TÁC DỤNG CỦA “KHOAN THƯ SỨC DÂN” TRONG SỰ NGHIỆP GIỮ NƯỚC Trong xã hội phong kiến, giai cấp quý tộc vốn bản chất là bóc lột, có mâu thuẫn đối kháng với nhân dân mà đông đảo là nông dân..
Trang 1Kế sách giữ nước thời
Lý-Trần
CHƯƠNG V
KHOAN THƯ SỨC DÂN - THƯỢNG
SÁCH GIỮ NƯỚC
Trang 2III TÁC DỤNG CỦA “KHOAN THƯ SỨC DÂN” TRONG SỰ NGHIỆP GIỮ NƯỚC
Trong xã hội phong kiến, giai cấp quý tộc vốn bản chất là bóc lột, có mâu thuẫn đối kháng với nhân dân mà đông đảo là nông dân Tuy nhiên thời Lý - Trần, giai cấp quý tộc phong kiến nước ta còn ở giai đoạn trẻ trung, chưa phát triển đến mức xơ cứng, tính chuyên chế trong xã hội chưa cao, khoảng cách vật chất và tinh thần trong đời sống xã hội giữa quan lại và bình dân chưa lớn, chưa trở thành quá xa
lạ và cách biệt; mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến và nông dân còn được hòa hoãn Chính vì vậy, vào thời kỳ phát triển đi lên của các vương triều đó, mối quan hệ hai chiều giữa quý tộc và bình dân, mà chủ yếu giữa tầng lớp quý tộc phong kiến và nông dân công xã đang được củng cố và được phát huy tốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước
Giai cấp phong kiến buổi đầu thời Lý, thời Trần đã làm trọn nghĩa vụ của mình trong vai trò lãnh đạo đất nước, gần gũi và quan tâm đến đời sống của nhân dân Với những chính sách tiến bộ của mình, trong
đó có chính sách an dân, khoan thư sức dân, các vương triều Lý - Trần đã làm hòa dịu mâu thuẫn xã hội, bảo đảm kết hợp giữa quyền lợi giai cấp và quyền lợi dân tộc
Kế sách khoan thư sức dân trên đây đã góp phần tạo nên một không khí chính trị lành mạnh có lợi cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước Đối với giai cấp quý tộc nhờ vậy mà họ bảo vệ được vương quyền thống trị trên cơ sở hòa hoãn giai cấp và độc lập dân tộc Với những chính sách cởi mở của mình, nhà nước phong kiến đã cố kết được dân tộc, đoàn kết toàn dân, tập hợp được đông đảo nhân lực, vật lực cho
Trang 3sự nghiệp chung, đặc biệt khi đất nước có họa xâm lược
Làng xã nông nghiệp là cơ sở của xã hội Đại Việt, là chỗ dựa của
chính quyền phong kiến nước ta Nếu như người nông dân không ủng
hộ thì sự nghiệp đánh giặc giữ nước sẽ không thể thắng lợi Nỗi lo lắng của vua Lý Cao Tông rằng: “dân đã oán thì trẫm biết dựa vào ai”, cũng xuất phát từ ý nghĩ ấy Do đó, những chính sách an dân tiến bộ thời Lý - Trần có tác dụng tích cực, củng cố vững chắc thêm nền tảng,
xã hội Tầng lớp bình dân, giảm bớt đói nghèo, khổ đau; cuộc sống nơi thôn dã thêm phần vui vè, họ càng nhận thức trách nhiệm của mình mỗi khi quốc gia hữu sự Mối quan hệ cộng đồng ấy càng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ chống thiên tai và giặc giã Nông dân làng xã đóng vai trò quan trọng và thường xuyên trong công cuộc trị thủy - thủy lợi Thời Lý, nhà nước chủ trương đắp đê quai vạc lấn biển và một số đoạn đê quan trọng như đê Cơ Xá (sông Hồng) Thời Trần ra lệnh đắp đê từ đầu nguồn đến bãi biển để chống thiên tai, lũ lụt và mở thêm diện tích canh tác Hệ thống đê điều quy mô cùng với
hệ thống sông ngòi, ao hồ, kênh rạch chằng chịt trên đồng bằng châu thổ đã hình thành từ thời Lý - Trần chứng tỏ sự đóng góp lớn lao của nhân dân, trong đó lực lượng nông dân làng xã là đông đảo nhất Nếu chính quyền không động viên được sức dân thì những công trình công cộng lớn đó không thể tiến hành và không hoàn thiện được
Cư dân thời Lý - Trần chủ yếu là cư dân nông nghiệp sống trong các làng xã, động bản Cuộc sống cộng đồng làng xã là cơ sở của cộng đồng quốc gia dân tộc “Tình làng nghĩa nước”, “nước mất nhà tan”,
“nước nhà chung sức” là nếp suy nghĩ chung của mọi người Cho nên, ngay từ xưa, người nông dân đã có ý thức sâu sắc rằng, nếu để kẻ thù cướp nước, dày xéo quê hương thì mọi người mất cả tổ tiên, mất gia
Trang 4đình, mất cả nền văn hóa dân tộc, phải chịu cảnh sống nô lệ, lầm
than tủi nhục Vì vậy, “quốc gia hữu sự, thất phu hữu trách”, mỗi khi
có xâm lăng thì giữ nước là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người dân sống trên lãnh thồ này “muôn người như một xem việc nước như việc nhà, coi việc bảo vệ độc lập là công việc cửa bản thân mình Đó chính
là động cơ thúc đẩy mọi người dân Việt chiến đấu hy sinh; và cũng chính là cơ sở tinh thần - chính trị của xã hội Đại Việt mà nhà nước phong kiến thời Lý - Trần đã biết động viên, phát huy mạnh mẽ trong chiến tranh bằng những chính sách an dân thích hợp của mình
Ở Đại Việt, lực lượng vũ trang nhiều thứ quân: quân triều đình, quân địa phương, dân binh là hệ thống tổ chức quân sự hoàn chỉnh được đông đảo nhân dân tham gia và trở thành lực lượng nòng cốt của toàn dân đánh giặc Sử gia Phan Huy Chú nhận xét rằng: “Đại để lúc vô sự thì phục binh ở nơi thuận tiện, khi có nạn thì hết sức chống cự Thế là thời Trần nhân dân ai cũng là binh, nên mới phá được giặc dữ, làm cho thế nước được mạnh”1
Sự tham gia đánh giặc giữ nước của nhân dân các địa phương thể hiện rõ nét ở vai trò chiến lược của làng xã, mà nòng cốt của nó là lực lượng dân binh Đó là tổ chức quân sự mang tính chất truyền thống,
tự nguyện và bán vũ trang ở các làng, xã, động bản đã được nhà nước
Lý - Trần công nhận và thể chế hóa Với tổ chức quân sự này “trăm
họ, muôn dân” đều có thể trực tiếp hay gián tiếp đóng góp vào sự nghiệp quốc phòng trong thời bình cũng như thời chiến
Thời Lý - Trấn, trước khi bước vào các cuộc chiến tranh giữ nước,
không chỉ ở kinh thành Thăng Long mà ngay cả ở mỗi phủ đệ vương hầu, đặc biệt từ các hương ấp, làng bản đã diễn ra không khí náo nức
Trang 5chuẩn bị đánh giặc Nhiều làng, xã đã mở lò luyện võ, “toàn dân sắm sửa vũ khí và đóng thuyền chiến”, tự vũ trang và sẵn sàng ra nhập đội quân cứu nước Khi chiến tranh xảy ra, nhân dân khắp nơi sôi nổi, nhiệt tình gia nhập các tồ chức dân binh, sẵn sàng thực hiện “tiểu dân thanh tra dã” (nhân dân làm vườn không nhà trống) và đáp lời kêu gọi của triều đình: “Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến đều phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng giặc”2
Thời Lý, năm 1075, trong 10 vạn quân tiến sang đất Tống thực hành cuộc tập kích chiến lược “tiên phát chế nhân”, phá tan các căn cứ xuất phát xâm lược của quân giặc đã có hàng vạn thổ binh vùng biên giới phía bắc nước ta, dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh địa phương, các tù trưởng yêu nước như Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc, Hoàng Kim Mãn, Lưu
Kỷ, Vi Thủ An, v.v Các đạo thổ binh đó từ các châu động, các bản làng tạo thành các mũi tiến công quan trọng sang triệt phá các đồn trại giặc ở dọc biên giới, rồi phối hợp với đạo quân chủ lực do Lý
Thường Kiệt chỉ huy, tiến lên bao vây, công phá thành Ung Châu của giặc Tống
Đến cuối năm 1076, đầu năm 1077 một lần nữa quân của các châu, động phía bắc lại có mặt trong các mũi đánh chặn, tiêu hao quân xâm lược khi chúng vượt biên giới tiến công xâm lược nước ta Đội quân của Thân Cảnh Phúc cùng nhân dân địa phương đã dùng cả voi chặn đánh quyết liệt cánh quân Tống ở ải Quyết Lý (Chi Lăng - Lạng Sơn)
và sau đó thường xuyên tổ chức các trận đánh nhỏ, tập kích và phục kích phía sau lưng địch, tiêu hao và quấy phá quân Tống khi chúng đóng ở bờ bắc sông Như Nguyệt Nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống Tống thật đông đảo, nhiệt tình như lời thú nhận của Tể tướng
Trang 6Vương An Thạch trước vua Tống rằng: “Dân Man (chỉ người Đại Việt - TG) kéo hết cả nhà theo” và “cả nước Giao Chỉ nhà có 6 người thì 5 người tòng quân, còn một người không đi được nên phải ở lại”3 Sức mạnh của đoàn kết dân tộc mà biểu hiện cụ thể ở sự tham gia chiến đấu của toàn dân là nguồn gốc tạo nên chiến thắng vang dội, trong cuộc kháng chiến chống 30 vạn quân xâm lược Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy
Sang thế kỷ XIII, dưới sự lãnh đạo của vương triều Trần, cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu Bấy giờ tầng lớp quý tộc còn tập hợp được đông đảo dân chúng quanh mình để đánh giặc Quân đội Nguyên - Mông đã giành thắng lợi ở
nhiều nơi, nhưng khi tiến vào nước ta chúng đã gặp phải một cuộc chiến tranh hoàn toàn khác Chiến lược của quân Nguyên - Mông là tiến đánh như chớp giật, đi đến đâu chúng cướp của cải và lương ăn, bắt người bản xứ phục vụ mình; nhưng điều đó chúng không thể thực hiện được ở Đại Việt Trái lại, ở đây chúng không chỉ phải đọ sức với quân đội nhà Trần, mà còn phải đương đầu với cả toàn thể nhân dân, với cả một dân tộc không chịu khuất phục Do lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân cả nước đã thực hiện nghiêm mệnh lệnh kháng chiến của triều đình: “Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến đều phải liều chết mà đánh ” Những nơi có giặc đi qua, nhân dân đã cất giấu lương thực, làm vườn không nhà trống Việc đó đã gây cho địch nhiều khó khăn Trong cả ba lần chiến tranh, quân
Nguyên - Mông đều khốn đốn vì thiếu lương ăn, không những thuyền lương bị quân nhà Trần đánh tan mà còn vì chúng không tài nào cướp được lương thực trong nhân dân
_