Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo Hà Nội

30 942 2
Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Du lịch tại Việt Nam đang càng ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự phát triển của nhà hàng, cơ sở lưu trú, các trung tâm lữ hành… Trong khi đó nguồn lực con người là yếu tố quan trọng quyết định tới việc thành bại trong kinh doanh du lịch, và việc đào tạo bồi dưỡng nhân lực trở nên rất cấp thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh du lịch nào. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu, thích ứng với các biến động, nhu cầu của doanh nghiệp, mà còn tạo cho doanh nghiệp một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Khách sạn Daewoo là một trong những khách sạn 5 sao khá nổi tiếng tại Hà Nội với một vị trí thuận lợi và cở sở vật chất khá hiện đại. Một yếu tố quan trọng khác tạo nên thành công cho khách sạn là một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động nhiệt tình luôn hết lòng vì công việc. Đội ngũ lao động này dồi dào nhưng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng giao tiếp và ngoại ngữ của một số nhân viên qua các cuộc đánh giá chưa cao do hình thức và phương pháp đào tạo và bồi dưỡng chưa đa dạng, nội dung đào tạo chưa đầy đủ, việc xác định nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo và giảng viên vẫn còn dựa nhiều trên ý kiến chủ quan của các nhà quản trị mà chưa tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, công tác đánh giá kết quả chưa hoàn thiện, chi phí và thời gian dành cho đào tạo cũng chưa hợp lý.

1 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Du lịch tại Việt Nam đang càng ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự phát triển của nhà hàng, cơ sở lưu trú, các trung tâm lữ hành… Trong khi đó nguồn lực con người là yếu tố quan trọng quyết định tới việc thành bại trong kinh doanh du lịch, và việc đào tạo bồi dưỡng nhân lực trở nên rất cấp thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh du lịch nào. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu, thích ứng với các biến động, nhu cầu của doanh nghiệp, mà còn tạo cho doanh nghiệp một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Khách sạn Daewoo là một trong những khách sạn 5 sao khá nổi tiếng tại Hà Nội với một vị trí thuận lợi và cở sở vật chất khá hiện đại. Một yếu tố quan trọng khác tạo nên thành công cho khách sạn là một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động nhiệt tình luôn hết lòng vì công việc. Đội ngũ lao động này dồi dào nhưng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng giao tiếp và ngoại ngữ của một số nhân viên qua các cuộc đánh giá chưa cao do hình thức và phương pháp đào tạo và bồi dưỡng chưa đa dạng, nội dung đào tạo chưa đầy đủ, việc xác định nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo và giảng viên vẫn còn dựa nhiều trên ý kiến chủ quan của các nhà quản trị mà chưa tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, công tác đánh giá kết quả chưa hoàn thiện, chi phí và thời gian dành cho đào tạo cũng chưa hợp lý. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Xuất phát từ những lý do khách quan trên cùng với nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực em đã chọn đề tài: “Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo Hà Nội” để nghiên cứu. Đề tài này tập trung nghiên cứu đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo Hà Nội. