Hiện tượng chuyển hóa trong Văn học - Trường hợp huyền thoại docx

6 463 3
Hiện tượng chuyển hóa trong Văn học - Trường hợp huyền thoại docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiện tượng chuyển hóa trong Văn học - Trường hợp huyền thoại Cho nên chúng ta có thể nói về vô thức chỉ trong chừng mực chúng ta có thể chứng minh được những nội dung của nó. Những nội dung của vô thức cá nhân chủ yếu là những mặc cảm thể điệu tình cảm (the feeling-toned complexes) như chúng ta gọi; chúng kiến lập đời sống tâm lý riêng tư và cá nhân. Còn những nội dung của vô thức tập thể thì lại được biết đến như là những cổ mẫu”. Việc chứng minh như vậy là công việc của ý thức, bấy giờ những kinh nghiệm vô thức (cá nhân và tập thể) được trải lên trên bình diện ý thức. Ngay nơi thời điểm này, các mối quan hệ vô thức được tái thiết lập trong một tình huống mới, người bệnh lập tức lần theo được con đường đi bất ngờ của tâm thức. Người nghệ sĩ một mình đi theo con đường này, còn người bệnh họ sẽ đi cùng với người bác sĩ tâm thần. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa người nghệ sĩ với người bệnh mặc dù cả hai, theo cái nhìn của Jung, đều đang trong cơn hưng phấn của một tác động ngoại hướng. Từ việc khẳng định sự tồn tại của vô thức tập thể đối lập với vô thức cá nhân, Jung cho rằng thực chất khái niệm biểu tượng của Freud chỉ là thứ ký hiệu, dấu hiệu, nghĩa là nội dung của nó đã được chỉ định, dù rằng nội dung ấy chưa được nhận biết một cách ý thức. Biểu tượng trong cách nhìn của Freud như là kết quả của cái nó biểu tượng, nghĩa là giữa biểu tượng và cái được biểu tượng có mối liên hệ nhân quả; biểu tượng xuất hiện (trong giấc mơ) như là một nỗ lực tránh né một hoặc những hậu quả không dễ chịu nào đó; nó như là cách bóp méo những ý nghĩ vô thức bên trong cá nhân. Ví dụ, trong giấc mơ của một bệnh nhân, các hình ảnh như con dao, chiếc gậy… xuất hiện là biểu tượng cho dương vật. Jung cho rằng đó là thứ dấu hiệu hoặc triệu chứng chứ không phải là biểu tượng. Đối với Jung, biểu tượng là sự biểu hiện của một cái gì đó mơ hồ, có thể là vật chất hoặc không; đồng thời chúng ta không hiểu thật chính xác về chúng dù rằng chúng ta nhận thức rõ ràng là chúng tồn tại, thậm chí đang tồn tại. Sự nhận thức như vậy thường là bằng trực giác, còn sự biểu hiện của nhận thức ấy, tức biểu tượng, thì cho đến nay vẫn chưa được hiểu đầy đủ nhưng đã được khẳng định. Biểu tượng kiểu như vậy, ở một cấp độ nhất định, trùng hợp với cổ mẫu. Trong Cổ mẫu của vô thức tập thể, C. Jung như người đại diện của tinh thần phương Tây đi tìm lại di sản tinh thần đã bị đánh mất trong hệ thống giáo điều của Cơ Đốc giáo, trong sự phá huỷ của cuộc cải cách của Tin Lành, và ông đã nói đến phương Đông, Phật giáo như là những truyền thống tinh thần rực rỡ những biểu tượng, cổ mẫu cùng vô thức tập thể. Trên con đường đi tìm lại di sản đã mất của phương Tây, Jung tìm gặp vô thức và các cổ mẫu, đúng hơn là, Jung đã tìm lại vô thức khi mà, theo cách nói hình ảnh của Jung, tinh thần đã trở nên nặng nề thì lắng xuống thành nước – con đường đi tìm lại tinh thần đã mất là dẫn đến nước. “Nước… là một biểu tượng sống động của tâm linh sâu thẳm”. “Nước là biểu tượng phổ biến nhất dành cho vô thức”, “Về phương diện tâm lý học, nước là tinh thần đã trở thành vô thức”, “Nước là trần thế và hữu hình, nó cũng là chất lỏng của cơ thể bản năng tính, máu và là dòng lưu chuyển của máu, là mùi của thú, tính nhục dục mạnh với đam mê”. Ta đi xuống nước, soi mình trên nước, nghĩa là chạm mặt với vô thức thì các cổ mẫu hiện ra mà trước hết đó là những cổ mẫu nhân cách hoá: shadow, anima/animus, wise old man (11) . Ngoài ra, ông còn nói đến những cổ mẫu dịch biến (archetypes of transformation) gồm những tình huống, những nơi chốn, những con đường, những phương tiện tiêu biểu. Những cổ mẫu thuộc lớp này đều có chung những đặc trưng của lớp cổ mẫu nhân cách hoá, tất cả đều là những biểu tượng chân xác và đích thực vì mơ hồ, không thể được lý giải cạn kiệt, hoàn toàn khác với những dấu hiệu hay những ngụ ngôn (allegory). Theo Jung, “ngụ ngôn là lời diễn giải về một nội dung ý thức, trong khi đó biểu tượng là sự biểu hiện khả thể tốt nhất đối với một nội dung vô thức mà bản chất của nó chỉ có thể được phỏng đoán, bởi vì nó vẫn còn không được biết đến”. Jung thừa nhận rằng ông không phải là người đưa ra khái niệm cổ mẫu. Ông đã lần ngược lên truyền thống tư tưởng phương Tây đến khái niệm eidos của Platon để khẳng định rằng cổ mẫu là một tồn tại đã được nhận thức từ rất lâu trong tư tưởng phương Tây, và vì thế vô thức tập thể cũng đã được chú ý. Do vậy, để cứu vãn sự suy kiệt biểu tượng của tinh thần phương Tây bấy giờ thì con đường tốt nhất là trở lại với di sản phương Tây, nắm bắt lại các cổ mẫu, và nhờ đó, chứng minh sự tồn tại của vô thức tập thể: “chừng nào những nội dung của vô thức tập thể còn được quan tâm thì chúng ta còn quan hệ với những kiểu mẫu cổ xưa hoặc… nguyên thuỷ, nghĩa là quan hệ với những hình ảnh phổ quát đã từng hiện hữu từ thời xa xưa nhất”. Jung còn cho rằng thuật ngữ cổ mẫu của ông tương đương với thuật ngữ những ý tượng tập thể (représentations collectives) chỉ những nhân hình tượng trưng (symbolic figures) trong cái nhìn nguyên thuỷ về thế giới của Lévy Brhul bởi vì cả hai cùng nói đến những nội dung (vô thức) tập thể. Ở đây, chúng ta cũng cần thận trọng thấy rằng Jung đã nỗ lực lý giải những nét khác biệt tế nhị giữa thuật ngữ cổ mẫu của ông với thuật ngữ “những ý tượng tập thể” của Lévy Brhul căn cứ trên bước vận hành của cổ mẫu trong những bài học bí truyền (esoteric teachings). Cổ mẫu là dữ liệu trực tiếp của kinh nghiệm tâm linh mà biểu hiện rõ nhất của nó được lưu giữ trong huyền thoại. Chính cây cầu cổ mẫu đã nối huyền thoại với vô thức tập thể, và về sau, theo Jung, chính cổ mẫu đã nối huyền thoại với văn học thông qua vô thức tập thể. Đó là con đường chuyển hoá của huyền thoại theo cách nhìn của Jung, nếu chúng ta lý giải một cách sơ lược nhất. Để đi đến ý kiến ngắn gọn như thế về hiện tượng chuyển hoá của huyền thoại như vậy, chúng ta cần chú ý đến một hiện tượng cực kỳ quan trọng là “sự phóng chiếu” (projection). Nó như một hiện tượng tâm lý ở tầng sâu vô thức, thường xuyên hiện hữu và sẵn sàng vận hành trong đời sống tâm linh của loài người. Khi lý giải nội dung cổ mẫu ở phương diện tâm lý, Jung đề cập đến hiện tượng phóng chiếu. Jung cho rằng các nhà huyền thoại học khi lý giải huyền thoại thường chỉ dựa vào các ý tưởng về mặt trời, mặt trăng, cây cỏ… mà không chú ý một sự thật đầu tiên là huyền thoại là một hiện tượng tâm linh tiết lộ bản chất của linh hồn (soul). Người nguyên thuỷ có một nhu cầu cấp thiết là đồng hoá những kinh nghiệm cảm giác bên ngoài với bên trong, tức những sự kiện tâm linh. Vì thế tất cả các tiến trình huyền thoại hoá tự nhiên (các mùa, các tuần trăng…) được thực hiện bằng sự phóng chiếu của tâm linh, nhờ thế ý thức mới có thể tiếp cận được tâm linh, tức là khi mà tâm linh được phản ánh trong những sự kiện của tự nhiên. Sự phóng chiếu lên đối tượng như thế của tâm linh là rất cơ bản và kéo dài hàng nhiều ngàn năm, và đã trở thành thứ ký ức của loài. Cổ mẫu vừa là cổ mẫu nhân cách hoá và cổ mẫu dịch biến có lẽ là vì thế, và là nội dung của vô thức tập thể. “Vô thức tập thể mang tính khách quan tuyệt đối, bao la như thế giới và mở ra với tất cả thế giới”. Jung cho rằng khi vô thức chạm vào ta ta sẽ trở thành vô thức, và đây là nỗi kinh hoàng của người nguyên thuỷ và là cội nguồn của các nghi lễ và giáo điều. Trong vô thức, ta đánh mất vai trò chủ thể của ta và ta trở thành đối tượng của mọi chủ thể, ta trở thành một với thế giới, ta quên mất ta thật sự là ai. Đây chính là trạng thái của kiểu nhà văn hướng ngoại theo cách nhìn của Jung. Lúc đó sự phóng chiếu xuất hiện, đồng thời nhà văn bị sự dắt dẫn của các cổ mẫu. Hiện tượng này được Jung triển khai trong Bí ẩn của những siêu mẫu (12) . Ông nói đến hai kiểu nhà văn: hướng nội và hướng ngoại. Nhà văn hướng nội hoàn toàn làm chủ quá trình sáng tác của mình, họ là chủ thể của quá trình đó; mọi ý đồ sáng tạo đều rất sáng rõ và được thực hiện với ý thức của một chủ thể nhà văn. Ngược lại với kiểu nhà văn hướng nội như trên là kiểu nhà văn hướng ngoại, tức là người bị vô thức chạm vào và hoá vô thức hay là bị vô thức dắt dẫn. Đồng thời Jung cũng cho rằng, trong kinh nghiệm, dẫu là nhà văn hướng nội thì xung lực sáng tạo phát ra từ vô thức vẫn rất mạnh, nó chi phối nhà văn trong quá trình sáng tạo. Và bấy giờ cái sáng tạo, quá trình sáng tạo phát triển một cách tự nhiên như một sinh vật tự trị, nghĩa là gần như không chịu sự chi phối của người mà ta thường vẫn gọi là chủ thể sáng tạo (*) . Tác phẩm và hiện tượng sáng tạo như vậy được Jung gọi là “mặc cảm” mang tính tự trị. Jung quan niệm rằng mặc cảm là những tụ kết của cả một quá trình truyền thừa văn hoá tồn tại nơi tầng sâu vô thức cùng những trải nghiệm mang tính xung động của con người đang hiện hữu, chúng, vì thế, là những thực tại tâm lý vượt khỏi tầm kiểm soát của ý thức, là những mảnh tâm thần bị tách vỡ và hoạt động độc lập, nằm ngoài dòng ý thức. Về mối quan hệ giữa mặc cảm với ý thức, Jung cho rằng trong quá trình tụ kết, mặc cảm phát triển một cách vô thức và nó thâm nhập vào ý thức khi đã đủ lực chi phối ý thức, buộc ý thức tiếp nhận và hành xử dưới sự tác động của nó. Quá trình sáng tạo đã diễn ra như thế, trong sự tác động của vô thức tập thể. Và vì thế những cổ mẫu hay là những hình thức cổ xưa, nguyên thuỷ, tức “những biểu tượng phổ quát” của nội dung huyền thoại đi vào tác phẩm văn học. Chúng ta có thể nêu ra ở đây những phản đề đối với quan niệm vô thức tập thể của Jung. Đó là ý kiến của Henri Franfort, của Stephen Oppenheimer và Duy thức học của Phật giáo (13) . Chúng tôi xin được trình bày những phản đề này trong một dịp khác. Người bổ sung, kết hợp và chuyển hướng cách nhìn của Frazer và Jung, và vì thế, cũng là người có cách nhìn mới về hiện tượng chuyển hoá của huyền thoại. Đó là Northrop Frye, nhà nghiên cứu người Canada. Trong lịch sử phê bình huyền thoại, N. Frye là người tạo ra hợp lưu Frazer và Jung; ở đây, chúng tôi chỉ tập trung vào quan niệm của N. Frye về hiện tượng chuyển hóa của huyền thoại. Northrop Frye đẩy huyền thoại về phía khởi nguồn và ông cho rằng toàn bộ cấu trúc của văn học là khởi nguyên từ huyền thoại. Mở đầu tiểu luận Huyền thoại, thể lọai hư cấu và sự dịch chuyển (14) , N. Frye cho rằng khái niệm huyền thoại chạy ngang qua nhiều khu vực tư tưởng đương thời, và đối với phê bình văn học, “huyền thoại là và luôn luôn đã là một yếu tố cấu thành văn học, mối quan tâm của các nhà thơ đối với huyền thoại và hệ huyền thoại là đặc biệt và không thay đổi kể từ thời Homer”. Từ sự mở đầu có vẻ khiêm nhường như thế về huyền thoại, Northrop Frye dựa vào kinh nghiệm văn học trực tiếp đã khảo sát tính thống nhất của tác phẩm văn học, của văn học như một tổng thể. Trên hướng triển khai như vậy, ông đã đề cập đến huyền thoại trong mối quan hệ với văn học. Northrop Frye cho rằng tính thống nhất của tác phẩm hư cấu có thể nhận được từ tính liên tục của nó nhờ sự nhận ra. Nhưng khi tính liên tục này phai nhạt thì tác phẩm văn học chỉ còn lại một chuỗi những tình tiết gián đoạn trong chúng ta, và chúng gắn bó với nhau bằng một điều gì đó. Điều gì đó này thật khó xác định, không cụ thể là đề tài (theme) bởi vì chúng ta có thể nắm bắt đề tài bằng một vài sự nhận ra chủ yếu trong cốt truyện, tức trong tính liên tục của tác phẩm. Chính vì thế, theo N. Frye, cần phải có một “hình thức phê bình bổ sung có thể khảo sát toàn bộ thiết kế của truyện hư cấu”. Đó là phê bình huyền thoại. Trước tiên, ông chú ý đến đặc trưng thể loại của huyền thoại trong sự so sánh những điểm giống và khác nhau với truyện dân gian (folk tales). Theo ông, huyền thoại là một loại truyện, vì thế, là một hình thức nghệ thuật ngôn từ và tuỳ thuộc vào thế giới nghệ thuật. Toàn bộ hình thức nghệ thuật của nó là “một thế giới mà nội dung là tự nhiên và hình thức là con người; vì thế khi nó “mô phỏng” tự nhiên là nó đồng hoá tự nhiên với hình thức con người. Thế giới nghệ thuật là con người trong viễn cảnh, một thế giới mà trong đó mặt trời cứ tiếp tục mọc và lặn sau khi khoa học đã giải thích rằng việc mọc và lặn của mặt trời là ảo ảnh”. Trong hình thức nhân tính hoá tự nhiên của mình, huyền thoại đã đề cập đến nguồn gốc loài người, số phận của loài người, của con người, những giới hạn của nó, những hy vọng và khát vọng của nó. Và như thế, trong một cái nhìn lịch sử về lịch sử văn học, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng huyền thoại đã cung cấp những nét phác thảo chính của một vũ trụ ngôn từ mà về sau này văn học chiếm lĩnh. Muốn nắm bắt văn học một cách kết quả không thể không chú ý đến vai trò và vị trí đầu nguồn của huyền thoại trong lịch sử của nó. . Hiện tượng chuyển hóa trong Văn học - Trường hợp huyền thoại Cho nên chúng ta có thể nói về vô thức chỉ trong chừng mực chúng ta có thể chứng. về hiện tượng chuyển hóa của huyền thoại. Northrop Frye đẩy huyền thoại về phía khởi nguồn và ông cho rằng toàn bộ cấu trúc của văn học là khởi nguyên từ huyền thoại. Mở đầu tiểu luận Huyền. nghiệm văn học trực tiếp đã khảo sát tính thống nhất của tác phẩm văn học, của văn học như một tổng thể. Trên hướng triển khai như vậy, ông đã đề cập đến huyền thoại trong mối quan hệ với văn học.

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan