NHỮNG THIẾU HỤT TRONG KIẾN THỨC VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CỦA NGƯỜI DÂN CỘNG ĐỒNG ĐẢO TRÍ NGUYÊN, NHA TRANG, KHÁNH HÒA pptx

8 936 7
NHỮNG THIẾU HỤT TRONG KIẾN THỨC VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT CỦA NGƯỜI DÂN CỘNG ĐỒNG ĐẢO TRÍ NGUYÊN, NHA TRANG, KHÁNH HÒA pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 39 Những thiếu hụt trong kiến thức về bệnh sốt xuất huyết của người dân cộng đồng đảo Trí Nguyên, Nha Trang, Khánh Hòa Dương Thò Thu Hương (*) ; Darlene McNaughton (**); Trần Thò Thanh Tuyến (***) Sốt xuất huyết dengue (SXHDD) hiện nay vẫn được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào là một trong những bệnh cần được quan tâm trong thời gian tới với ước tính có tới gần 40% dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh. Nằm trong khu vực nhiệt đới, SXHDD ở Việt Nam được xếp vào nhóm một trong 10 bệnh truyền nhiễm có nguy cơ tử vong cao nhất. Nghiên cứu này được tiến hành trong năm 2009 - 2010 cộng đồng dânđảo Trí Nguyên nhằm đánh giá những thiếu hụt trong kiến thức về bệnh SXHDD và phương pháp phòng bệnh của cộng đồng đòa phương. Nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu đònh lượng và nghiên cứu đònh. Số liệu điều tra đònh lượng và kết quả phỏng vấn sâu góp phần mô tả cụ thể hơn về thực trạng hiểu biết, thực hành phòng chống SXHDD và những thiếu hụt trong kiến thức của người dân đòa phương về bệnh SXHD. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người dân thường xuyên được tiếp cận với thông tin về bệnh SXHD không cao và họ chủ yếu tiếp cận qua phương tiện truyền thông đại chúng. Bước đầu họ có nắm được những kiến thức cơ bản về bệnh như bệnh có liên quan đến muỗi truyền bệnh - muỗi vằn. Tuy nhiên cộng đồng chưa thực sự nắm được đầy đủ kiến thức về đường truyền bệnh. Bên cạnh đó, kiến thức về phòng bệnh SXHD của cộng đồng cũng khá sơ sài, không phải tất cả mọi người đều áp dụng các phương pháp phòng bệnh đơn giản như: nằm màn, thau rửa dụng cụ chứa nước hay thu dọn dụng cụ phế thải quanh nhà. Trong khi chưa có vắc xin hay thuốc đặc hiệu thì hiệu quả của việc phòng chống SXHD chủ yếu vẫn dựa vào kiến thức và sự hiểu biết của cộng đồng. Việc đánh giá thực trạng những thiếu hụt trong kiến thức phòng chống SXHD của cộng đồng huyện đảo Trí Nguyên góp phần đưa ra những gợi ý về giải pháp nhằm thay đổi công tác truyền thông cộng đồng một cách hiệu quả và thiết thực hơn đối với người dân đòa phương nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Kết quả nghiên cứu trên được xem như là cơ sở khoa học để dự án xây dựng và ứng dụng các chiến lược truyền thông, tham vấn cộng đồng về bệnh SXHD một cách hiệu quả tại đảo Trí Nguyên trước khi triển khai các phương pháp phòng chống SXHD mới, có thể đem lại hiệu quả tại cộng đồng trong thời gian tới. Từ khóa: sốt xuất huyết, kiến thức cộng đồng về sốt xuất huyết, đảo Trí Nguyên Deficient knowledge of dengue fever in the Tri Nguyen island community, Nha Trang city, Khanh Hoa province Duong Thi Thu Huong(*) ; Darlene McNaughton (**); Tran Thi Thanh Tuyen(***) Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 39 40 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) | TRAO ĐỔI - CHIA SẺ KINH NGHIỆM | 1. Đặt vấn đề và mục tiêu Sốt dengue hay còn gọi là sốt xuất huyết được gây nên bởi véc tơ truyền bệnh là muỗi họ Aedes. Những ca bệnh đầu tiên trên thế giới đã được ghi nhận vào khoảng thế kỷ 17, sau đó bệnh liên tục lan rộng ra rất nhiều khu vực trên thế giới. Vào trước những năm 1970 có 9 nước trên thế giới có người mắc bệnh SXHD [9]. Cho đến nay, theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO) có trên 60 quốc gia có dòch SXHD, khoảng 40% dân số thế giới có nguy cơ mắc SXHD. Hàng năm, theo thống kê có khoảng 50 - 100 nghìn ca mắc và ước tính số người chết vì bệnh SXHD lên tới 40.000 người mỗi năm [3]. Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh, dòch SXHD thường xuyên xảy ra ở Việt Nam, đặc biệt là miền trung và miền nam. Cho đến hiện nay, bệnh SXHD ở Việt Nam được đưa vào danh sách 10 bệnh truyền nhiễm có nguy cơ dẫn đến tử vong cao nhất [7]. Những năm gần đây, số ca bệnh Dengue fever is considered by WHO to be a disease of concern, with 40% of the global population at risk of contracting the virus. Located in the tropical areas, dengue still presents a noticeable health problem in Vietnam and it ranks amongst the top ten communicable diseases in terms of morbidity and mortality. This research was conducted in 2010 - 2011 and it focused on evaluating the knowledge around dengue fever and current control methods within the local community. This research applied both quantitative and qualitative methods: the data from questionnaire survey combining with the evidences from in-depth interviews helped to demonstrate the deficient knowledge of dengue fever of local community. The research found that the proportion of people who frequently received information on dengue was not high, and what information they did receive was through mass media channels. The local community had very basic knowledge of the disease, such as they knew it was transmitted via a mosquito. However there was a high proportion of respondents who did not understand the dengue transmission cycle. In addition, the knowledge of dengue controlling methods was limited. The survey showed that many households did not apply the normal vector borne disease control methods such as: sleeping under bed nets, cleaning water containers or managing discarded containers. When specific medicine and vaccine for cure and controlling dengue are still unavailable, the effect of dengue fever controlling is mainly depending on the knowledge and attitude of local community. The results from this research suggested some solutions in terms of effective communication strategy to improve dengue control program in Khanh Hoa province in general and at Tri Nguyen community in particular. The findings of this research have been considered to be the scientific evidences for buiding and applying the communication strategy and community engagement on dengue fever before applying any new dengue controlling methods which have been studying and could be applied at this local community in the near furture. Key words: dengue fever, knowledge of dengue fever, Tri Nguyen island. Tác giả (*) Ths. Dương Thò Thu Hương, bộ môn Xã hội học Y tế, sức khỏe, khoa Xã Hội Học, Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Email: duonghuong_xhh@yahoo.com (**) TS. Darlene McNaughton. Giảng viên Khoa Y tế công cộng, trường đại học Flinders, Australia (***) CN. Trần Thò Thanh Tuyến. Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 40 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 41 SXHD ở Việt Nam không những không có chiều hướng giảm mà ngày một gia tăng. Cụ thể năm 2008 cả nước có 96.451 ca bệnh, năm 2009 tăng lên là 105.370 ca bệnh và năm 2010 số ca bệnh SXHD được ghi nhận là 128.831 ca [1]. SXHD là bệnh truyền từ người sang người thông qua vật chủ truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn). Sau khi hút máu người bò bệnh, vi rút dengue sẽ truyền sang cơ thể muỗi. Sau từ 10 - 14 ngày ủ bệnh và phát triển trong cơ thể muỗi, những con muỗi đã mang vi rút này đốt sang những người tiếp theo sẽ có khả năng truyền vi rút dengue sang cho họ. Ở một cộng đồng bất kỳ, nếu có người mắc bệnh SXHD và có muỗi truyền bệnh thì khả năng bùng phát thành dòch là rất cao nếu không có biện pháp kiểm soát véc tơ truyền bệnh, đặc biệt là cộng đồng đó không được trang bò đầy đủ kiến thức phòng bệnh [3]. Mặc dù xuất hiện từ thế kỷ thứ 17 nhưng cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn chưa tìm ra thuốc đặc hiệu trò bệnh và vắc xin phòng bệnh vấn