MỤC TIÊU CỦA CÁC NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC MÔ TẢ Các nghiên cứu mô tả là dựa trên phương pháp quan sát dịch tễ học các hiện tượng sức khỏe và các yếu tố liên quan quy định các hiện tượng s
Trang 1(6) P(at/ B ): Xâc suất của kết quả đm tính từ người không bị bệnh, hay lă độ đặc hiệu
của test, được ước lượng bằng:
b d
d
+ vă được tính bằng %
(7) P(dt/ B ): Xâc suất của kết quả dương tính từ người không bị bệnh, hay lă xâc suất
của kết quả dương tính sai, vă P( )dt B = 1−P( )at B
Từ câc xâc xuất trín ta có thể lập bảng dưới đđy:
B B Tổng
( )+ P( ) (B.P dt B)
( )− P( ) (B.P at B)
( ) ( )B P dt B
P ( ) ( )B P at B
P
( ) (B P dt B)
P +P( ) ( )B.P dt B
( ) (B P at B)
P +P( ) ( )B.P at B
Tổng
( )B
Ta cũng có:
(8) P(B/dt) : Xâc suất bị bệnh trước kết quả dương tính, hay lă giâ trị tiín đoân của kết
quả dương tính:
b a
a
+ , được tính bằng %
(9) P( B /at) : Xâc suất không bị bệnh trước kết quả đm tính, hay lă giâ trị tiín đoân của
kết qủa đm tính:
c d
d
+ , được tính bằng %
Công thức của Bayes chính lă sự tương quan giữa câc xâc suất níu trín:
(10) ( ) P( ) (B P dt( ) (B) P( ) ( )B )P dt B
B dt P B P dt
B P
+
= (11) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( ) ( )
B at P B P B at P B P
B at P B P at
B P
+
=
Hay: (12)
) 1 )(
1 (
Sp P
Se P
P Se Vp
−
− +
=
(13) ( )
( P)Sp p( Se)
Sp P Vn
− +
−
−
=
1
1
1
Như vậy: Giâ trị tiín đoân của một test chẩn đóan phụ thuộc văo độ nhạy, độ đặc hiệu
của nó vă phụ thuộc văo tỷ lệ hiện mắc của bệnh đó trong quần thể
2 Ứng dụng định lý Bayes
Một test phât hiện bệnh có độ nhạy Se = 100%, độ đặc hiệu Muốn dùng
test đó để phât hiện bệnh trong quần thể mă tỷ lệ hiện mắc p lă chưa biết Hêy phđn tích câc
giâ trị tiín đoân của test tùy văo p; p = P(B)
% 85
=
Sp
Sau một văi biến đổi đơn giản, ta có:
- Giâ trị tiín đoân của kết quả dương tính:
15 , 0 75 , 0
90 , 0 +
=
p
p
- Giâ trị tiín đoân của kết quả đm tính:
p
p Vn
85 , 0
75 , 0 1
1
−
−
Lấy p ở câc giâ trị khâc nhau, ta có:
Trang 2p Vp Vn
100 1
200 1
300 1
500 1
000 1 1
000 10 1
000 100 1
000 000 1 1
143 057 , 0
268 029 , 0
672 019 , 0
881 011 , 0
970 005 , 0
600 000 , 0
060 000 , 0
006 , 000 0
813 998 , 0
409 999 , 0
607 999 , 0
764 999 , 0
882 999 , 0
988 999 , 0 1 1
Như vậy, độ nhạy và độ đặc hiệu <100% thì giá trị tính đoán của kết quả dương tính sẽ
giảm cùng với sự giảm của tỷ lệ hiện mắc của bệnh; và khi độ nhạy của test gần thì
công thức (10) có thể được viết:
% 100
(14) ( ) ( )
( )B P( ) ( )B P dt B P
B P dt
B P
+
Chia tử số và mẫu số của (14) cho P(B) ta có:
(15) ( )
⎦
⎤
⎢
⎣
⎡
− +
=
1
1 1
1
B P B dt P
dt B
Hay: khi độ nhạy cao thì giá trị tiên đoán của kết quả dương tính chỉ phụ thuộc vào p
và xác suất của kết quả dương tính sai Nếu như cho xác suất của kết quả dương tính sai là cố
định thì có thể vẽ được một đồ thị của Vp tùy thuộc vào P( )B (biểu đồ 3.2.)
Ví dụ1: Nếu: Ước chừng một người có xác suất bị bệnh là 10%, nếu một test chẩn đoán
có độ nhạy cao gây nên khoảng 10% dương tính sai; người ta sử dụng test đó như thế nào
trong thực tiễn
Từ điểm 0,1 trên trục hoành vạch một đường thẳng góc với trục hoành, gặp đường cong
tương ứng 0,01; tại giao điểm đó vạch một đường song song với trục hoành, gặp trục tung tại
một điểm; điểm đó tương ứng với giá trị tiên đoán của kết quả dương tính là 0,53
Ví dụ 2: Xác suất bị bệnh của một người trong một quần thể là 0,20, một test có
dương tính sai, tiến hành tương tự như ở ví dụ 1, ta sẽ có
% 3 90
, 0
=
Một ứng dụng khác: Trong một lần xuống cộng đồng, một người thầy thuốc gặp một
triệu chứng trên một bệnh nhân, người thầy thuốc đó có thể nhận biết được bệnh nhân đó bị
bệnh X ?
Nếu như biết được : - Tỷ lệ hiện mắc p của bệnh X trong quần thể;
Trang 3- Tỷ lệ của triệu chứng đó trong quần thể;
Thì người thầy thuốc đó có thể biết được xác suất bị bệnh X của bệnh nhân nêu trên:
p
Se
Xác xuất bị bệnh M =
Tỷ lệ của triệu chứng/ quần thể
04 08 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48
Tỷ lệ hiện mắc (%)
Biểu đồ 3.2: Tương quan giữa Vp và Sp khi Se của test cao
Ví dụ: khi gặp một trường hợp co giật ở một đứa trẻ, người thầy thuốc có thể biết xác
suất bị u não ở đứa trẻ đó không?
Biết rằng: - Xác suất bị co giật ở trẻ bị u não là 30%
- Tỷ lệ hiện mắc u não trong vùng đó là
000 100
16
;
- Tỷ lệ co giật trong quần thể đó là
000 1
4
; Thì xác suất bị u não ở đứa trẻ co giật là:
0,012
004 , 0
16 000 , 0 30 , 0
=
×
Theo ước lượng này thì, trong 100 đứa trẻ bị co giật sẽ có một đứa trẻ bị u não
ZW XY
Trang 4
DỊCH TỄ HỌC MÔ TẢ
Mục tiêu học tập
1 Trình bày được mục tiêu, những nội dung chính của nghiên cứu mô tả;
2 Trình bày được phương pháp mô tả các hiện tượng sức khỏe và các yếu tố nguy cơ;
3 Diễn giải được các loại nghiên cứu mô tả;
4 Nêu ra được các thành phần cơ bản của một giả thuyết Dịch tễ học về mối quan hệ nhân quả
Phương pháp nghiên cứu mô tả là một phương pháp nghiên cứu quan trọng của dịch tễ học Mô tả các hiện tượng sức khỏe đầy đủ, chính xác mới có thể hình thành được giả thuyết dịch tễ học về mối quan hệ nhân quả, mới có thể đề xuất được các biện pháp can thiệp hữu hiệu
I MỤC TIÊU CỦA CÁC NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC MÔ TẢ
Các nghiên cứu mô tả là dựa trên phương pháp quan sát dịch tễ học các hiện tượng sức khỏe và các yếu tố liên quan quy định các hiện tượng sức khỏe đó, để có thể hình thành nên giả thuyết nhân quả
Nếu như các yếu tố này đã được biết, thì công việc mô tả không nhằm tìm ra những yếu
tố mới lạ, mà chính là để làm sáng tỏ tình trạng ảnh hưởng của yếu tố đó lên hiện tượng sức khỏe đang nghiên cứu
Nếu như các yếu tố quy định hiện tượng sức khỏe đang nghiên cứu chưa được biết, và lúc bắt đầu nghiên cứu còn chưa đủ điều kiện để hình thành giả thuyết nhân quả, thì việc mô
tả đầy đủ và chính xác sẽ có thể gợi ý nên mối tương quan nào đó giữa các yếu tố và hiện tượng sức khỏe nghiên cứu, để có thể hình thành giả thuyết nhân quả
Như vậy, các nghiên cứu mô tả có hai mục tiêu :
(1).Xác định tỷ lệ mắc một bệnh nào đó trong một quần thể nhất định và tỷ lệ những cá thể phơi nhiễm với các yếu tố liên quan, để có thể gợi ý nên những vấn đề nghiên cứu khác (2) Phác thảo ra được một giả thuyết nhân quả về mối quan hệ giữa các yếu tố nguy cơ
nghi ngờ với bệnh, làm tiền đề cho những nghiên cứu phân tích tiếp theo
II NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU MÔ TẢ
Để tiến hành một nghiên cứu mô tả, người ta phải xác định trước mục tiêu: Hiện tượng sức khỏe đó xảy ra trong quần thể nào; bệnh nghiên cứu phải được định nghĩa chính xác, cụ thể; chọn các biến nghiên cứu cụ thể, sau đó mới tiến hành quan sát và mô tả
1 Xác định quần thể nghiên cứu
Tùy theo mỗi bệnh và các yếu tố quy định, mà chọn quần thể nghiên cứu, gọi chung là quần thể có nguy cơ nhưng được biểu hiện dưới nhiều mức độ khác nhau
Chọn quần thể nào để tiến hành nghiên cứu là tùy thuộc vào mục đích và khả năng nghiên cứu, nhưng ở tất cả các trường hợp, việc xác định quần thể là tiền đề rất quan trọng, nó
là mẫu số quyết định các tỷ lệ quan sát Người ta thường chọn quần thể dựa trên các nghiên cứu cơ bản có sẵn về tỷ lệ chết, tỷ lệ mắc chung hoặc riêng cho từng bệnh, và dựa trên mức độ phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ, vào tỷ lệ bị đe dọa và các yếu tố liên quan khác
2 Định nghĩa bệnh nghiên cứu
Trang 5Một bệnh, hay nói chung, một hiện tượng sức khỏe nào đó sẽ mô tả, đều phải được định nghĩa rõ ràng, chính xác, cụ thể Tốt nhất là, định nghĩa đó phải sát hợp để có thể so sánh được với những định nghĩa chuẩn quốc gia, quốc tế
3 Mô tả yếu tố nguy cơ
Nếu chỉ mô tả về bệnh hoặc một hiện tượng sức khỏe nhất định nào đó, có thể có tác dụng nhiều cho y học, nhưng ít giúp ích cho cộng đồng Cho nên, muốn giúp ích nhiều cho cộng đồng, và nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu, những người làm công tác dịch tễ bao giờ cũng mô tả một hiện tượng sức khỏe nhất định với một (hoặc nhiều) yếu tố nguy cơ (hoặc yếu tố dự phòng) của hiện tượng sức khỏe đó, mới có thể đạt được mục tiêu của dịch tễ học mô tả là hình thành được giả thuyết nhân quả
III PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢ CÁC HIỆN TƯỢNG SỨC KHỎE VÀ CÁC YẾU
TỐ NGUY CƠ
Trong dịch tễ học mô tả, chỉ đếm các trường hợp mắc, trường hợp chết là chưa đủ, điều quan trọng là phải mô tả theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, các giai đoạn phát triển tự nhiên của bệnh, ngoài việc xác định số người mắc, không mắc, còn phải chia số đó ra theo những đặc trưng liên quan tới con người, thời gian, không gian
Việc mô tả nhằm trả lời 3 câu hỏi sau đây:
(1) Hiện tượng sức khỏe hàng lọat đó xảy ra ở những ai?
(2) Hiện tượng sức khỏe đó xảy ra ở đâu?
(3) Hiện tượng sức khỏe đó xảy ra khi nào?
1 Hiện tượng sức khỏe xảy ra ở những ai
Để trả lời câu hỏi này, phải mô tả theo các đặc trưng về chủ thể con người
Các đặc trưng về chủ thể con người bao gồm một tập hợp đa dạng về các tính chất giải phẩu, sinh lý, xã hội, văn hóa dựa trên những yếu tố nội sinh và ngoại sinh khác nhau Nhiệm vụ của người làm công tác dịch tễ không chỉ là sắp xếp các cá thể vào trong những lọat đặc tính khác nhau đó một cách chính xác, mà còn phải giải thích các cơ chế tương ứng về sinh học, về xã hội học có liên quan tới bệnh nghiên cứu một cách logic
1.1 Các đặc trưng về dân số học
1.1.1 Tuổi đời
Tuổi đời là đặc trưng quan trọng của một cá thể Có rất nhiều chỉ số sinh học liên quan chặt chẽ với tuổi, biến thiên theo tuổi như chiều cao, cân nặng, huyết áp Tuổi cũng biểu hiện các giai đọan khác nhau của sự phơi nhiễm đương nhiên của các cá thể với những yếu tố nguy
cơ mang tính xã hội (như tuổi mẫu giáo, tuổi đi học, tuổi đi làm, tuổi nghĩa vụ quân sự ) hoặc với những nguy cơ sinh học
Ví dụ: Higgiuson và Muir đã nêu lên 6 mô hình mới mắc ung thư như sau: (Hình 4.1): (1) Do một yếu tố căn nguyên tác động dần dần trong quá trình sống: K phổi, K thực quản
(2) Các yếu tố căn nguyên tác động ngay từ lúc ban đầu của cuộc đời: K cổ tử cung (3) Hai nhóm khác nhau, một nhóm bắt đầu từ tuổi nhỏ, một nhóm ở tuổi lớn hơn: K vú (4) Tác động của yếu tố ở tuổi nhỏ: K gan tiên phát
(5) Yếu tố tác động lên trẻ suy giảm miễn dịch, và cả ở người lớn suy giảm miễn dịch: một số Leucémie
(6) Một số K không thấy liên quan với tuổi: Các Leucémie Lymphoides
Trang 6TỶ
LỆ
MỚI
MẮC
1 2
3
4 5
6
20 40 60 80 20 40 60
80 20 40 60 80
TUỔI
Hình 4.1: Các đường cong biểu diễn tỷ lệ mới mắc K tùy thuộc vào tuổi
do các nguyên nhân khác nhau
1.1.2 Giới tính
Với nhiều bệnh, tỷ lệ mắc không khác nhau nhiều lắm giữa nam và nữ, nhưng các tỷ lệ
đó không luôn luôn bằng nhau trong một quần thể, nhất là ở lứa tuổi thấp và lứa tuổi cao, vì
số nam sinh ra nhiều nhưng số nữ lại có tuổi thọ cao hơn
Một số bệnh, tỷ lệ mắc có khác nhau giữa nam và nữ, nói chung là có liên quan đến:
+ Di truyền (Hémophilie)
+ Do tính chất sinh học của giới tính ( K vú, K cổ tử cung)
+ Do hoạt động nghề nghiệp (Tai nạn, ngộ độc, nghiện)
+ Do cấu trúc hình thái, sinh lý và sự điều chỉnh của cơ thể khác nhau trước các tác
động của các yếu tố bên ngoài
1.1.3 Chủng tộc
Chủng tộc biểu thị cho một tập hợp các tính chất di truyền sinh học chung về hình thái,
tâm thần, bệnh lý Nhưng rất khó khai thác một bệnh nào đó là có liên quan chặt chẽ với
chủng tộc (da trắng, da đen, da đỏ, da vàng) khi các điều kiện ngoại cảnh còn rất khác nhau
(trình độ văn hóa giáo dục, mức kinh tế xã hội, vệ sinh cá nhân )
1.1.4 Dân tộc
Trang 7Một nhóm dân tộc là một nhóm cá thể cùng chung những liên hệ về tiếng nói, phong tục tập quán, văn hóa, chính trị cũng khó có thể gán ghép một bệnh nào đó cho một dân tộc nhất định khi các điều kiện môi trường bên ngoài rất khác nhau
1.1.5 Nơi sinh
Nơi sinh là một chỉ điểm quan trọng trong các nghiên cứu đối với các quần thể di cư, họ thường bảo tồn trong một thời gian nhất định về lối sống, phong tục tập quán của nơi sinh ra
họ ở nước mà họ đến sinh sống
1.1.6 Tôn giáo
Tôn giáo có thể ảnh hưởng lớn do những quy định cho tín đồ của mình những quy tắc sống nhất định như vệ sinh cá nhân, loại thực phẩm, hôn nhân, gia đình Ở đây cũng rất khó chỉ ra đâu là ảnh hưởng của tôn giáo, đâu là những quy định của tình trạng di truyền, dân tộc, chủng tộc
1.1.7 Mức kinh tế xã hội
Tình trạng kinh tế xã hội có liên quan mật thiết với tình trạng sức khỏe và bệnh tật, vì
nó liên quan đến các yếu tố nguy cơ trong lao động, các tác nhân nhiễm trùng, các yếu tố kích chấn, sự tiếp xúc mật thiết giữa người và người
Tình trạng kinh tế xã hội được xác định bằng nhiều chỉ số của một tầng lớp xã hội nhất định, các tầng lớp đó liên quan tới nghề nghiệp, thu nhập, nhà ở, trình độ văn hóa giáo dục, những hiểu biết về y tế, vệ sinh, kiến thức giáo dục của người mẹ, thu nhập của người cha trong gia đình, sự cung cấp của xã hội về thực phẩm, rượu, thuốc lá Và một vấn đề có tầm quan trọng không nhỏ là các sinh hoạt tinh thần của xã hội, có hoặc không đem lại kích chấn tâm thần đối với từng nhóm tuổi, nhóm nghề nghiệp, nhóm tầng lớp người nhất định
Trong các nghiên cứu dịch tễ học, các chỉ số tổng hợp đó phải được mô tả và phân tích riêng rẽ từng yếu tố một mới có thể đánh giá đúng vai trò của mỗi yếu tố đối với tình trạng
sức khỏe nghiên cứu
1.2 Các đặc trưng về gia đình
Gia đình là một tập hợp các cá thể có một di sản di truyền chung, cùng sinh sống trong một môi trường, một hoàn cảnh, tiếp xúc mật thiết với nhau Các thói quen về văn hóa, các truyền thống, các thói quen ăn uống, vệ sinh, giải trí, nghề nghiệp phần lớn đều chịu ảnh
hưởng của gia đình
1.2.1 Tình trạng hôn nhân
Sức khỏe của một cá thể, một quần thể có liên quan đến tình trạng hôn nhân Theo tình trạng hôn nhân, quần thể có thể chia ra thành nhiều nhóm: Không vợ không chồng, có vợ có chồng, ly thân, ly dị, đa phu đa thê, góa bụa, ở vậy Tỷ lệ chết chung ở đàn ông và đàn bà đều cao ở những người ly dị, rồi đến những người góa bụa, những người không vợ không chồng, và thấp nhất ở những người có vợ có chồng Người ta cũng nhận thấy có một số bệnh thường gặp nhiều ở những người không vợ không chồng như giang mai, các khối u, bệnh tim
mạch, xơ gan vv
1.2.2 Số người trong gia đình
Số người trong một gia đình càng đông càng dễ lây truyền các bệnh truyền nhiễm, và
ảnh hưởng đến mức kinh tế xã hội, sự tăng trưỏng và phát triển của con cái, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của cả gia đình cũng như tỷ lệ bị bệnh Người mẹ đẻ nhiều sẽ có nguy
cơ với các bệnh sản khoa
1.2.3.Thứ hạng sinh trong gia đình
Trang 8Mỗi đứa con sinh ra trong cùng một gia đình, nhưng ở các thời điểm khác nhau nên có một hoàn cảnh gia đình khác nhau, còn khác nhau về tuổi của bố mẹ, sự chăm sóc của bố mẹ vv trừ bệnh di truyền không phụ thuộc vào thứ lần sinh (Hémophilie) còn lại các bệnh khác đều bị ảnh hưởng (Kwashiorkor được gọi là bệnh của đứa con thứ ba)
1.2.4 Tuổi của cha mẹ
Tuổi của cha mẹ càng tăng thì tình trạng sức khỏe và thể lực càng giảm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của đứa con
Cũng cần phải nghiên cứu riêng rẽ thứ hạng sinh của con cái và tuổi của cha mẹ, vì phần lớn những đứa con đầu đều được sinh ra khi cha mẹ còn trẻ, cũng như đẻ nhiều lần thì ở các bà mẹ trẻ sẽ có sức khỏe và các vấn đề y tế vệ sinh khác với các bà mẹ nhiều tuổi hơn
1.2.5 Các điều kiện khi còn là bào thai
Người ta thấy rằng trọng lượng lúc sinh ra, sự hoàn thiện của cơ thể, sự phát triển của thể chất, khả năng mắc bệnh hoặc chết lúc sinh ở những trẻ sinh đôi hoặc sinh ba đều khác hẳn những trẻ sinh một do các điều kiện chuyển hóa khi còn trong bụng mẹ và cả sau khi đẻ ra; người ta thấy rằng càng đẻ liên tiếp thì trọng lượng của thai nhi lúc đẻ càng thấp
1.3 Các đặc tính nội sinh, di truyền
1.3.1 Cấu trúc cơ thể
Cơ thể con người hoàn thiện về cấu trúc vào tuổi 20 -25 Cho nên, các nghiên cứu dịch
tễ học về hiện tượng sức khỏe có liên quan đến cấu trúc thể chất ổn định của cơ thể thì phải
tiến hành trên các đối tượng sau tuổi 25
1.3.2 Sức chịu đựng của cá thể
Ngoài sức đề kháng đặc hiệu đối với các bệnh gia truyền hoặc mắc phải mà mỗi cá thể thu được khác nhau, sức đề kháng không đặc hiệu tự nhiên có một vai trò quan trọng trong việc đề kháng đối với một số bệnh; Những cố gắng về thể lực và tâm thần có thể làm giảm nguy cơ mắc các tai biến mạch máu, tai nạn lao động
1.3.3 Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh tật,
cả những bệnh nhiễm và không nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sự phát triển vận động và tâm thần, cả trong hiện tại và tương lai
1.3.4 Các bệnh tương hỗ
Có nhiều bệnh bị nặng thêm vì có kèm bệnh tương hỗ, như sởi có thể làm dễ nhiễm lao, trẻ bị leucémie có tỷ lệ viêm phổi rất cao, người bị silicose có tỷ lệ mắc lao cao hơn hẳn
1.4 Các thói quen trong đời sống
Có những thói quen không có lợi cho sức khỏe như uống rượu , hút thuốc, thói quen ăn uống không hợp lý; cũng có những thói quen có lợi cho sức khỏe như tập thể dục, nghỉ ngơi giải trí Dịch tễ hoüc cũng phải tiếp cận đến các thói quen đó trong các nghiên cứu đối với các bệnh liên quan
1.5 Nhóm máu
Người ta thấy một số bệnh có liên quan đến nhóm máu: nhóm A có nguy cơ cao với K
dạ dày, trong khi đó, nhóm O với loét tá tràng
1.6 Các chỉ số khác
Trang 9Người ta còn quan tâm đến những đặc trưng cá thể khác, cũng có ảnh hưởng nhất định đối với một số bệnh Các kiểu ứng xử, các kinh nghiệm trong cuộc sống, cách phản ứng và thích ứng, điều chỉnh của cơ thể trước những kích chấn của cuộc sống cũng đều có những tác động nhất định đối với sức khỏe
2 Hiện tượng sức khỏe đó xảy ra khi nào
Những nghiên cứu về các hiện tượng sức khỏe theo thời gian đã có rất nhiều đóng góp cho y học Có nhiều hiện tượng sức khỏe liên quan tới thời gian mà các nghiên cứu dịch tễ học cần phải chú ý
2.1 Thay đổi theo năm
2.1.1 Các thay đổi không có tính chu kỳ
Sự gia tăng không có chu kỳ các trường hợp mắc, thường xuất hiện hiện thành một đợt
dịch Quá trình gia tăng của hiện tượng sức khỏe hàng loạt đó, cả với bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm, đều có những tính chất ứng với mô hình ban đầu của sự điều chỉnh sinh
lý của cá thể và của quần thể
2.1.2 Các thay đổi có tính chu kỳ
Có nhiều bệnh tăng giảm theo những chu kỳ nhất định, rõ rệt nhất là các bệnh truyền nhiễm khi chưa có sự can thiệp cộng đồng Sự thay đổi theo chu kỳ cũng có thể nhận thấy đối với nhiều hiện tượng sức khỏe, hiện tượng sinh lý Cho nên phải chú ý đến tính chu kỳ của các hiện tượng đó trong các nghiên cứu dịch tễ học nói chung
2.2 Sự thay đổi theo mùa
Rất rõ rệt đối với bệnh truyền nhiễm; ở một số bệnh khác cũng có thể gặp như các tai nạn, bệnh tâm thần, các nguyên nhân chết
Các yếu tố khí tượng, thủy văn biến thiên theo mùa có tính chu kỳ kém theo sự biến thiên của các yếu tố môi trường khác (như nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí) sẽ tác động khác nhau lên cơ thể và dẫn tới những biến thiên sinh lý và bệnh lý ở các cá thể và quần thể
2 3 Xu thế tăng giảm của bệnh
Xu thế tăng giảm của bệnh thường chỉ có thể thấy được sau hàng chục năm Nguyên nhân của xu thế này có thể:
- Sự xuất hiện hoặc biến mất của các yếu tố căn nguyên của bệnh;
- Có phương pháp chẩn đoán chính xác hơn;
- Số người được chẩn đóan tăng lên vì chăm sóc sức khoẻ tốt hơn;
- Sự cải thiện các điều kiện y tế vệ sinh;
- Cải thiện điều kiện sống nói chung nhất là dinh dưỡng và nhà ở;
- Thanh toán một số bệnh truyền nhiễm chủ yếu;
- Cải thiện chăm sóc sản khoa;
- Sự gia tăng số người ở tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao;
- Sự ô nhiễm và xuống cấp của môi trường sống;
- Có hoặc không điều chỉnh được trước những điều kiện sống thay đổi ngày càng nhanh
Trang 10Tiếc rằng cho đến nay, việc phân tích xu thế tăng giảm này chỉ bằng hồi cứu cho nên các kết luận thường hạn chế, kém chính xác, nhất là các yếu tố căn nguyên của xu thế Các nghiên cứu tương lai sẽ cho các kết quả chính xác hơn
3 Hiện tượng sức khỏe xảy ra hàng loạt ở đâu
Vấn đề đặt ra ở đây là, trong một không gian nhất định, các yếu tố lý, hóa, sinh học và
xã hội học tất yếu có sự liên quan đến sự phát sinh, phát triển và tàn lụi của bệnh, cho nên người ta đã hình thành nên môn địa lý y học
Có thể kể một số đặc trưng không gian chung nhất:
(1) Sinh cảnh của bệnh: Bao gồm một vùng địa lý với các điều kiện khí tượng, chất đất, thảm thực vật, động vật và cư dân sống trong vùng đó, cùng các tính chất của môi trường nói chung, cần thiết cho sự xuất hiện và tồn tại của bệnh tại nơi đó
(2) Ổ bệnh thiên nhiên: Ví dụ: Vùng nhiệt đới và ôn đới luôn có tỷ lệ mắc bệnh ký sinh trùng đáng kể vv
(3) Các vùng công nghiệp hóa, ô nhiễm không khí: Gặp tỷ lệ ung thư phổi cao như ở
Mỹ, Anh
(4) Vùng có tình trạng dinh dưỡng , thói quen ăn uống, hoặc chất đất đặc biệt: ở Nhật,
có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành thấp, nhưng lại có tỷ lệ cao huyết áp và rối loạn tuần hoàn não cao nhất; ở Đức, Nhật, Aixlen lại có tỷ lệ ung thư dạ dày rất cao
(5) Các vùng nông thôn, thành thi cũng hay được đề cập đến trong các nghiên cứu dịch
tễ học
Sự khác nhau của từng vùng thường là do sự khác nhau của các yếu tố:
- Sự phân bố thực phẩm
- Thiết bị y tế
- Mật độ dân cư và nhà ở;
- Sự tập trung trong các tập thể ít hoặc nhiều (trường học, cư xá, nhà máy, );
- Nhiễm bẩn môi trường;
- Xử lý các chất thải bỏ;
- Các chất độc và dị nguyên;
- Cấu trúc dân cư, tốc độ thay đổi của cấu trúc xã hội;
- Vấn đề di cư và nhập cư: Đây là vấn đề cần được quan tâm trong các nghiên cứu dịch
tễ học, nó có thể làm sáng tỏ những điểm mà khó có những chỉ số khác có thể cung cấp được,
vì quần thể di cư là một chỉ điểm tổng hợp nên của 3 góc độ dịch tễ học: Con người, không gian, thời gian Nó có thể cho phép: Kiểm tra tỷ lệ mắc một bệnh nào đó cao có liên quan tới một vùng địa lý nhất định hoặc liên quan tới những nhóm người có kiểu di truyền nhất định
4 Mô tả về nguy cơ của tình trạng sức khỏe nghiên cứu
Cùng với việc mô tả hiện tượng sức khỏe theo 3 góc độ: Con người, không gian, thời gian, dịch tễ học mô tả cũng phải mô tả các yếu tố nguy cơ có liên quan tới hiện tượng sức khỏe đó Các yếu tố nguy cơ này phải được mô tả một cách kỹ lưỡng, cụ thể, chính xác ở mọi mức độ để làm nổi bật lên tình huống cụ thể của hiện tượng sức khỏe đó
IV THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU MÔ TẢ