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của chuyên đề là nhằm đề xuất các giải pháp và kiến nghị tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc tại khách sạn Daewoo Hà Nội, từ đó nâng cao năng suất hoạt động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tại bộ phận tiệc của khách sạn. Từ mục tiêu của chuyên đề xác định 3 nhiệm vụ cụ thể như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn. 2 - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo. - Đề xuất giải pháp tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực bộ phân tiệc của khách sạn Daewoo… 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu về lý luận và thực trạng của công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn. - Về thời gian: chuyên đề sử dụng một số nghiên cứu về công tác đào tạo và bồi dưỡng tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo Hà Nội trong 2 năm gần đây (2009- 2010) và đề xuất giải pháp cho năm 2011. - Về không gian: giới hạn nghiên cứu tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo Hà Nội 1.5 Một số khái niệm và phân định công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc. 1.5.1 Khách sạn và lao động của bộ phận tiệc trong kinh doanh khách sạn 1.5.1.1 Khách sạn a. Khái niệm khách sạn Khách sạn là một bộ phận rất quan trọng của ngành du lịch, là lĩnh vực kinh doanh có đặc điểm toàn cầu. Sự ra đời và tồn tại của khách sạn đã khẳng định sự phát triển to lớn của ngành kinh doanh lưu trú. Theo Quy chế quản lý cơ sở lưu trú Du lịch Việt Nam “ Khách sạn là cơ sở lưu trú bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết để phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác. Khách sạn có thể xây dựng cố định hoặc di chuyển trên sông”. b. Kinh doanh khách sạn và các lĩnh vực trong kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú và các dịch vụ liên quan đến lưu trú của khách hàng. Khách sạn không chỉ phục vụ lưu trú mà còn cung cấp các dịch vụ kèm theo như ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin giặt là và các dịch vụ khác đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của họ tại điểm du lịch nhằm mục đích có lãi. Kinh doanh khách sạn bao gồm 3 lĩnh vực chủ yếu sau: - Kinh doanh lưu trú: là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch. - Kinh doanh ăn uống: là hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng. Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trong khách sạn gồm ba bộ phận riêng rẽ nhưng phối hợp một cách nhịp nhàng đó là: bộ phận bàn, bar và bếp. Hoạt 3 động kinh doanh ăn uống của một khách sạn được thực hiện với các dịch vụ như ăn gọi món, ăn buffet, phục vụ đồ ăn tại phòng, hay tổ chức các buổi tiệc. - Kinh doanh các dịch vụ bổ sung: Khách sạn kinh doanh thêm các dịch vụ bổ sung bằng cách cung cấp các dịch vụ như giặt là, massage, ca nhạc, truyền hình, phiên dịch, hướng dẫn… nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản và bổ sung của khách. 1.5.1.2 Lao động bộ phận tiệc trong kinh doanh khách sạn a. Khái niệm lao động và các loại lao động trong bộ phận tiệc Khách sạn có thể cung cấp cho khách hàng rất nhiều các loại tiệc khác nhau như ăn buffet, ăn theo thực đơn, hay các cuổi gặp mặt gia đình quy mô nhỏ, các buổi tiệc liên hoan, đám cưới quy mô lớn đến hàng trăm khách. Và để phục vụ được cho các bữa tiệc đó thì khách sạn phải tổ chức được một lực lượng lao động. Đó là các lao động ở bộ phận tiệc. Lao động của bộ phận tiệc là một bộ phận lao động xã hội cần thiết được phân công để thực hiện sản xuất và cung ứng các dịch vụ tiệc cho khách hàng. Đội ngũ lao động của bộ phận tiệc được chia thành 2 nhóm đó là lao động quản trị và lao động thực hiện. Lao động quản trị bao gồm: Giám đốc bộ phận ăn uống: Là quản trị cấp trung có năng lực, kinh nghiệm và trình độ phù hợp với công việc quản lý vấn đề ăn uống tại khách sạn. Họ là người giám sát các công việc chung của bộ phận ăn uống bao gồm các nhà hàng, bộ phận tiệc, bộ phận phục vụ phòng… Giám đốc bộ phận tiệc: Là người trực tiếp giám sát, quản lý nhân viện ở bộ phận tiệc, chịu trách nhiệm điều hành bộ phận tác nghiệp. Là người trực tiếp quản lý các lao động ở bộ phận tiệc, đôn đốc việc thực hiện các công việc từ chuẩn bị đến phục vụ tiệc. Trợ lý giám đốc: Là những người đảm nhận công việc trợ lý hay tham mưu cho giám đốc bộ phận, giúp giám đốc quản lý và đôn đốc các công việc của bộ phận. Lao động thực hiện bao gồm: Các tổ trưởng: là các nhân viên có khả năng quản lý các công việc, đôn đốc các thành viên trong nhóm của mình hoàn thành công việc được giao từ giám đốc hay trợ lý giám đốc. Các nhân