nhất; tên tuổi vâ công tích của họ được lịch sử mãi mãi ghi nhớ. Chính vì vậy, trước nạn ngoại xâm, nhà nước Lý - Trần có khả năng và đã thực sự huy động được tiềm lực của toàn dân, tập hợp được cả nước chống giặc, giữ vững sự toàn vẹn lãnh thồ của đất nước. Nói rõ hơn, đó là một nhà nước trung ương tập quyền mạnh mà không chuyên quyền cực đoan, thân dân, biết đặt lợi ích của vương triều trong lợi ích của dân tộc, gắn vận mệnh của vương triều với vận mệnh của Tổ quốc. Với đặc điểm ưu việt đó, nhà nước thời Lý - Trầncó uy tín và sức mạnh tập hợp trí tuệ, huy động nhân lực, tài lực, vật lực của mọi tầng lớp xã hội từ quý tộc đến nô tỳ, đề ra đúng đắn chiến lược, chiến thuật chiến tranh giữ nước, vượt qua mọi khó khăn, gian nguy giành thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, nói đến chiến tranh, đặc biệt ở thời trung đại dù dưới bất cứ loại hình nào, cũng chủ yếu là sự đọ sức trực tiếp của lực lượng vũ trang trên chiến trường. Trong cuộc đọ sức này số lượng, chất lượng, quyết tâm chiến đấu của quân đội, tài thao lược của đội ngũ tướng lĩnh, là những yếu tố mang tính quyết định. Thời Lý - Trần, sau bước dò dẫm, thử thách ban đầu vào thế kỷ X, việc phục hưng và xây dựng đất nước giàu mạnh, có thể nói được đặt ra như một mệnh lệnh của lịch sử. Thế nhưng, trong bối cảnh chính trị ở khu vực còn nhiều biến động, đặc biệt trong quan hệ với các lân bang, tham vọng xâm lược, tái nô dịch của Tống, Nguyên; lấn chiếm, quấy phá, cướp bóc của Chiêm Thành đã thực sự là nguy cơ thường trực. Vì vậy, để bảo vệ nền độc lập tự chủ, bảo đảm hòa bình cho sự nghiệp xây dựng đất nước, việc xây dựng một lực lượng vũ trang quốc phòng mạnh, sẵn sàng đập mọi kẻ thù xâm lược lớn nhỏ luôn luôn được đặt ra cấp bách, đồng thời với công cuộc phục hưng đất nước. Từ thành tựu trong xây dựng lực lượng vũ trang thời Ngô - Đinh - tiền Lê, nhà nước quân chủ Lý - Trần đã có ý thức phát triển một lực lượng quân sự mạnh mẽ gồm nhiều thứ quân: quân chính quy của triều đình gồm Cấm quân và Sương quân; quân địa phương ở các lộ, phủ, châu; quân vương hầu và hương binh với lực lượng dân quân ở hương, giáp, xã. Nếu như trong quân chính quy, Cấm quân bảo vệ kinh đô và triều đình, Sương quân cùng quân các lộ chia nhau canh giữ nơi hiểm yếu và các trung tâm lộ phủ, thì gia binh của vương hầu gắn liền với chính sách ban cấp thái ấp, được phân bố ở những vùng trọng điểm của đất nước. Trong khi đó dân binh, hương binh từ nguồn tráng đinh lại có mặt ở khắp mọi miền theo đơn vị hành chính cấp cơ sở. Từ một nhìn nhận bề ngoài, điểm các loại binh ta thấy hiện ra một lực lượng vũ trang khá đông đảo. Có thể nói mỗi tráng đinh là một người lính, mỗi thôn xã là một pháo đài có thể độc lập tác chiến. Mặt khác, ta cũng dễ dàng nhận thấy đây là nguồn nhân lực chủ chốt trong lao động sản xuất dựng nước. Để giải quyết mâu thuẫn về nhân lực đặt ra trong hai nhiệm vụ chiến đấu giữ nước và lao động dựng nước, nhà nước đã thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”. Trong lực lượng chính quy, trừ Cấm binh, còn lại đều thay phiên nhau về làm ruộng. Riêng gia binh và hương binh có nhiệm vụ phục dịch, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, được luyện tập chiến đấu bảo vệ hương, giáp, xã, trang ấp. Đây là nguồn hậu bị lớn lao, được huy động sung vào các đội quân của vương hầu hoặc giao cho các tướng lĩnh điều khiển khi có chiến tranh. Với chính sách “ngụ binh ư nông” nhà nước Lý - Trần luôn luôn sẵn sàng có một số lượng các loại quân hậu bị đông đảo, mà không ảnh hưởng đến sản xuất, đồng thời giảm đến mức tối đa gánh nặng nuôi quân. Cũng từ đó, nhà nước tạo nên được tình trạng ổn định trong việc phân bố lao động lúc thời bình và kịp thời động viên thời chiến. Quân đội thời Lý - Trần được rèn luyện và trang bị chu đáo. Ở Thăng Long có điện Giảng võ hay Giảng Võ đường, được quan niệm như một trung tâm huấn luyện, đào tạo tri thức quân sự, kỹ năng kỹ thuật chiến đấu cho người cầm quân. Còn tại các địa phương, các binh chủng, quân lính đến phiên tại ngũ được thường xuyên luyện tập. Chính vì thế, quân đội thời Lý - Trần càng nổi tiếng hùng mạnh và lập được nhiều chiến công lừng lẫy. Trong các binh chủng đủ loại, triệt đề lợi dụng ưu thế địa hình nhiều sông ngòi và truyền thống sông nước của nhân dân, thủy binh được đặc biệt coi trọng. Cũng như việc chế tạo vũ khí chiến cụ, chiến thuyền hầu như đã trở thành một công nghệ được chú ý đầu tư xây dựng. Trong chiến đấu đẩy lùi giặc Bắc, dẹp yên mặt nam, thủy binh đã tỏ ra có ưu thế và hiệu quả nổi bật. Cùng với thủy binh, hương binh giữ một vị trí trọng yếu trong lực lượng vũ trang thời Trần, với ý nghĩa chiến đấu tại chỗ bảo vệ xóm làng và bổ sung kịp thời cho chính binh theo yêu cầu khẩn cấp của chiến đấu giữ nước. Trên cơ sở đội quân hương binh này mà vua Trần đã phát lệnh cho cả nước nơi nào có giặc thì phải ra sức tiêu diệt giặc, hình thành thế cả nước chống giặc và đã xuất hiện những “làng chiến đấu” với vết tích còn lại đến ngày nay. Cũng vì vậy mà có lực lượng hậu bị to lớn: “Hoan, Diễn, do tồn thập vạn binh”. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần KẾT LUẬN Lịch sử trung đại nước ta từng trải qua một thời cực kỳ oanh liệt với những thành tựu lớn lao trong lao động dựng nước và chiến đấu giữ. vấn đề chiến đấu giữ nước trong quá trình vận động và phát triển lịch sử từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, ta có thể thấy “chìa khóa” của vấn đề giữ nước cũng là kế sách giữ nước thời Lý- Trần. . nước, một đường lối đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt, trên tinh thần hòa hiếu, là những bộ phận hợp thành cơ bản nhất trong kế sách giữ nước của thời kỳ này. Nhà nước trung ương tập quyển thời

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan