1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hiện tượng chuyển hóa trong Văn học - Trường hợp huyền thoại pptx

5 388 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 185,57 KB

Nội dung

Hiện tượng chuyển hóa trong Văn học - Trường hợp huyền thoại Có một sự thật không thể phủ nhận là huyền thoại thâm nhập vào văn học. Đó là con đường phải đi của huyền thoại trong sự phát triển biến thái hoặc sự phát triển mở rộng phạm vi tiến về phía thời đại. Dĩ nhiên một thực thể luôn luôn có cấu trúc của nó nhưng trên quá trình phát triển mở rộng hoặc biến thái, một số những yếu tố căn bản của cấu trúc là giữ nguyên còn những yếu tố khác mất đi, thay vào đó là những yếu tố mới; và có khi một cấu trúc mới ra đời. Chính trong yêu cầu và điều kiện đó mà hiện tượng chuyển hoá của huyền thoại mới xảy ra. Chuyển hoá, trong cách nhìn sinh-hoá, là hiện tượng tự nhiên của sự sống, là kết quả của một quá trình vận động tương tác trong một điều kiện nhất định. Không có chuyển hoá không có tồn tại (và phát triển). Mọi tồn tại như chính nó (chứ không phải tự nó) đều từ chuyển hoá. Trong tự nhiên đã thế và trong xã hội cũng thế. Huyền thoại cũng thế. Vấn đề là huyền thoại đã đi vào văn học như thế nào? Và đâu là những khả năng biến thái của nó? Để trả lời câu hỏi thứ nhất chúng ta không thể không nói đến vai trò của huyền thoại trong lịch sử phát triển của văn học nói chung (khảo sát trục thời gian). Nghĩa là chúng ta cần nhận diện huyền thoại ở phương diện lịch sử văn học của nó. Đồng thời, chúng ta cũng cần thiết xuất phát từ đời sống của huyền thoại trong cảm thức chung của con người về thế giới và bản thân như một cuộc vận hành tự nhiên của tồn tại (khảo sát trục không gian). Ở phương diện này, đời sống tâm lý của con người, những dấu ấn của nó và quá trình vận hành (hay vận động) của các năng lực tiếp biến thế giới của con người trong mối quan hệ đa phương là những vấn đề cần quan tâm. Để trả lời câu hỏi thứ hai, chúng ta không thể không nói đến các điều kiện của môi trường mà huyền thoại tồn tại và được tiếp nhận cùng chủ thể tác giả như một thành tố có tính quyết định của toàn bộ quá trình chuyển hoá. Như vậy, chúng ta một mặt cần nói đến tính phổ biến của huyền thoại, mặt khác chúng ta lại khảo sát tính khả sản, đúng hơn là, tính khả biến của huyền thoại. Tính phổ biến ở đây vừa được hiểu như tính tương ứng của huyền thoại đối với văn học trong cùng một yêu cầu biểu đạt một thế giới tinh thần bằng ngôn ngữ, vừa được hiểu như là tính tương đồng tự thân trong cảm thức huyền thoại về thế giới (thông qua nghi lễ, huyền thoại, phong tục…) nơi những cộng đồng người khác nhau trong lịch sử. Tính khả biến của huyền thoại song hành với tính sáng tạo của nghệ thuật nói chung – sáng tạo là một năng lực biến hiện của người nghệ sĩ đối với đối tượng. Tùy hướng nghiên cứu, các nhà lý thuyết về huyền thoại và phê bình huyền thoại đã từng đề cập đến vấn đề này một cách khác nhau, ở những mức độ khác nhau. Trong số các nhà lý thuyết và tư tưởng ấy, J.G. Frazer (1854-1941), Carl Gustav Jung (1875-1961) và Nothrop Frye (1912-1991) là những người mà các kiến giải của họ về hiện tượng chuyển hoá của huyền thoại đã đánh dấu bước sinh thành và phát triển của phê bình huyền thoại. J.G. Frazer (1854-1941) là nhà nhân học, nhà lịch sử tôn giáo người Anh có tầm ảnh hưởng rất rộng gần suốt thế kỷ XX. Trong nửa đầu thế kỷ XX và có lẽ cả đến bây giờ, công trình Cành vàng đồ sộ của ông vẫn còn ảnh hưởng to lớn đối với giới phê bình huyền thoại và đặc biệt giới sáng tác. Đối với J.G. Frazer, huyền thoại với nghi lễ, ma thuật, thậm chí một số dấu tích ngôn ngữ có mối quan hệ đặc biệt. Ông, trong Cành vàng, nhiều lần trở đi trở lại vấn đề này. “Hiển nhiên là những câu chuyện ấy (những câu chuyện liên quan đến nữ thần Diane – ĐNC) thuộc về loại những huyền thoại được sáng tác ra với mục đích duy nhất là cung cấp cách giải thích về nguồn gốc của một nghi lễ tôn giáo…” (1) . Hoặc “chuyện kể này (tức huyền thoại về thần Balder – ĐNC) thuộc về loại những huyền thoại mà người ta đã sân khấu hóa thành nghi lễ, hay nói một cách khác, người ta đã thể hiện câu chuyện ấy như là những nghi lễ ma thuật, nhằm mục đích làm nảy sinh những hiệu quả tự nhiên mà các nghi lễ ấy mô tả bằng ngôn ngữ hình tượng. Một huyền thoại, bao giờ cũng vậy, chỉ trở nên sáng rực rỡ hơn và chính xác về chi tiết hơn, khi nó tạo thành, có thể nói như vậy, kịch bản của vở diễn mà những người thực hành nghi lễ linh thiêng đang trình diễn” (2) . Ông đã dùng huyền thoại, truyền thuyết để lý giải các nghi thức, nghi lễ, ma thuật: “huyền thoại về cái chết của thần Balder, không chỉ là một huyền thoại, có nghĩa là một việc mô tả các hiện tượng vật chất bằng các hình ảnh vay mượn từ đời sống con người mà đồng thời còn là câu chuyện mọi người kể lại vì sao hàng năm họ hoả thiêu một người tượng trưng cho vị thần và cắt cây tầm gửi cùng với các nghi lễ trọng thể” (3) . Chúng ta thường có cảm giác là J.G. Frazer cũng vận dụng qui luật tương đồng của ma thuật vi lượng trong mọi biện giải mở rộng của ông. Chúng ta có thể hình dung công trình Cành vàng như cái cây cứ nở dần cành nhánh. Ý tưởng ban đầu gợi ra những ý tưởng mới và đẩy tác giả đi tìm và biện giải những chứng cứ mới trên các dữ liệu có sẵn. Trên cơ sở nghiên cứu nhân học so sánh tiến hoá theo cách như vậy, J.G. Frazer đã chỉ ra nét đồng nhất của các nghi thức ở nhiều vùng, nhiều cộng đồng khác nhau, đặc biệt thông qua hệ thống huyền thoại. Chúng ta có thể thấy được điều ấy chỉ qua một mẫu nhỏ liên quan đến huyền thoại Déméter và Perséphone và các Bà mẹ lúa mì, các cô Trinh nữ lúa mì, các Thần linh lúa mì… (4) . Sự tương đồng này, trong một cách nhìn nhất định, đã nói lên được sự tương đồng không chỉ trong nghi thức như là một biểu hiện mà cả trong cảm thức về thế giới nói chung theo hướng “thờ phụng” và phần nào đó là lý giải sự sống, đời sống như một “khát vọng”. Chính cảm thức này đã làm nên điều mà chúng ta có thể gọi là tính phổ biến của huyền thoại. Bà mẹ lúa mì và cô con gái lúa mì như một sự tiếp nối, còn mãi; lúa mì mọc lên từ niềm vui hay chính nó là niềm vui; lúa mì mọc lên sau những buồn đau như là một cách khẳng định sự vươn tới của cuộc sống… Cách lý giải của J.G. Frazer khiến chúng ta nghĩ như vậy, còn bấy giờ có lẽ tính chất huyền nhiệm của sự sống (gợi ra từ cây lúa mì đó) là toàn bộ mối quan tâm, là tất cả, và sự sống là huyền nhiệm hay sự sống-huyền nhiệm. Sự huyền nhiệm ấy, một khi trùng khít với ước mơ trong biểu hiện, được lặp đi lặp lại theo nhiều cách và có những “ứng nghiệm” nhất định sẽ lập tức trở thành nghi thức hoặc ma thuật như chuyện bó lúa cuối cùng, bó lúa Bà già trong nhiều vùng của Bắc Âu (5) . Theo J.G. Frazer, tính phổ biến ấy bắt nguồn từ “tính đồng nhất cơ bản của những nhu cầu quan trọng của con người ở mọi nơi và mọi lúc” (6) , còn các phương sách con người vận dụng để thoả mãn các nhu cầu quan trọng ấy thì khác biệt theo từng thời kỳ: ma thuật, tôn giáo hoặc khoa học. Thế nhưng, một điểm không kém phần quan trọng đối với tính phổ biến và sự tiếp nối như một điều kiện của chuyển hoá là các phong tục, nghi lễ của những thời kỳ đầu tiên vẫn còn tồn tại trong những thời kỳ về sau, ở đó chúng thường xuyên được tái lý giải theo phương thức tư tưởng ưu trội của thời đại. Trong Cành vàng, mối quan hệ giữa nghi thức, huyền thoại và văn học được J.G. Frazer đặc biệt quan tâm khi trở đi trở lại với Virgile (nhà thơ La-tinh, khoảng 70-19 trước Công Nguyên). Thật ra, trong một cách nhìn nào đó, ông đã mở rộng ra với nghệ thuật khi khởi đầu với việc miêu tả bức tranh Cành vàng của William Turner (1775-1851). Mặc dù Frazer sử dụng trường ca Enéide của Virgile như là một chứng cứ biện giải cho việc Frazer đồng nhất cành vàng với cây tầm gửi, nhưng bản thân việc này lại cho thấy mối quan hệ của nghi lễ, huyền thoại với văn học, một cách nào đó, là sự chuyển hoá của huyền thoại. “Khi cho rằng Cành vàng là cây tầm gửi chúng ta không đưa ra một ý kiến gì mới mẻ. Virgile quả thật chỉ so sánh Cành vàng với thứ cây đó, chứ không đồng nhất Cành vàng với cây tầm gửi. Có thể đây chỉ là cách làm trong thơ ca, muốn bao bọc đám lá cây khiêm tốn trong một vầng hào quang thần bí. Hoặc là, có nhiều khả năng, việc mô tả của nhà thơ, tác giả của bản trường ca Eneidé, là dựa vào một tư tưởng mê tín của dân gian, muốn rằng vào một mùa thời tiết nào đó nhìn thấy cây tầm gửi rực rỡ trong màu vàng óng hoàn toàn siêu nhiên. Nhà thơ kể lại với chúng ta chuyện một đôi chim bồ câu, dẫn dắt Enée đi trong giải thung lũng buồn thảm, nơi Cành vàng mọc ra: . Hiện tượng chuyển hóa trong Văn học - Trường hợp huyền thoại Có một sự thật không thể phủ nhận là huyền thoại thâm nhập vào văn học. Đó là con đường phải đi của huyền thoại trong. một cấu trúc mới ra đời. Chính trong yêu cầu và điều kiện đó mà hiện tượng chuyển hoá của huyền thoại mới xảy ra. Chuyển hoá, trong cách nhìn sinh-hoá, là hiện tượng tự nhiên của sự sống, là. đến vai trò của huyền thoại trong lịch sử phát triển của văn học nói chung (khảo sát trục thời gian). Nghĩa là chúng ta cần nhận diện huyền thoại ở phương diện lịch sử văn học của nó. Đồng

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w