viên kinh nghiệm và các nhân viên tác nghiệp tại bộ phận tiệc: là những người lao động làm việc tại bộ phận tiệc, có nhiệm vụ hoàn thành các công việc do giám đốc bộ phận, các trợ lý giám đốc hoặc các tổ trưởng giao phó và phải đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách trong buổi tiệc. 4 b. Đặc điểm của lao động bộ phận tiệc Lao động trong tại bộ phận tiệc tham gia vào hoạt động tạo ra các sản phẩm dịch vụ của khách sạn, là một bộ phận của lao động xã hội nên mang đặc điểm chung của lao động xã hội. Ngoài ra, nó còn mang những đặc điểm riêng biệt khác do đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn tạo nên đó là: Lao động tại bộ phận tiệc của khách sạn mang tính chất của lao động dịch vụ: Kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực của kinh doanh dịch vụ và bộ phận tiệc là một trong nhưng dịch vụ chủ chốt của kinh doanh khách sạn. Nó đáp ứng nhu cầu ăn uống của một bộ phận khách hàng của khách sạn. Vì vậy, lao động của bộ phận tiệc trong khách sạn mang tính chất của lao động dịch vụ, lao động chủ yếu là lao động phi sản xuất vật chất, tác động góp phần tạo ra cho khách hàng những cảm nhận về dịch vụ ăn uống của khách sạn. Lao động tại bộ phận tiệc của khách sạn mang tính chất phức tạp: Tính chất phức tạp được thể hiện qua các đối tượng khách đến từ các quốc gia khác nhau các vùng miền khác nhau kèm theo đó là các phong tục khác nhau về khẩu vị, giao tiếp Không chỉ có vậy tính chất phức tạp còn được thể hiện qua các tình huống mà người lao động tại bộ phận tiệc phải xử lý. Các tình huống có thể xuất phát từ khách hàng hoặc là từ chính các nhân viên trong bộ phận. Qua đó có thể thấy nhân viên bộ phận bàn phải đối mặt với rất nhiều tình huống phức tạp và yêu cầu họ cần phải có kiến thức xã hội và kỹ năng giao tiếp thật tốt. Lao động tại bộ phận tiệc của khách sạn có khả năng cơ giới hóa, tự động hóa thấp: Do đặc điểm sản phẩm của bộ phận tiệc chủ yếu là dịch vụ phục vụ nên yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình làm việc. Máy móc không thể thay thế các lao động để phục vụ, chăm sóc và giao tiếp với các khách hàng được, máy móc chỉ là các dụng cụ hỗ trỡ cho công việc phục vụ của người lao động được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận tiện mà thôi. Lao động tại bộ phận tiệc của khách sạn mang tính thời vụ, thời điểm: Đặc điểm nổi bật nhất của du lịch là tính thời vụ thời điểm, là một trong những thành phần của nhà hàng khách sạn thì bộ phận tiệc cũng không tránh khỏi đặc điểm đó. Thời kì chính vụ của bộ phận tiệc thường là các tháng cuối năm khi đó đòi hỏi số lượng nhân viên rất lớn, phải làm việc với cường độ mạnh và ngược lại thời điểm ngoài vụ thì cần ít lao động hơn. Lao động tại bộ phận tiệc của khách sạn chủ yếu là lao động nam: Do tính chất công việc của bộ phận tiệc khá nặng nhọc và vất vả như vận chuyển bàn ghế, sắp xếp bàn ghế, bố trí phòng tiệc… đòi hỏi lao động cần có sức vóc linh hoạt. 1.5.2 Một số lý thuyết về Quản trị nhân lực trong khách sạn 5 Quản trị nhân lực là việc hoạch định, tổ chức, điều khiển các hoạt động của con người nhằm đạt được những mục tiêu của khách sạn như tối thiểu hóa chi phí lao động trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm và dịch vụ tại khách sạn, hướng tới nâng cao phục vụ khách hàng, tạo ra động lực, kích thích sự hứng thú, hăng say trong lao động, làm cho người lao động thực sự được tôn trọng, nhằm phát triển những khả năng tiềm tàng và thoả mãn các nguyện vọng chính đáng của họ. Nội dung chủ yếu của quản trị nhân lực là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển dụng, bố trí và sử dụng, đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng, đãi ngộ nhân viên. Hoạch định nhân lực: Hoạch định nhân lực nhằm phác thảo kế hoạch tổng thể về nhu cầu nhân sự cho khách sạn trong tương lai. Công tác hoạch định nhân lực trong khách sạn bao gồm các nội dung chủ yếu như: Xác định nhu cầu lao động (tăng/giảm) trong từng thời kỳ kinh doanh của khách sạn, đề ra chính sách và kế hoạch đáp ứng nhu cầu lao động đã dự kiến, xây dựng các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng thừa hoặc thiếu lao động xảy ra. Tuyển dụng nhân lực: là tiến trình tìm kiếm, thu hút và lựa chọn nhân viên phù hợp với các chức danh cần tuyển dụng. Mục đích của công tác tuyển dụng nhân lực trong khách sạn là nhằm tạo ra và cung ứng kịp thời số lao động đủ tiêu chuẩn cho nhu cầu nhân lực của các bộ phận khác nhau trong khách sạn. Đây có thể coi là khâu quan trọng của công tác quản trị nhân lực trong khách sạn. Bố trí và sử dụng nhân viên: Là việc sắp xếp điều chỉnh, tạo ra sự hội nhập của từng nhân viên và các hoạt động chung của khách sạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động của khách sạn. Bố trí và sử dụng nhân lực dựa trên nguyên tắc đúng người đúng việc, đảm bảo phù hợp khả năng chuyên môn, sở trường của người lao động, nguyện vọng của người lao động để từ đó họ có thể phát huy được tối đa khả năng của mình. Đào tạo và phát triển nhân lực: là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kĩ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc. Đào tạo và phát triển nhân lực trong khách sạn không chỉ là công việc nhất thời giành cho nhân viên mới, mà nó còn là một hoạt động thường xuyên, thu hút toàn thể nhân viên tham gia hướng tới thực hiện mục tiêu chung của khách sạn. Đãi ngộ nhân lực: là việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để người lao động có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đãi ngộ nhân sự thể hiện trước hết ở sự quan tâm của lãnh đạo khách sạn đối với người lao động trên cơ sở đó tạo nên một bầu không khí hoà thuận, gắn bó và tôn trọng lẫn nhau vì mục tiêu chung của khách sạn 6 1.5.3 Phân định nội dung về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trong khách sạn a. Vai trò của công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực Đối với khách sạn: Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của khách sạn nói chung và bộ phận tiệc nói riêng. Thông qua đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, khách sạn có sự chủ động thích ứng với các biến động và nhu cầu tương lai, tăng năng suất lao động; tăng hiệu quả sử dụng lao động; giảm thiểu chi phí… từ đó đẩy mạnh khả năng cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào khách sạn. Đối với người lao động: Đào tạo và bồi dưỡng có vai trò rất lớn, nó tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và khách sạn; tạo ra tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động và khả năng thích ứng cao đối với công việc; tăng khả năng sáng tạo, tư duy của người lao động giúp họ phát triển hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo giúp người lao động tự tin hơn, làm chủ được các phương tiện khoa học kĩ thuật tiên tiến… nhằm giúp cho các cán bộ, nhân viên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật để thực hiện tốt nhất công việc hiện tại, cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới cho nhu cầu phát triển tương lai. b. Nội dung của công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của khách sạn * Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn – kỹ thuật Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật phải thực hiện thường xuyên liên tục trong suốt quá trình làm việc của người lao động tại bộ phận tiệc. Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho người lao động tại bộ phận tiệc của khách sạn tập trung chủ yếu trong các nội dung sau: - Đào tạo và bồi dưỡng các tri thức về nghề nghiệp. Tại bộ phận tiệc thì sẽ có 2 loại đào tạo và bồi dưỡng các tri thức về nghề nghiệp đó là nội dung dành cho các giám đốc bộ phận bao gồm các tri thức về quản trị bộ phận tiệc, điều hành bộ phận tiệc và các nội dung dành cho các nhân viên bộ phận tiệc như tiệc là gì? Có những loại tiệc gì? Phục vụ tiệc đó như thế nào? - Đào tạo và bồi dưỡng các kỹ năng nghề nghiệp. Mục tiêu của việc đào tạo này là giúp cho các nhà quản lý trong bộ phận tiệc có kỹ năng tổ chức, điều hành công việc cho các nhân viên trong