đang trong gia đoạn thử nghiệm. Phương pháp hữu hiệu duy nhất hiện nay thường áp dụng để cắt đứt đường lây truyền bệnh bằng là γ tiêu diệt véc tơ truyền bệnh: muỗi Aedes aegypti [4]. Vì lý do này nên hiệu quả, tính bền vững của các chương trình phòng chống SXHD phụ thuộc rất nhiều vào thái độ hợp tác, sự hiểu biết, tham gia của cộng đồng. Để một chương trình phòng chống SXHD thật sự hiệu quả trước hết cần tiến hành đánh giá lại kiến thức và thái độ từ phía cộng đồng. Xuất phát từ thực tế nói trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá kiến thức và những thiếu hụt trong kiến thức về bệnh SXHD và phòng chống bệnh SXHD trong cộng đồng dânđảo Trí Nguyên. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp ngành y tế thành phố Nha Trang lập kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh SXHD cho người dân trên đảo, góp phần phòng chống bệnh SXHD hiệu quả hơn tại đảo Trí Nguyên . 2. Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu mô tả dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu đònh tính và nghiên cứu đònh lượng. Nghiên cứu đònh lượng được tiến hành nhằm mô tả thực trạng kiến thứcthực hành phòng chống SXHD của người dân đòa phương. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhằm chọn 100 hộ gia đình vào mẫu nghiên cứu trong số 710 hộ sinh sống trên đảo. Hộ gia đình đầu tiên được chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên. Trên cơ sở khung lấy mẫu là danh sách hộ gia đình đã được trộn đều trong máy tính, các hộ tiếp theo được lấy vào mẫu theo bước nhảy k= 7 (700/100 = 7): hộ tiếp theo được lấy vào mẫu cách hộ gia đình trước đó là 7 hộ và tiếp tục quá trình như vậy cho đến khi đủ 100 mẫu. Việc lấy mẫu này được thực hiện dưới sự hộ trợ của phần mềm SPSS. Sau khi hoàn tất việc lấy mẫu, danh sách mẫu sẽ được cụ thể hóa bằng sơ đồ vò trí các hộ gia đình trên đảo để tiện việc quản lý trong suốt quá trình điều tra. Vì bảng hỏi an két được thiết kế nhằm thu thập thông tin về hộ gia đình và tìm hiểu kiến thức và hành vi của chính người được hỏi nên các điều tra viên cũng được tập huấn kỹ càng cách thức lựa chọn các đại diện hộ gia đình để hỏi nhằm có được mẫu nghiên cứu mang tính đại diện cao nhất về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Nghiên cứu đònh tính được thực hiện với cỡ mẫu là 30 người dân sinh sống tại 3 tổ dân cư thuộc đảo Trí Nguyên. Mỗi tổ chọn 10 người vào mẫu phỏng vấn sâu, dưới sự hỗ trợ và giới thiệu của tổ trưởng theo tiêu chí: bao gồm 6 nữ, 4 nam, 3 người dưới 25 tuổi, 4 người từ 26 đến 40, 3 người trên 41 tuổi. 3. Kết quả * Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Trí Nguyên là một hòn đảo nhỏ, gần với đất liền, thuộc phường Vónh Nguyên, thành phố Nha Trang. Nơi đây có khoảng trên 700 hộ gia đình sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá và buôn bán nhỏ. Phân tích mẫu nghiên cứu cho thấy sự hiện diện hợp lý về độ tuổi khác nhau của người được hỏi trong các khoảng từ 18 cho đến 60 là: nhóm từ 18 - 30 chiếm 37%; nhóm từ 31 - 45: 42%; nhóm từ 46 trở lên chiếm 21%. Tỉ lệ giới tính người được hỏi bao gồm 40% là nam và 60% là nữ. Có sự chênh lệch này là do nam giới thường bận với công việc đánh cá hơn so với nữ. Tuy nhiên sự chênh lệch nói trên không quá lớn và có thể chấp nhận được. Kết quả phân tích mẫu về trình độ học vấn cũng phản ánh chính xác đặc điểm nhóm dân cư nơi đây là họ có trình độ học vấn tương đối thấp, chủ yếu có trình độ cấp 1 (39%) và cấp 2 (50%). Tỉ lệ người dân có trình độ từ cấp 3 trở lên chỉ chiếm 6%. Nghề nghiệp chính và thu nhập chính của các hộ gia đình chủ yếu là từ đánh bắt cá và nuôi thủy hải sản. Các gia đình Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 41 42 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | thường có đặc điểm chung về sự phân công lao động: nam giới đi biển, phụ nữ làm nội trợ và buôn bán dòch vụ. Theo quan sát, các hộ gia đình sống tương đối sát nhau và vì sống trên đảo nên các hộ gia đình đều có rất nhiều dụng cụ chứa nước lớn nhỏ: 93% hộ có bi/lu/chum/vại, 19% có bể xi măng và 43% sử dụng các loại xô chậu để chứa nước. Dụng cụ chứa nước đa dạng nói trên cùng với khí hậu nóng ẩm quanh năm chính là môi trường thuận lợi để muỗi truyền bệnh SXHD đẻ trứng và phát triển. Theo số liệu lưu giữ tại trạm y tế của phường Vónh Nguyên, những năm gần đây, năm nào đảo Trí Nguyên cũng có khoảng trên dưới 12 ca bệnh SXHD, trong đó đã có 1 ca tử vong được nghi ngờ có liên quan đến bệnh SXHD vào năm 2010. Số liệu thu được từ nghiên cứu chọn mẫu cũng cho thấy 12% những người được hỏi trả lời rằng gia đình họ đã từng có người bò bệnh SXHD trong khoảng 5 năm gần đây. * Thực trạng hiểu biết và sự thiếu hụt kiến thức của cộng đồng về bệnh SXHD - Biết về bệnh SXHD: Mặc dù đòa phương năm nào cũng có bệnh nhân mắc SXHD và SXHD là bệnh xảy ra phổ biến ở tỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực miền Trung nói chung nhưng cũng còn có một tỉ lệ khá lớn người được hỏi rất hiếm khi nghe nói về bệnh SXHD trong năm vừa qua (năm 2010) (biểu đồ 1). Tỉ lệ thường xuyên nghe về bệnh SXHD của người được hỏi trong năm vừa qua là 35% và thỉnh thoảng có nghe nói về bệnh SXHD chiếm 32%. Trong số những người hiếm khi nghe nói về bệnh thì tỉ lệ nam và nữ là tương đương nhau, điều này chứng tỏ không phải vì nam giới thường xuyên đi biển nên ít nghe thông tin về bệnh hơn so với nữ. Tỉ lệ những người thường xuyên nghe về bệnh có xu hướng cao hơn ở những người thuộc lứa tuổi trung niên 31-40 và tập trung nhiều hơn ở những người có trình độ học vấn cao hơn. Tuy nhiên, việc có nghe nói đến bệnh SXHD từ nhiều nguồn khác nhau như truyền thông đại chúng, cán bộ y tế đòa phương, đoàn thể quần chúng không đồng nghóa với việc người dân hiểu về bệnh và nhận biết được những dấu hiệu của bệnh. Có tới 25% người được hỏi nói rằng họ không biết triệu chứng bệnh. Tỉ lệ ý kiến cho rằng SXHD đồng nghóa với việc sốt cao là 43% và chỉ có 23% nhận biết được những triệu chứng cơ bản bao gồm: sốt cao, nổi mẩn và có thể xuất huyết. Kết quả phỏng vấn sâu cũng phản ánh khá rõ số liệu đònh lượng: rất nhiều người được hỏi cho rằng triệu chứng của SXHD là sốt cao, nhưng họ lại không phân biệt được với những loại sốt khác. Họ còn lý giải rằng họ không có nhiệm vụ phải biết chi tiết về dấu hiệu bệnh vì đó thuộc nhiệm vụ của nhân viên y tế. Cá biệt còn có người dân nhầm lẫn SXHD với những loại xuất huyết khác như chảy máu dạ dày. "Tôi cũng không có rõ. Khi con cháu mình bò sốt thì mua thuốc uống, nếu mà không khỏi thì đi bác sỹ chứ mình không biết SXHD hay sốt gì. Bác sỹ họ mới biết được". Nữ 43 tuổi "Năm kia, tôi bò sốt xuất huyết rồi. Hôm đó, sau khi đi ăn nhậu về, mới đầu, tôi thấy khó chòu trong người, sau đó thấy xuất huyết dữ lắm, phải vào viện rồi nằm đó đến cả chục ngày. Đến nay tôi vẫn phải uống thuốc nên thấy bệnh cũng giảm". Nam 53 tuổi. Khi được hỏi về nguồn thông tin chính họ nghe được về bệnh SXHD, kết quả cho thấy truyền thông đại chúng chiếm ưu thế với 89% người được hỏi biết qua tivi và 40% biết qua đài. Tỉ lệ biết về bệnh SXHD qua nhân viên y tế chỉ chiếm 22%. - Thiếu hụt kiến thức về nguyên nhân mắc bệnh SXHD Sốt xuất huyết là loại bệnh truyền từ người sang người thông qua vật trung gian truyền bệnh chủ yếu ở Việt Nam là muỗi Ae.aegypti hay thường được gọi là muỗi vằn. Đây là loại muỗi thường sống trong môi trường sống cùng với con người (gầm tủ, giường, gầm bàn, quần áo, chăn màn), thích mùi mồ hôi người và thường đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước hoặc dụng cụ phế thải tích tụ nước xung quanh Biểu đồ 1. Tỉ lệ thường xuyên nghe về bệnh SXHD trong năm vừa qua (%) Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 42 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 43 nhà. Chúng thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối. Chỉ có muỗi Ae.aegypti cái mới hút máu người và truyền bệnh SXHD [9]. Mặc dù cộng đồng sinh sống trên đảo Trí Nguyên ý thức khá rõ mức độ nguy hiểm của bệnh SXHD: 93% cho rằng đây là bệnh nguy hiểm do các nguyên nhân khác nhau như: chưa có thuốc đặc hiệu, chưa có vắc xin, có thể tử vong, tuy nhiên họ lại bộc lộ nhiều những hạn chế trong hiểu biết về nguyên nhân mắc bệnh. Qua nghiên cứu thực tế tại cộng đồng cho thấy kiến thức về vòng truyền bệnh và đặc điểm muỗi truyền bệnh SXHD còn hạn chế. Tỉ lệ người hoàn toàn không biết về con đường truyền bệnh là 9%, tỉ lệ hiểu hoàn toàn sai về bệnh SXHD (do tiếp xúc, giao tiếp thông thường) là 6%. Có 35% nhận đònh chính xác đây là bệnh truyền từ người sang người thông qua véc tơ truyền bệnh là muỗi. Còn lại, 36% những người được hỏi cho rằng đây là bệnh của muỗi truyền sang người. Rất có thể trong các thông điệp truyền thông về bệnh SXHD đã nhấn mạnh đến vai trò của muỗi truyền vi rút SXHD sang cho người mà không quan tâm nhiều đến việc thông tin đầy đủ về vòng truyền bệnh SXHD cho cộng đồng. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy khá rõ, người dân biết được đây là bệnh có liên quan đến muỗi và có thể mắc bệnh do bò muỗi cắn, chứ không hiểu đầy đủ về vòng truyền bệnh từ người - muỗi - người. "Bệnh này do bò muỗi cắn. Khi muỗi bò bệnh đốt mình thì mình sẽ bò lây bệnh ngay thôi". Nữ 39 tuổi "Tôi nghe trên tivi thấy bảo bệnh này truyền từ muỗi sang mình, muỗi trích mình rồi truyền bệnh sang cho mình" (Nam, 24 tuổi) Cũng có vài người trong số những người tham gia vào phỏng vấn sâu nhận thức được vòng truyền bệnh, tuy nhiên thông tin họ có được cũng khá sơ sài: "Bệnh SXHD là bệnh truyền từ người sang người. Tôi không biết chính xác là truyyền như thế nào nhưng nếu trong nhà mình có ngườibệnh thì mình cũng dễ bò lây bệnh từ họ, chắc là do muỗi đốt hay sao đó". (Nữ, 32 tuổi) Trả lời về nguyên nhân dẫn đến một người có khả năng mắc bệnh SXHD, có 22% ý kiến cho rằng họ không biết, 4% cho rằng do tiếp xúc trực tiếp với người bò bệnh và 48% cho rằng muỗi đốt người bò bệnh rồi truyền sang cho người khác. Còn lại một tỉ lệ không nhỏ (21%) người được hỏi cho rằng do nhiều nguyên nhân, trong đó có bao gồm cả do đi nắng, làm việc quá sức, tiếp xúc trực tiếp và do muỗi đốt ngườibệnh rồi truyền sang họ. Điều này cho thấy một bộ phận cộng đồng vẫn còn lúng túng và không có kiến thức chắc chắn về lý do mắc bệnh. - Thiếu hụt kiến thức về véc tơ truyền bệnh: Thực tế, trong quá trình phỏng vấn sâu, không có người dân nào nhắc đến tên khoa học của véc tơ truyền bệnh SXHD mà họ thường sử dụng tên đòa phương để nói về muỗi này: muỗi vằn. Qua phân tích số liệu đònh lượng và phỏng vấn sâu cho thấy không chỉ tồn tại sự thiếu hụt kiến thức về vòng truyền bệnh, nguyên nhân mắc bệnh mà khá nhiều trong số họ không biết chính xác đặc điểm muỗi truyền bệnh SXHD. Bảng số liệu dưới đây cho thấy rất rõ tỉ lệ không biết tên loài muỗi truyền bệnh SXHD là khá cao (45.6%). Có 14.7% người được hỏi nhầm muỗi truyền bệnh SXHD với muỗi truyền bệnh sốt rét (muỗi Anopheles), các ý kiến còn lại cho rằng loài muỗi khác hoặc bất kỳ loài muỗi nào cũng truyền bệnh SXHD. Muỗi vằn - loài muỗi truyền bệnh SXHD chỉ hút máu người vào sáng sớm hoặc chiều tối, tuy nhiên, đây là đặc điểm mà rất ít người được hỏi nhận biết được (6% người được hỏi). Có 56% ý kiến cho rằng loài muỗi này đốt bất cứ lúc nào, 17.9% cho rằng chỉ đốt vào ban đêm và gần 20% trả lời họ không biết. Về nơi ở, nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXHD: nghiên cứu cho thấy tồn tại một sự mâu thuẫn về kiến thức giữa nơi ở và nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXHD của người trả lời. Muỗi truyền bệnh SXHD thường đẻ trứng ở các dụng cụ Bảng 1. Tên loại muỗi truyền bệnh SXHD Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 43 44 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | chứa nước hoặc những dụng cụ phế thải có đọng nước quanh nhà. Tỉ lệ những người biết được nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh SXHD khá cao, chiếm 65.6%. Chỉ có 4% trả lời không biết và 28.3% cho rằng chúng đẻ trứng ở cống, rãnh, ruộng lúa, ao hồ. Có thể vì thực tế hàng ngày tiếp xúc với dụng cụ chứa nước, người dân đã chứng kiến thực tế về nơi đẻ trứng của muỗi. Thông tin này cũng phản ánh ở một số các phỏng vấn sâu: "Theo mình thì muỗi thường đẻ trứng ở các lu/bi chứa nước. Lâu ngày, mình mở nắp mấy cái lu chứa nước ra, mình thấy rất nhiều muỗi con bay ra từ đấy, nên mình đoán như vậy". Nữ 27 tuổi "Nó chui và đẻ trứng ở bể nước nhà mình. Ở đó thấy nhiều bọ gậy lắm. Lâu lâu tụi nhỏ có bắt cá thả vào để ăn bớt bọ gậy ở đó". Nam, 45 tuổi Bằng quan sát trực quan, nhiều người đã nắm chính xác thông tin về nơi sinh sản của muỗi. Tuy nhiên lại có không nhiều người biết chính xác nơi ở của muỗi vằn (chỉ có 35.8% trả lời đúng). Rất nhiều người dân đòa phương đã rất bất ngờ khi được biết rằng muỗi truyền bệnh SXHD ở trong chính môi trường sống của con người vì có tới gần 60% nghó rằng loài muỗi truyền bệnh này sống ở rừng, ở nơi bụi cây, những nơi bẩn thỉu, ô nhiễm. Phỏng vấn sâu cũng phản ánh rất rõ thực tế này: "Muỗi truyền bệnh này thường sống ở những nơi ô nhiễm, bẩn thỉu. Chúng đốt người và sau đó truyền bệnh cho người. Hay đúng ra là những nơi nước bẩn sinh ra bọ gậy, và sau đó trở thành con muỗi - đây là những con muỗi bẩn, muỗi ô nhiễm, hễ nó cắn người thì con người sẽ mang bệnh SXHD". Nam, 58 tuổi. "Nó sống ở những bụi cây to ở ngoài đường. Tối nó bay vào nhà, đậu ở giường chiếu, quần áo rồi tìm cách đốt người". Nữ, 35 tuổi "Nhà tôi đâu có muỗi bệnh SXHD bao giờ đâu, vì chúng tôi ở trên cao, sạch sẽ, không ô nhiễm, không có nước phế thải. Bệnh này chỉ nhiều ở bên thành phố thôi. Ở đó ô nhiễm, bẩn thỉu mới sinh ra muỗi bệnh, rồi nhiều người mắc bệnh". Nam, 41 tuổi. Xâu chuỗi nhận thức của người dân về muỗi truyền bệnh và nguyên nhân mắc bệnh SXHD cho thấy có một bộ phận không nhỏ người dân hiểu sai về bệnh SXHD: họ cho rằng nguyên nhân mắc bệnh là do bò muỗi "bẩn" đốt chứ không phải do có người bò bệnh tại đòa phương, rồi sau đó véc tơ truyền bệnh là muỗi vằn đã đốt ngườibệnh rồi truyền sang cho người khác. Theo quan niệm của họ, muỗi này là muỗi "bẩn" vì chúng sống ở những nơi bẩn thỉu, những nơi ô nhiễm. Khi chúng đốt người, những thứ bẩn thỉu đó có thể lây truyền sang người, làm con người bò bệnh. Sự hiểu biết sai lệch đó của người dân có thể dẫn đến tâm lý chủ quan cũng như dẫn đến những hành vi sai lệch trong việc phòng chống SXHD hiệu quả. Về cách thức kiểm soát SXHD: Phần lớn người được hỏi cho rằng SXHD có thể kiểm soát được bằng các biện pháp khác nhau. Có 85.7% người được hỏi cho rằng SXHD có thể phòng chống được và chỉ có 5.1% tin rằng không phòng chống được. Tỉ lệ người trả lời đúng biện pháp kiểm soát bệnh SXHD hiện nay rất cao: 82% cho rằng kiểm soát muỗi và bọ gậy; 69% ý kiến cho rằng có thể kiểm soát bằng cách tránh muỗi đốt. Bên cạnh đó, còn một tỉ lệ nhỏ những người được hỏi nhận thức không đúng về phương pháp phòng chống bệnh như: họ cho rằng có thuốc đặc hiệu (22.6%) hoặc có vắc xin phòng bệnh (13%). Về việc áp dụng các biện pháp phòng chống SXHD, kết quả nghiên cứu đònh lượng tại cộng đồng cho thấy nói chung, người dân có áp dụng những Biểu đồ 2. Đặc điểm đốt của muỗi truyền bệnh SXHD Biểu đồ 3. Các phương pháp được người dân áp dụng phòng chống SXHD Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 44 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 45 biện pháp cơ bản như: ngủ màn, thau rửa dụng cụ chứa nước hay đậy nắp bể nước. Cụ thể về các biện pháp được người dân có áp dụng được thể hiện ở biểu đồ 3. Số liệu từ biểu đồ trên cho thấy, bên cạnh việc chú trọng vào thau rửa bể nước sinh hoạt thì người dân cũng ít chú trọng hơn đến thu dọn dụng cụ phế thải xung quanh nhà. Tỉ lệ sử dụng biện pháp sinh học (thả cá) không cao (36%). Một điểm cũng đáng lưu ý là gần một nửa số hộ gia đình được hỏi nói rằng họ có sử dụng các bình xòt muỗi (45.3%). Khi được hỏi về lý do sử dụng, một số ý kiến cho rằng do hàng xóm dùng thì họ cũng dùng theo mà chưa được hướng dẫn về cách sử dụng. 4. Kết luận, khuyến nghò Như vậy, kết quả nghiên cứu đònh tính và đònh lượng nói trên cho thấy cộng đồng vẫn còn nhiều thiếu hụt trong hiểu biết về bệnh SXHD và phương pháp phòng chống bệnh. Cộng đồng vẫn tỏ ra lúng túng, bối rối về nguyên nhân mắc bệnh, vòng truyền bệnh, véc tơ truyền bệnh SXHD. Chỉ có 48% tỉ lệ người được hỏi biết về vòng truyền bệnh và 26.5% biết về muỗi truyền bệnh. Tỉ lệ người được hỏi nhận đònh sai về nguyên nhân mắc bệnh là không nhỏ (25%) và 21% không biết thông tin về nguyên nhân mắc bệnh. Bên cạnh đó, một tỉ lệ không nhỏ những người được hỏi cho rằng bệnh SXHD có thể kiểm soát được bằng vắc xin (13%) và thuốc đặc hiệu (22.6%) nhưng thực tế cho đến nay thuốc đặc hiệu vẫn chưa có và vắc xin SXHD vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Cũng giống như một số bệnh truyền nhiễm khác khi chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu trò bệnh thì kiến thức đầy đủ về bệnh và khả năng nhận biết sớm bệnh chính là yêu cầu quan trọng nhất đóng góp vào giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong [6]. Việc người dân đòa phương chưa có kiến thức đầy đủ về véc tơ truyền bệnh SXHD: về đặc điểm nhận dạng, tên, đặc điểm đốt máu người, nơi ở, nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh nên đâycó thể sẽ là rào cản đối với công tác chủ động phòng chống SXHD tại cộng đồng đảo Trí Nguyên. Bên cạnh đó sự hiểu lầm về vòng truyền bệnh, cho rằng bệnh SXHD được lây từ muỗi bò bệnh, muỗi "bẩn" sang cho người có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến tâm lý chủ quan hoặc hành vi phòng chống bệnh không hiệu quả tại cộng đồng đòa phương. Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi đề cập đến là nghiên cứu trường hợp, nó chỉ đúng đối với cộng đồng tiến hành nghiên cứu nhưng có thể sẽ mang ý nghóa tham khảo đối với các cộng đồng khác. Chương trình SXHD quốc gia đã trải qua hơn 10 năm triển khai, bắt đầu thực hiện tại 41 tỉnh thành trong cả nước vào năm 1999 và đến nay đã triển khai bao phủ toàn bộ các tỉnh thành [5]. Có lẽ đây cũng là lúc nên tiến hành các nghiên cứu đánh giá về kiến thức, thái độ và hành vi của cộng đồng về bệnh SXHD sau từng đó năm triển khai thực hiện. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở góp phần cải tiến, sửa đổi hay bổ sung các chiến lược truyền thông và giáo dục cộng đồng trên cơ sở những kiến thức còn thiếu, còn yếu của họ về bệnh SXHD. Đây cũng là cách tiếp cận được đánh giá mang lại hiệu quả cao đối với quá trình xây dựng chương trình truyền thông về SXHD tại một số nước trên thế giới đã được WHO xác nhận [8]. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể về chiến lược và phương pháp truyền thông phòng chống SXHD tại cộng đồng như sau: - Tăng cường truyền thông trực tiếp với người dân: kết hợp với các buổi họp dân, cộng tác viên và nhân viên y tế thăm và làm việc tại đòa phương và các hộ gia đình. Thực tế kết quả điều tra cho thấy người dân chủ yếu nhận biết thông tin về bệnh SXHD thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, trong khi đó vai trò của y tế đòa phương chưa được nhắc đến nhiều. Đối với cộng đồng có trình độ học vấn không cao như huyện đảo Trí Nguyên thì việc truyền thông trực tiếp và trực quan, có sự trao đổi, đối thoại có nhiều khả năng mang lại hiệu quả cao hơn trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của họ. - Nội dung truyền thông về bệnh SXHD cần có sự bổ sung cho phù hợp: không nên tập trung vào truyền thông về mối nguy hiểm của bệnh SXHD mà cần cung cấp toàn diện các thông tin liên quan như: nguyên nhân mắc bệnh, vòng truyền bệnh, đặc điểm muỗi truyền bệnh, các biện pháp phòng chống bệnh và cách xử lý khi gia đình có người bò bệnh. Các thông tin cần được đơn giản hóa, thực tế và tránh dùng nhiều từ khoa học. Việc tổ chức công tác truyền thông theo từng nhóm nhỏ, có sự trao đổi của người dân với nhau và của người dân với cán bộ y tế sẽ hiệu quả hơn là truyền thông mang tính chất một chiều và áp đặt. - Cán bộ y tế và chính quyền đòa phương cũng Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 45 46 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | nên xem xét mở rộng đối tượng truyền thông, không nên chỉ tập trung ở người trường thành mà có thể hướng tới nhóm học sinh các cấp tại đòa bàn và lồng ghép trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa vì thực tế đây là nhóm có kiến thức, có thời gian và có ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình. - Công tác truyền thông sẽ hiệu quả hơn nếu có sự hỗ trợ của các tài liệu truyền thông như: tờ rơi, tờ thông tin với sự trình bày đẹp, dễ hiểu, có sự minh họa cụ thể bằng các hình vẽ mô tả về triệu chứng bệnh, vòng truyền bệnh, muỗi truyền bệnh SXHD. Thực tế việc sử dụng đơn thuần các tài liệu truyền thông và đặt tại các góc truyền thông tại các trạm y tế sẽ không mang lại hiệu quả cao và hạn chế đối với cộng đồng trong việc tiếp cận các tài liệu này. Lời cảm ơn Tác giả xin chân thành cảm ơn chính quyền và nhân dân đảo Trí Nguyên, Phường Vónh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, chuyên gia của Viện Vệ sinh Dòch tễ Trung Ương; Viện Pasteur Nha Trang cùng toàn thể đội ngũ tư vấn, điều tra viên đã tham gia và hỗ trợ nghiên cứu này. Tác giả đặc biệt gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS.TS Vũ Sinh Nam - Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng và ông Simon Kutcher - quản lý dự án đã đóng góp những lời khuyên quý báu trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu tại thực đòa. Tài liệu tham khảo 1. Báo cáo số liệu thống kê SXHD, Viện Vệ sinh dòch tễ Trung ương, 2010 2. Good B (1990). Medicine, Rationality and Experience: An Anthropological Per- spective. Cambridge University Press, Cambridge. 3. Kay B H, and Nam V S. (2005). New strategy against Aedes aegypti in Vietnam. The Lancet 365:613#617. 4. Knox T B (2007). Surveillance of immature Ae. Aegypti in Vietnam (PhD Thesis). The University of Queensland. 5. Le N H (2008) Evaluating the sustainability of a community-based dengue control project in central Vietnam. M.S. thesis, University of Queensland, Brisbane 6. Manderson L (1998). Applying medical anthropology in the control of infectious disease. Tropical Medicine and International Health 12(3):1020-1027 7. Tien N T K, Tuan N N A, Tuan K M, and Quang L C (2001). Epidemiological analysis of deaths associated with dengue haemorrhagic fever in southern Vietnam in 1999#2000. Dengue Bull 25: 28#32. 8. WHO 2004. Dengue Bulletin. Vol 28. 9. WHO. 1997. Dengue haemorrhagic fever: diagnosis, treatment, prevention and control. World Health Organization, Geneva. Ytcc so 26.qxp 12/4/2012 9:55 PM Page 46 . CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2012, Số 26 (26) 39 Những thiếu hụt trong kiến thức về bệnh sốt xuất huyết của người dân cộng đồng đảo Trí Nguyên, Nha Trang, Khánh Hòa Dương Thò Thu Hương. dựa vào kiến thức và sự hiểu biết của cộng đồng. Việc đánh giá thực trạng những thiếu hụt trong kiến thức phòng chống SXHD của cộng đồng huyện đảo Trí Nguyên góp phần đưa ra những gợi ý về giải. đánh giá kiến thức và những thiếu hụt trong kiến thức về bệnh SXHD và phòng chống bệnh SXHD trong cộng đồng dân cư đảo Trí Nguyên. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp ngành y tế thành phố Nha Trang

Ngày đăng: 25/03/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan