Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
389 KB
Nội dung
SỞ Y TẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÚ VANG CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TRƯƠNG VĂN HIẾU ĐÁNH GIÁ SỰ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TRONG NHAN DÂN XÃ PHÚ DIÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÚ VANG – 2010 1 MỤC LỤC Trang Đặt vấn đề…………………………………………….…………….……… ….1 Chương 1. Tổng quan tài liệu…………….…………………………….…… 2 1.1 Nguyên nhân gây bệnh………………………………… ………… 2 1.2 Nguồn bệnh và đường lây……………………………… ……………2 1.3 Chẩn đoán……………………………………………….…………….3 1.4 Điều trị………………………………………………… …… ….….4 1.5 Phòng bệnh……………………………………………… ………… 5 1.6 T ình hình mắc bệnh sốt xuất huyết trong nước và trên thế giới .… 6 Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu…… ………… ……….8 2.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………… ………… 8 2.2 Phương pháp nghiên cứu………………………………… ………….8 2.3 Thu thập thông tin…… ……………………….………….………….9 2.4 Xử lý số liệu………………………………….….……….………… 11 Chương 3. Kết quả nghiên cứu……………… ……….….……… ……… 12 3.1 Kết quả các đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu……….……………12 3.2 Kết quả hiểu biết của người dân về bệnh sốt xuất huyết……… … 14 Chương 4. Bàn luận……………………………… ………….…………… 23 4.1 Các đặc điểm chung về mẫu ngiên cứu…………………… …… 21 4.2 Hiểu biết của người dân về bênh sốt xuất huyết…… ………… … 22 Kết luận………………………………………………… ….…………….… 29 Kiến nghị………………………………………………… ……………….…30 Tài liệu tham khảo Phụ lục 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành qua vết đốt của muỗi Aedes. Trong những năm gần đây, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng. Qua nghiên cứu: Một số đặc điểm dịch tể học và kết quả xét nghiệm vụ dịch SXH tỉnh Khánh Hoà năm 2005 cho thấy Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) xảy ra nhiều nhất ở các vùng ven biển, chiếm tỷ lệ 54,6%. Vì các vùng biển có tập quán trữ nước trong các dụng cụ chứa nước là nguồn sinh sản cho bọ gậy; ngoài ra người dân có tập quán thờ cúng bằng cây xanh sống đời, nên lọ hoa cũng là nơi sinh sản chính muỗi và lăng quăng [2]. Phú Diên là xã ven biển huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có những tập quán giống những vùng ven biển khác; nên nguy cơ dịch bệnh SXH cũng có khả năng bùng phát. Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, loại trừ bọ gậy (lăng quăng), diệt muỗi với sự tham gia tích cực của cộng đồng là biện pháp hiệu quả nhất trong phòng chống dịch bệnh SXH [10], góp phần giảm tỷ lệ mắc và chết một cách đáng kể căn bệnh này. Vấn đề này có thực hiện tốt được hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết của cộng đồng. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết trong nhân dân xã Phú Diên” nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và điều trị. 2. Đánh giá hiểu biết về nguồn bệnh, đường lây và cách phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Bệnh sốt xuất huyết (SXH) do vi rút Dengue (De) gây ra (gọi sốt xuất huyết Dengue) [10], [11], [13], [17], [21]. Vi rút Dengue thuộc giống Flaviviruses, họ Togaviridae, gồm 4 týp huyết thanh có ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Các týp này có phản ứng chéo nhau đây chính là đặc điểm quan trọng dẫn đến tính phức tạp của bệnh cảnh lâm sàng do Dengue gây ra [1], [21]. 1.2. NGUỒN BỆNH VÀ ĐƯỜNG LÂY Người bệnh là ổ chứa vi rút chính. Gần đây phát hiện ở Malaysia có loại khỉ hoang dại ở những khu rừng nhiệt đới có mang vi rút Dengue [7]. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi vằn đốt hút máu người bệnh rồi truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Muỗi có kích thước trung bình, thân có màu đen bóng, có nhiều vẩy trắng bạc tập trung thành từng cụm hay từng đường trên mình, ở trên mặt lưng ngực có hai đường vẩy trắng bạc phình ra, như hai nửa vòng cung ôm hai bên lưng nên gọi là hình đàn; đầu muỗi có hai đốm vẩy trắng bạc đính ở gốc râu. Trên mặt lưng ở gốc các đốt II đến VIII đều có đường vẩy ngang từng đốt, gốc các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng đốt bàn chân thứ V trắng hoàn toàn, cho nên muỗi còn có tên là muỗi vằn [1]. Khi muỗi cái Ae.aegypti hút máu người mang trong mình mầm bệnh Dengue. Vi rút Dengue sẽ theo dòng máu vào dạ dày của muỗi sau đó chúng di chuyển lên tuyến nước bọt của muỗi và nhân lên ở đó. Thời gian để vi rút Dengue ở trong cơ thể muỗi là khoảng 8-11 ngày, trong thời gian này vi rút Dengue nhân lên trong muỗi nhưng không gây tổn thương cho muỗi, và nếu 4 ai bị con muỗi đó đốt sẽ bị nhiễm vi rút Dengue. Khi vào trong cơ thể người chúng tuần hoàn trong máu từ 2-7 ngày, đây chính là thời gian dễ lây từ người mang vi rút Dengue sang người lành [1], [7]. Muỗi bị nhiễm vi rút sau khi hút máu người bệnh và có thể truyền bệnh suốt đời [11], [13]. Muỗi Aedes aegypti không truyền vi rút cho trứng trong khi muỗi Aedes albopictus thì có khả năng này [7]. 1.3. CHẨN ĐOÁN 1.3.1. Lâm sàng - Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày, kèm các triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau bụng ở thượng vị hoặc hạ sườn phải, đôi khi nôn, gan to: ở trẻ em hay gặp hơn người lớn, đôi khi da xung huyết hoặc có phát ban [11]. - Đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đau quanh hố mắt; trẻ em nhỏ sốt cao, đôi khi co giật [11]. - Biểu hiện xuất huyết: thường xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh dưới nhiều hình thái [11]: + Dấu dây thắt dương tính. + Xuất huyết tự nhiên dưới da, niêm mạc hoặc nội tạng. 1.3.2. Cận lâm sàng - Biểu hiện cô đặc máu do thoát huyết tương: Hematocrit tăng ≥ 20% giá trị bình thường theo tuổi và giới; hoặc bằng chứng của thoát huyết tương (Protein máu giảm; tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng) [11]. - Số lượng tiểu cầu(TC) giảm: ≤ 100.000 tế bào/ mm 3 [11]. 1.3.3. Phân độ lâm sàng - Độ I: Sốt đột ngột, kéo dài 2-7 ngày; dấu dây thắt (+) [11]. - Độ II: Triệu chứng như độ I kèm theo xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc [11]. 5 - Độ III: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh, nhỏ; huyết áp kẹt, hạ huyết áp kèm theo các triệu chứng như da lạnh ẩm, bứt rức hoặc vật vả, li bì; Xét nghiệm máu: Hematocrit tăng cao; tiểu cầu giảm nhanh chóng [11]. - Độ IV: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được(HA=0). - Hematocrit tăng; tiểu cầu giảm [11]. 1.3.4. Chẩn đoán căn nguyên vi rút Dengue 1.3.4.1. Xét ngiệm huyết thanh - Xét nghiêm MAC-ELIZA: tìm KT(kháng thể) IgM và IgG [11]. - Xét nghiệm nhanh: ở những nơi có điều kiện có thể triển khai xét nghiệm nhanh tìm KT IgM, IgG hoặc tìm kháng nguyên(KN) NS1 [11]. 1.3.4.2. Xét nghiệm CPR, phân lập vi rút Lấy máu trong giai đoạn còn sốt hoặc ngay sau khi hết sốt, thực hiện các cơ sở xét nghiệm có điều kiện [11]. 1.4. ĐIỀU TRỊ 1.4.1. Sốt xuất huyết Dengue độ I và II 1.4.1.1. Điều trị triệu chứng Nếu sốt cao ≥ ° 39 C cho uống hạ nhiệt, nới lõng quần áo và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ nhiệt chỉ dùng paracetamol đơn chất, liều dùng 10- 15mg/kg cân nặng/lần, cách mỗi 4-6 giờ [11]. 1.4.1.2 .Bù dịch sớm bằng đường uống Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol, nước sôi để nguội, nước trái cây hoặc nước cháo loãng với muối [11]. 1.4.1.3. Truyền dịch Nên xem xét truyền dịch nếu người bệnh ở độ I và II mà không uống được, nôn niều; có dấu hiệu mất nước, lừ đừ, hematocrit tăng cao mặc dù huyết áp vẫn ổn định, (sơ đồ truyền dịch độ I và II) [11]. 6 1.4.2. Sốt xuất huyết Dengue độ III 1.4.2.1. Cần chuẩn bị các dịch chuyền sau - Ringer lactat, dung dịch mặn đẳng trương NaCl 0,9% [11]. - Dung dịch cao phân tử(Dextran 40 hoặc70 hydroxyethylstarch(HES)). 1.4.2.2. Cách thức truyền - Truyền dịch(sơ đồ phụ lục) [11]. 1.4.3. Sốt xuất huyết Dengue độ IV - Để người bệnh nằm đầu thấp; thở oxy; truyền dịch(sơ đồ phụ lục). - Đối với người bệnh dưới 15 tuổi: Lúc đầu dùng bơm tiêm to bơm trực tiếp vào tỉnh mạch Ringer lactat hoặc NaCl 0,9% với tốc độ 20ml/kg cân nặng trong 15 phút. Sau đó đánh giá lại tình trạng người bệnh [11]. 1.4.4. Truyền máu và chế phẩm máu + Truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn phần: Sau khi đã bù dịch nhưng sốc không cải thiện, hematocrit giảm xuống nhanh(mặc dù còn >35%) [11]. + Truyền tiểu cầu: Khi lượng TC <50.000/ mm 3 kèm theo có xuất huyết nặng hoặc TC < 5.000/mm3 bất kể có xuất huyết trên lâm sàng hay không [11] . + Truyền Plasma tươi, tủa lạnh: khi có rối loạn đông máu dẫn đến xuất huyết nặng [8]. 1.4.5. Sử dụng các thuốc vận mạch + Dopamin 10mcg/kg cân nặng/phút [11]. + Nếu đã dùng dopamin mà huyết áp vẫn chưa lên thì nên phối hợp Dobutamin 5-10mcg/kg cân nặng/phút [11]. 1.5. PHÒNG BỆNH Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt muỗi 7 trưởng thành; thau vét bọ gậy(loăng quăng), vệ sinh môi trường loại bỏ những nơi muỗi sinh sản[1], [9], [11], [13], [18]. 1.6. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.6.1. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH TRONG NƯỚC 1.6.1.1. Tình hình mắc bệnh toàn quốc Từ đầu năm 2010 đến ngày 18 tháng 9 năm 2010, cả nước đã ghi nhận 55.430 người bị SXH, trong đó có 42 trường hợp tử vong. Số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2009, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung với số tăng 2,2 lần và Tây Nguyên với số tăng 10,9 lần thuộc các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Com Tum, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Quảng Bình, Quảng Trị và đang có nguy cơ lây lan rộng [14]. 1.6.1.2. Tình hình mắc bệnh tại tỉnh Thừa Thiên Huế Năm 2009 toàn tỉnh 137 người mắc, không có tử vong và có 68 bệnh nhân xét nghiệm MAC-ELIZA (+); bệnh xảy ra 7/9 huyện, thành phố. Đến ngày 31 tháng 10 năm 2010, toàn tỉnh ghi nhận 2396 bệnh nhân mắc SXH, trong đó chết 02 và có 606 ca xét nghiệm MAC-ELIZA(+); bệnh diễn ra 9/9 huyện, thị xã và thành phố mắc [16]. 1.6.1.3. Tình hình mắc bệnh tại huyện Phú vang Năm 2009, toàn huyện ghi nhận 25 bệnh nhân, không có tử vong và 9 bệnh xét nghiệm MAC-ELIZA (+); 09 xã, thi trấn có ca bệnh. Tính đến 17 giờ ngày 31 tháng 10 năm 2010 cả huyện ghi nhận 159 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, không có ca tử vong và có 27 bệnh nhân xét nghiệm MAC- ELIZA (+); bệnh tập trung 14 xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện, tăng hơn năm 2009 là 5 xã [16]. 8 1.6.1.4. Tình hình mắc bệnh tại xã Phú Diên Từ tháng 01 đến cuối tháng 10 năm 2010 toàn xã ghi nhận 06 bệnh nhân mắc SXH, tập trung độ tuổi 9-16; có 02 bệnh nhân xét nghiệm MAC- ELIZA (+); không có bệnh nhân tử vong; bệnh phân bố 5/7 thôn. 1.6.2. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-2009), hiện có trên 100 nước ở châu Phi, châu Mỹ, vùng Ðông Ðịa Trung Hải, các nước Ðông Nam Á và Tây Thái Bình Dương đều báo cáo có bệnh này. Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue thế giới với khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, 50-100 triệu người nhiễm hàng năm và 22.000 người tử vong trong số 500.000 trường hợp sốt xuất huyết Dengue [8], [9]. 9 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng Đối tượng đưa vào nghiên cứu là những người dân từ 18 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú tại xã Phú Diên, huyện Phú Vang. 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: 07 thôn thuộc xã Phú Diên, gồm các thôn: + Kế Sung Thượng + Thanh Mỹ + Kế Sung + Mỹ Khánh + Thanh Dương + Phương Diên + Diên Lộc - Thời gian: Từ tháng 02/2010- 11/2010 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang trên mẫu ngẫu nhiên tại cộng đồng [19]. 2.2.2. Cỡ mẫu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu [18]. n = 2 2 )1.(.)( C pp − γ Trong đó: p: Là tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể, do tỷ lệ mỗi nước, mỗi vùng, mỗi miền khác nhau phụ thuộc vào cách phòng chống dịch của mọi người dân, sự 10 [...]... 84,9% 3.2 HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT 3.2.1 Các đối tượng có nghe nói về bệnh sốt xuất huyết Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các đối tượng có nghe nói về bệnh sốt xuất huyết Có 378 người có nghe biết về bệnh sốt xuất huyết chiếm tỷ lệ khá cao 96,4% 3.2.2 Hiểu biết của người dân về nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết Bảng 3.5 Hiểu biết của người dân về nguyên nhân gây bệnh SXH Nguyên nhân Do siêu... người biết bệnh sốt xuất huyết không có thuốc chữa đặc hiệu - Có 13,5% số người dân biết số lần mắc bệnh sốt xuất huyết trong đời của một người là 4 lần 2 Hiểu biết về nguồn bệnh, đường lây và cách phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết: - 98,4% biết muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết và 92,6% người dân biết bệnh sốt xuất huyết lây thành dịch - Số người biết thời gian muỗi vằn đốt truyền bệnh. .. dịch bệnh SXH 31 KẾT LUẬN Qua đánh giá ngẫu nhiên 392 người ở xã Phú Diên, huyện Phú Vang về hiểu biết bệnh sốt xuất huyết; chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1 Hiểu biết của người dân về nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và điều trị: - Số người hiểu biết đúng nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết do siêu vi trùng là 103; chiếm tỷ lệ 26,3% - Số người biết đúng các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết. .. muỗi vằn đốt truyền bệnh sốt xuất huyết 283; chiếm tỷ lệ 72,2% - Tỷ lệ 100% người dân biết diệt lăng quăng thường xuyên; 96,2% số người biết tránh muỗi vằn đốt và 90,30% người dân biết diệt muỗi vằn để phòng bệnh sốt xuất huyết - 99% người dân cho rằng cần có sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống sốt xuất huyết 32 KIẾN NGHỊ Để nâng cao hơn nữa về hiểu biết bệnh sốt xuất huyết, chúng tôi xin kiến... thành muỗi vằn qua giai đoạn có tên gọi lăng quăng chiếm tỷ lệ 97,0%, không biết và trả lời sai chiếm 3% Sự khác biệt giữa biết và trả lời sai và không biết có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) 22 3.2.13 Hiểu biết của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết Bảng 3.16 Hiểu biết của người dân về phòng bệnh sốt xuất huyết Phòng bệnh sốt xuất huyết Thay vét lăng quăng thường xuyên Diệt muỗi vằn Tránh muỗi vằn đốt... Không biết n 103 85 2 55 147 % 26,3 21,7 0,5 14,0 37,5 % 26,3* 73,7** p So sánh* và ** χ2= 176,51 p < 0,01 17 Tổng cộng 392 100,0 Đa số các đối tượng không biết nguyên nhân bệnh SXH và các nguyên nhân không đúng 73,7% Biết đúng do siêu vi trùng 26,3% 3.2.3 Hiểu biết của người dân về triệu chứng mắc bệnh sốt xuất huyết Bảng 3.6 Hiểu biết của người dân về triệu chứng mắc bệnh SXH Triệu chứng bệnh sốt xuất. .. 3.10 Hiểu biết của người dân về số lần mắc SXH trong đời người Số lần mắc SXH n % Một lần 83 21,2 Hai lần 74 18,9 Ba lần 58 14,8 Bốn lần 53 13,5 Không biết 124 31,6 Tổng cộng 392 100,0 Số người trả lời đúng 4 lần mắc SXH trong đời người chiếm tỷ lệ 13,5% Còn lại trả lời sai và không biết 86,5% 3.2.8 Hiểu biết của người dân về bệnh sốt xuất huyết lây thành dịch Bảng 3.11 Hiểu biết của người dân về bệnh. .. biện pháp phòng bệnh SXH chiếm tỷ lệ cao nhất 100% 3.2.14 Hiểu biết người dân về tham gia của cộng đồng để phòng bệnh sốt xuất huyết Bảng 3.17 Hiểu biết người dân về tham gia của cộng đồng để phòng bệnh SXH Tham gia của cộng đồng để phòng bệnh % 388 04 392 SXH Có Không Tổng cộng n 99,0 01,00 100,0 p P < 0,01 Đại đa số đối tượng điều tra cho rằng phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cần có sự tham gia của... nhân gây bệnh SXH và các nguyên nhân không đúng chiếm lệ 73,7% Biết đúng do siêu vi trùng 26,3% Sự khác biệt giữa biết đúng và không đúng có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) Theo Đỗ văn Sơn và cộng sự điều tra năm 1999, tỷ lệ này 25 9,1% [6] So sánh hai nghiên cứu tỷ lệ chúng tôi người dân hiểu biết cao hơn 17,2% 4.2.3 Hiểu biết về triệu chứng bệnh sốt xuất huyết Trong thiết kế bộ câu hỏi để phỏng vấn, về. .. của người dân về thuốc đặc hiệu chữa bệnh SXH Thuốc đặc hiệu chữa bệnh SXH Có Không Không biết Tổng cộng n % p 141 155 96 392 36,0 39,5 24,5 100,0 χ2 = 21,82 p < 0,05 Có 39,5% đối tượng cho rằng không có thuốc chữa đặc hiệu bệnh SXH, có thuốc chữa đặc hiệu và không biết chiếm 60,5% 19 3.2.6 Hiểu biết của người dân những loại thuốc tây y điều trị sốt xuất huyết Bảng 3.9 Hiểu biết của người dân về những . có nghe biết về bệnh sốt xuất huyết chiếm tỷ lệ khá cao 96,4%. 3.2.2. Hiểu biết của người dân về nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết Bảng 3.5. Hiểu biết của người dân về nguyên nhân gây bệnh SXH Nguyên. đồng. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết trong nhân dân xã Phú Diên nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá hiểu biết về nguyên. cao 84,9% 3.2. HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT 3.2.1. Các đối tượng có nghe nói về bệnh sốt xuất huyết Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các đối tượng có nghe nói về bệnh sốt xuất huyết Có 378