bộ phận và giúp cho các kỹ năng phục vụ, bố trí, sắp xếp tiệc của các nhân viên trong bộ phận phải thật thành thục. - Đào tạo và bồi dưỡng phẩm chất, kinh nghiệm nghề nghiệp. *Đào tạo và bồi dưỡng chính trị và lý luận Đào tạo, phát triển chính trị lý luận nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nắm vững lý luận, hoàn thiện nhân cách cho các thành viên trong khách sạn chung và bộ 7 phận tiệc, tạo ra con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đào tạo chính trị và lý luận trong bộ phận tiệc tại bộ phận tiệc là một vấn đề khá quan trọng vì đặc trưng của khách sạn nói chung và bộ phận tiệc nói riêng đó là phải tiếp đón rất nhiều khách từ các quốc gia khác nhau. Nếu các nhà quản lý không và các nhân viên có kiến thức về chính trị và lý luận thì sẽ gây ra nhưng sai sót trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về chính trị và lý luận với các vị khách nước ngoài này. * Đào tạo và bồi dưỡng văn hóa doanh nghiệp Đào tạo và bồi dưỡng văn hóa doanh nghiệp giúp người lao động hiểu và nhận thức đúng về tổ chức doanh nghiệp nơi họ làm việc, từ đó thích ứng với tổ chức, hội nhập với môi trường làm việc của doanh nghiệp. Không chỉ riêng khách sạn có văn hóa doanh nghiệp mà ngay cả từng bộ phận cũng có văn hóa riêng của họ. Đây là một nội dung quan trọng đối với những nhân viên mới về bộ phận. Chỉ khi nào họ nắm bắt được văn hóa của bộ phận thì mới hoàn thành mọi công việc một cách thuận lợi. Đào tạo và bồi dưỡng văn hóa doanh nghiệp bao gồm các nội dung: các giá trị và quan điểm; lối ứng xử và phong tục; các quy định, quy tắc nội bộ; truyền thống, thói quen trong doanh nghiệp; tác phong làm việc, sinh hoạt; cách thức ứng xử; giải quyết các mối quan hệ trong doanh nghiệp; sử dụng quỹ thời gian trong và ngoài giờ làm việc; cách thức sử dụng quyền lực. * Đào tạo và bồi dưỡng phương pháp công tác Đào tạo và bồi dưỡng phương pháp công tác tập trung vào phương pháp tiến hành công việc, phương pháp bố trí sắp xếp thời gian hợp lý, phương pháp phối hợp công việc với các bộ phận hoặc các cá nhân liên quan. Công việc tại bộ phận tiệc của khách sạn là một chuỗi rất nhiều các hoạt động từ chuẩn bị trang thiết bị, setup tiệc đến đón tiếp khách và phục vụ khách. Và thời gian từ chuẩn bị đến phục vụ thường rất ngắn nên yêu cầu giám đốc bộ phận cần có kỹ năng bố trí sắp xếp thời gian, nhân lực một cách hợp lý. Các nhân viên phải nắm vững cách tiến hành công việc, thời gian làm việc như thế nào, làm như thế nào hợp lý nhất hiệu quả cao nhất… những nội dung này thường sẽ được những người lao động học hỏi và tích lũy từ thực tế và những người đi trước trong nhiều năm làm việc. c. Hình thức, phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nhân lực * Hình thức đào tạo và bồi dưỡng nhân lực: - Theo đối tượng: theo hình thức này, khách sạn có hai hình thức đào tạo – bồi dưỡng đó là đào tạo – bồi dưỡng tay nghề, các kỹ năng phù hợp cho nhân viên và đào tạo – bồi dưỡng kỹ năng quản lý, năng lực quản trị cho các nhà quản trị. 8 - Theo địa điểm: theo hình thức này thì khách sạn có hai hình thức đào tạo là đào tạo – bồi dưỡng nhân lực tại doanh nghiệp và đào tạo – bồi dưỡng nhân lực ngoài doanh nghiệp. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trong doanh nghiệp có thể là đào tạo lần đầu gồm các trương trình hội nhập cho nhân viên mới hoặc đào tạo trong quá trình làm việc gồm các chương trình bổ sung kiến thức kỹ năng cho người lao động. Đào tạo – bồi dưỡng nhân lực ngoài doanh nghiệp là hình thức gửi nhân viên trong doanh nghiệp tham gia các khóa học do các viện, các doanh nghiệp khác tổ chức. - Theo các thức tổ chức: để thực hiện các mục đích đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, doanh nghiệp có thể áp dụng các cách thức tổ chức khác nhau như: Đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, đào tạo qua mạng internet. * Phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nhân lực: Đối với các khách sạn khác nhau thì họ có các phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nhân viên khác nhau, nhưng chủ yếu là các phương pháp sau: - Các phương pháp đào tạo và phát triển nhân viên bao gồm: + Kèm cặp: là cách sử dụng nhân viên có tay nghề cao, có kinh nghiệm lâu năm để đào kèm cặp nhân viên mới vào nghề + Đào tạo nghề: là phương pháp kết hợp học lý thuyết với kèm cặp tại nơi làm việc. Phương pháp này chủ yếu rất hợp để áp dụng đào tạo cho các lao động đòi hỏi kĩ năng và tay nghề như ở bộ phận tiệc. + Sử dụng công cụ mô phỏng: sử dụng những mô hình giống như trong thực tế để đào tạo nhân viên như cách thức trang trí và setup một bàn tiệc theo các kiều tiệc khác nhau, cách phục vụ các loại tiệc đó… - Các phương pháp đào tạo và phát triển nhà quản trị bao gồm: + Các trò chơi kinh doanh: là sự mô phỏng những tình huống kinh doanh điển hình hay đặc biệt trong thực tế. + Nghiên cứu tình huống: phương pháp này đưa ra những tình huống kinh doanh khác nhau để nhằm giải quyết một vấn đề nhất định +Phương pháp mô hình ứng xử: là cách giúp các nhà quản trị nâng cao kĩ năng giao tiếp thông qua việc quan sát các cách xử lý tình huống của các nhà quản trị được ghi lại trong video hoặc được sọn thảo dưới dạng văn bản. + Phương pháp nhập vai: là cách đưa ra các tình huống giống thật và yêu cầu người học đóng một nhân vật nào đó và giải quyết vấn đề. + Luân phiên công việc: là phương pháp thay đổi công việc của nhà quản trị từ bộ phận này sang bộ phận khác giúp họ tích lũy kình nghiệp, nâng cao tày nghề. d. Tổ chức công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực Công tác tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trong một doanh nghiệp phải đảm bảo các nội dung: 9 * Xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nhân lực Xác định hay phân tích nhu cầu đào tạo là một trong những hoạt động tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không dễ chút nào, ngoài năng lực chuyên môn, nhà quản trị cần có một chút cảm nhận nghề nghiệp để có thể đánh giá đúng nhu cầu đào tạo. Nhu cầu đào tạo phát sinh khi nhân viên không đủ các kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện công việc trong hiện tại cũng như tương lai. Ngoài ra, nhu cầu đào tạo còn xuất phát từ việc thảo luận với các cấp quản lý, các nhân viên, thông qua kết quả thống kê và phân tích các dữ kiện thông tin nhân lực. Để xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trong khách sạn cần căn cứ vào các yếu tố cơ bản như: Chiến lược kinh doanh của khách sạn, kế hoạch nhân lực, trình độ kĩ thuật, công nghệ của khách sạn, tiêu chuẩn thực hiện công việc, trình độ năng lực chuyên môn của người lao động và nguyện vọng của người lao động. *Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nhân lực Một kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tổng thể bao gồm các nội dung sau: Các chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân sự; Các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân sự; Ngân quỹ cho đào tạo và bồi dưỡng nhân sự; Các kế hoạch chi tiết về đào tạo và bồi dưỡng nhân sự; Mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng nhân sự; Đối tượng được đào tạo và bồi dưỡng; Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo và bồi dưỡng;Tính chất lao động trong doanh nghiệp. *Triển khai thực hiện đào tạo và bồi dưỡng nhân lực Triển khai đào tạo bên trong khách sạn: Việc triển khai đào tạo bên trong khách sạn bao gồm các công việc đó là mời giảng viên, thông báo danh sách và tập trung người học theo nhu cầu và kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đã được xây dựng và phê duyệt, chuẩn bị các tài liệu theo đúng nội dung, chương trình đã được xác định và phương pháp đào tạo đã được lựa chọn, chuẩn bị các điều kiện vật chất và triển khai các chính sách đãi ngộ hợp lý cho cả hai đối tượng là giảng viên và học viên dựa trên cơ sở ngân quỹ cho đào tạo và bồi dưỡng nhân lực. Triển khai đào tạo bên ngoài khách sạn: Khách sạn liên hệ với các tổ chức đào tạo bên ngoài để đưa người lao động tham gia các khoá đào tạo, huấn luyện khác nhau. Việc triển khai được thực hiện bao gồm các công việc đó là lựa chọn các đối tác có khả năng đảm đương được các mục tiêu yêu cầu đã đặt ra, ký hợp đồng với các đối tác đã chọn để triển khai kế hoạch đề ra, phê duyệt các tài liệu giảng dạy do các cơ sở xây dựng nếu phù hợp, theo dõi tiến độ thực hiện, sự thay đổi trong nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy, sự tham gia của người đi học. 10 *Đánh giá kết quả đào tạo và bồi dưỡng nhân lực Đánh giá kết quả đào tạo và bồi dưỡng nhân lực là một việc làm cần thiết và quan trọng. Đây là một công việc khó khăn và phức tạp, có kết quả định lượng được, có kết quả không định lượng được. Đánh giá kết quả đào tạo và bồi dưỡng nhân lực có thể thông qua kết quả học tập của học viên và tình hình thực hiện công việc của học viên sau đào tạo. Ngoài ra, còn phải đánh giá cả chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân lực. Công tác đánh giá thường dựa trên các tiêu chí như có đạt được mục tiêu đào tạo không, nội dung chương trình có phù hợp hay không, phương pháp giảng dạy có tối ưu, chi phí về tiền bạc và thời gian có xứng đáng với kết quả đạt được không… e. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực * Các nhân tố khách quan - Nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: ngày nay chất lượng cuộc sống và nhu cầu của con người tăng lên theo đà phát triển của xã hội kèm theo đó là những yêu cầu đáp ứng cao hơn về chất lượng dịch vụ. Vì vậy, để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì càng phải tăng đào tạo và bồi dưỡng nhân viên cũng càng phải chú trọng hơn - Sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn: Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều khách sạn có dịch vụ tổ chức tiệc và các khách sạn này cạnh tranh gay gắt với nhau để tranh giành khách hàng trên thị trường. Vì vậy, cùng với các công tác quảng cáo, marketing, thì khách sạn phải chú trọng, quan tâm đến đào tạo và bồi dưỡng lao động trong bộ phận tiệc, những người sẽ trực tiếp phục vụ khách hàng trong buổi tiệc để giảm thiểu chi phí, từ đó giảm giá thành sản phẩm, kéo theo khả năng cạnh tranh của khách sạn trên thị trường. - Tính thời vụ trong kinh doanh khách sạn: Tính thời vụ ảnh hưởng đến nhu cầu lao động của khách sạn nói chung và bộ phận tiệc nói riêng. Trong thời điểm chính vụ thì nhu cầu lao động cao, ngược lại ngoài thời điểm thì nhu cầu giảm đi nhiều. Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng lao động không hết công suất gây lãng phí lớn. Nguồn lao động trong cơ sở du lịch không được sử dụng hết dễ gây sự chuyển dịch việc làm. Mối quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ bị hạn chế. Vì vậy, thời vụ du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại tại bộ phận tiệc khách sạn. * Các nhân tố chủ quan - Sứ mạng, mục tiêu, chiến lược kinh doanh của khách sạn: Sứ mạng và mục tiêu là kim chỉ nam chỉ đường cho mọi hoạt động. Với sứ mạng, mục tiêu, chiến lược khác nhau thì nhu cầu đào tạo là khác nhau, đối tượng đào tạo là khác nhau… Chiến [...]... ngữ của nhân viên chưa cao, các nhân viên chủ yếu chỉ có bằng B ngoại ngữ và ngoại ngữ hai hầu như không có 2.3.2 Tình hình đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc khách sạn Daewoo Hà Nội: a Nội dung đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn Deawoo Hà Nội 20 Khách sạn Deawoo Hà Nội tập trung đào tạo vào một số nội dung chính như: Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn – kỹ thuật; đào. .. Phương pháp này trở thành một văn hóa của bộ phận, khi một nhân viên mới vào làm việc tại bộ phận thường được rất nhiều sự hỗ trợ từ các nhân viên cũ, các nhân viên lâu năm và có kinh nghiệm tại bộ phận c Tổ chức công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo Hà Nội Công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực hàng năm tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo Hà Nội được bắt đầu từ... sạn để ý tới và có biện pháp khắc phục, từ đó giúp hiệu quả của đào tạo bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo đạt hiệu quả cao Chương 3 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC TẠI BỘ PHẬN TIỆC CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 3.1.1 Ưu điểm - Công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo sẽ đóng... toàn khách sạn nói chung và bộ phận tiệc nói riêng Đó sẽ là tiền đề vững chắc giúp cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của khách sạn đi được đúng hướng - Chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo khá đa dạng Nhân viên của bộ phận tiệc không chỉ được đào tạo và bồi dưỡng những chương trình cơ bản về nghiệp vụ phục vụ tiệc mà họ còn được đào tạo và bội dưỡng. .. để doanh nghiệp tiến hành thực hiện đào tạo và bồi dưỡng nhân lực Khả năng tài chính quyết định đến chi phí cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực Nó có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo và việc lựa chọn hình thức đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Việc đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực sẽ giúp khách sạn có chương trình đào tạo với nội dung và phương pháp phong... đối tượng là các nhà quản trị cấp cơ sở và các nhân viên tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo gồm có trưởng, phó, giám sát và các nhân viên trong bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo Bước 2: Thiết kế mẫu điều tra Nội dung phiếu điều tra bao gồm: Căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, mục tiêu của đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, đối tượng được chọn để đào tạo và bồi dưỡng, các chương... từ đó đánh giá được kết quả của công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực khách sạn Đồng thời, có thể phát hiện những hạn chế còn tồn tại để tìm ra các biện pháp nhằm tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo + Các bước tiến hành Bước 1: Xác định mẫu phiếu điều tra Căn cứ vào nội dung của phiếu điều tra về công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực nên phiếu điều tra được... nhiều thời gian của họ Nhân viên vừa phải lo công việc ở bộ phận, vừa phải chăm lo cho công việc gia đình nên vô hình chung họ không có thời gian để học tập và nâng cao trình độ 3.2 Các đề xuất và kiến nghị với công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo 3.2.1 Các giải páp nhằm tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại bộ phân tiệc của khách san Daewoo Hà Nội a Hoàn thiện... năng của các nhân viên, giúp họ làm việc them hăng say và nhiệt tình - Khách sạn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên của khách sạn nói chung và của bộ phân tiệc nói riêng để họ hoàn thành khóa đào tạo và bồi dưỡng nhân lực Trong thời gian thực tập và làm việc tại khách sạn em đã được trực tiếp tham quan và chuẩn bị cho một khóa đào tạo tiếng Anh của nhân viên tại các bộ phận trong khách sạn Khách. .. cầu đào tạo và bồi dưỡng nhân lực bộ phận tiệc Việc xác định nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo tại khách sạn Daewoo nói chung và bộ phận tiệc nói riêng tuy đã phù hợp với nhu cầu thực tế, đã xác định dựa vào mục tiêu kinh doanh của khách sạn, dựa vào trình độ của người lao động tại bộ phận tiệc nhưng việc xác định nhu cầu lại chưa tìm hiểu tâm ý nguyện vọng của những nhân viên trực tiếp tham gia đào . lược về nhân lực đặc biết là đào tạo và bồi dưỡng nhân lực. - Tình trạng nhân lực của bộ phận tiệc: Bộ phận tiệc của khách sạn Daewoo có tổng số nhân viên là 17 người trong đó có 2 nhân viên. dưỡng nhân lực tại doanh nghiệp và đào tạo – bồi dưỡng nhân lực ngoài doanh nghiệp. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trong doanh nghiệp có thể là đào tạo lần đầu gồm các trương trình hội nhập cho nhân. bồi dưỡng nhân lực Một kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tổng thể bao gồm các nội dung sau: Các chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân sự; Các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhân sự; Ngân

Ngày đăng: 25/07/2014, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan