1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hiện tượng chuyển hóa trong Văn học - Trường hợp huyền thoại . ppsx

5 340 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 190,62 KB

Nội dung

Hiện tượng chuyển hóa trong Văn học - Trường hợp huyền thoại Trên cái cây cuối cùng được tìm thấy Trong vòm lá của nó, chất vàng rớt xuống và dừng lại, bung ra và phản xạ lạ; Như vậy là sau khi đã nảy mầm Người ta nhìn thấy trên cây sồi, cây tầm gửi nở hoa. Mặc dầu cây tầm gửi không được gieo hạt giống tại đó. Và mùa đông, rực rỡ ánh vàng từ quả cây tầm gửi; Tựa như cành vàng nổ lép bép trên cây sồi xanh, trước làn gió nhẹ đang lay động cây sồi. Ở đây Virgile mô tả một cách rõ ràng Cành vàng tựa như mọc ra trên cây sồi xanh và so sánh nó với cây tầm gửi. Kết luận tất yếu rút ra từ đó là Cành vàng chẳng phải cái gì khác mà chính là cây tầm gửi được ngắm nhìn thông qua màn sương mù của thơ ca hoặc của tư tưởng mê tín dân gian” (7) . Sau những đoạn liên hệ chứng cứ và mở rộng biện giải về cành vàng, J.G. Frazer trở lại với Virgile và anh hùng ca Enéide: “Những đánh giá này (8) có thể cắt nghĩa một phần, vì sao Virgile đã cho Enée mang theo một cành tầm gửi vẻ vang trong chuyến Enée đi xuống thế giới âm phủ. Nhà thơ mô tả ngay ở cửa ngõ Địa Ngục, trải rộng một giải rừng rộng lớn và tối tăm; và người anh hùng theo sau cánh bay của đôi chim bồ câu dẫn đường cho mình, đi lang thang sâu thẳm trong khu rừng xa xăm cho mãi tới lúc nhìn thấy ở phía xa xa, qua những bóng đen của cây sồi, ánh sáng chập chờn của Cành vàng đang chiếu sáng đám cành cây chằng chịt ở phía trên. Nếu như người ta tin rằng cây tầm gửi, với tư cách cành cây màu vàng khô héo trong những cánh rừng buồn tẻ của mùa thu, chứa đựng mầm mống của ngọn lửa thì thử hỏi đối với một du khách bị lạc lối trong bóng tối của Địa Ngục, có còn người bạn đồng hành nào anh ta có thể mang theo, lại tốt hơn một cành cây được dùng làm ngọn đèn soi sáng cho bước đi của anh ta và làm cây gậy đường cho đôi bàn tay anh ta? Có thứ vũ khí đó trong tay, anh ta có thể gan dạ đối mặt với viễn cảnh kinh khủng phơi bày ra trước mặt anh ta trong chuyến du hành đầy mạo hiểm. Vì vậy, khi từ trong khu rừng bước ra, Enée tới bên bờ sông Styk, từ từ uốn lượn chảy xuyên qua vũng lầy âm phủ và rằng lão Vocher dữ tợn từ chối không cho chàng lên thuyền của lão để vượt qua bãi lầy, Enée chỉ việc rút Cành vàng từ trong ngực mình ra và giơ lên; nhìn thấy Cành vàng lão già khoác lác lập tức bình tâm lại và tiếp nhận một cách thân ái người anh hùng lên con thuyền mỏng yếu của mình, con thuyền dưới sức nặng khác thường của một người sống, đằm sâu xuống dòng nước. Như chúng ta đã thấy, kể vào một thời kỳ mới đây, người ta đã coi cây tầm gửi như một lá bùa bảo vệ chống lại các mụ phù thuỷ và những thằng lùn dị dạng; thật hết sức tự nhiên khi những người cổ đại gán cho cây tầm gửi cùng một phẩm chất ma thuật như vậy. Nếu như thứ cây ký sinh có thể giúp ta mở được mọi ổ khoá như một số nông dân của chúng ta đã tin như vậy thì tại sao nó không thể sử dụng như câu thần chú “Vừng ơi, mở ra đi” trong bàn tay của Enée để mở toang các cánh cửa của Địa Ngục?” (9) . Điều đầu tiên chúng ta nhận thấy là Frazer đã sử dụng tác phẩm của Virgile như một chứng cứ cho cách luận giải, hệ thống luận giải của ông về hiện tượng cái chết theo từng chu kỳ như một bi kịch của “Ông vua của rừng” liên quan tới “cành vàng”. Và một nét nghĩa của “cành vàng” trong hệ thống ý nghĩa của nó tồn tại trong huyền thoại, nghi lễ đã được Virgile tiếp nhận biến thành thứ chất liệu trong câu chuyện về hành trình của Enée. Nghĩa là cùng với giá trị một chứng cứ, tác phẩm của Virgile đã được Frazer nói đến như là hiện tượng khúc xạ của cành vàng vào (tác phẩm) văn học khi đó nó được lọc qua màn sương mù của thơ ca. Sự sống của cành vàng trong huyền thoại, nghi lễ giờ đây đã chuyển vào trong tác phẩm văn chương, nó tiếp tục đời sống đó dưới một dạng khác trong các mối quan hệ khác, trong một cấu trúc khác. Sự chuyển hoá như vậy là thông qua cái nhìn của thể loại và cách nhìn của nhà thơ. Bản thân thể loại đặt ra yêu cầu lạ hoá huyền thoại, tức là nó chịu những qui định mới về thể loại, nói cách khác nó được tái cấu trúc theo yêu cầu thể loại của tác phẩm, còn bản thân cái nhìn của nhà thơ thì trùm lên nó ý nghĩa thời đại của bản thân. Cả hai, trong quá trình vận hành của sự chuyển hoá, không tách rời nhau. Trong hai đoạn trích trên, J.G. Frazer đã lý giải cách nhìn “so sánh” của Virgile theo hướng chứng thực cho cái nhìn của mình về cành vàng trong huyền thoại và nghi thức: cành vàng chính là cây tầm gửi lơ lửng giữa trời, rực rỡ và linh thiêng. (Nó nằm ký sinh trên cây sồi, cái cây mà Ông vua rừng ngày đêm canh giữ trong rừng thiêng như canh giữ chính bản thân mình khỏi kẻ tiếm quyền. Chỉ khi nào hái được nó, tức cành vàng, ném vào cây sồi thì cây sồi mới ngã đổ như là bị sét đánh, người tiếm quyền mới giết được Ông vua rừng và trở thành người kế vị.). J.G. Frazer, trong trường hợp này, vừa là nhà nhân học vừa là nhà phê bình huyền thoại. Dẫu rằng mục tiêu ban đầu của ông chỉ sử dụng sử thi Enéide của Virgile như là một chứng cứ nhưng trong quá trình luận giải ông đã đề cập đến hiện tượng chuyển hoá của huyền thoại trong văn học. Về sau các nhà phê bình huyền thoại hướng nghi lễ đã tìm thấy rằng công trình của Frazer có những gợi ý thú vị về mối quan hệ giữa nghi lễ- huyền thoại với văn học và sự chuyển hoá sẽ vận hành khi đời sống của nghi lễ và ý nghĩa của nó chiếm lĩnh những suy tư của nhà văn thời đại về con người và thế giới. Có lẽ đó là trường hợp của T.S. Eliot với Đất hoang (The Waste Land). Những điểm có liên quan đến hiện tượng chuyển hoá như vậy của huyền thoại không được J.G. Frazer phát biểu trực tiếp nhưng với C. Jung thì lại khác khi ông cho rằng vô thức tập thể với tư cách là ký ức của loài, của toàn nhân loại, đã qui định một cách sâu sắc hoạt động sáng tạo của con người, đặc biệt đối với văn học. Cuộc chia tay của C. Jung với Freud có lẽ bắt đầu từ vấn đề biểu tượng đến vô thức tập thể hay là từ việc Jung đặt lại vấn đề đối với khái niệm libido của Freud. Chính các bài tập (tests) liên tưởng từ đối với các bệnh nhân bị chứng loạn tâm tiềm ẩn đã giúp Jung phát hiện hiện tượng bị dồn nén, sự dồn nén, và điều đó đã đưa Jung đến với Freud. Nhưng trong quá trình điều trị Jung phát hiện rằng trong những giấc mơ của các bệnh nhân này hiện diện một thứ kinh nghiệm mà cá nhân chưa hề trải qua, tức một thứ kinh nghiệm vượt khỏi vô thức cá nhân. Điều này buộc Jung phải quan tâm không chỉ đến ý nghĩa của những triệu chứng mà còn quan tâm đến ý nghĩa của những biểu tượng có trong giấc mơ. (Vì thế có một sự khác nhau trong nội hàm khái niệm biểu tượng của Freud và của Jung.) Jung cho rằng phải hiểu được những biểu tượng này thì mới có thể điều trị được. Yêu cầu này thúc đẩy Jung nghiên cứu huyền thoại, và ông nhận thấy rằng có một mối quan hệ hết sức thú vị giữa các huyền thoại cổ với tâm lý của những con người nguyên thuỷ. Khi đi sâu vào nghiên cứu tâm lý của con người nguyên thuỷ, Jung bắt gặp vô thức tập thể. Khái niệm vô thức tập thể của Jung đã ra đời từ một quá trình tìm kiếm như thế. Bài thuyết trình đầy cảm hứng và vô cùng rực rỡ của Jung liên quan đến vấn đề chúng ta đang bàn là Cổ mẫu của vô thức tập thể (10) . Jung khẳng định mạnh mẽ rằng “Một lớp bề mặt của vô thức chắc chắn là thuộc về cá nhân. Tôi gọi nó là vô thức cá nhân. Nhưng vô thức cá nhân này còn ở một tầng sâu hơn, không bắt nguồn từ kinh nghiệm cá nhân, không phải là cái đạt được thuộc cá nhân mà là bẩm sinh. Tầng sâu hơn này tôi gọi là vô thức tập thể… nó đồng nhất ở mọi người và vì thế kiến lập một tầng nền tâm thức chung của bản chất siêu cá nhân hiện diện trong mỗi con người chúng ta. Sự hiện tồn tâm thức có thể được nhận ra chỉ bằng sự hiện diện của các nội dung mà những nội dung này có khả năng ý thức được. . Hiện tượng chuyển hóa trong Văn học - Trường hợp huyền thoại Trên cái cây cuối cùng được tìm thấy Trong vòm lá của nó, chất vàng rớt xuống. cứ nhưng trong quá trình luận giải ông đã đề cập đến hiện tượng chuyển hoá của huyền thoại trong văn học. Về sau các nhà phê bình huyền thoại hướng nghi lễ đã tìm thấy rằng công trình của Frazer. cành vàng trong huyền thoại, nghi lễ giờ đây đã chuyển vào trong tác phẩm văn chương, nó tiếp tục đời sống đó dưới một dạng khác trong các mối quan hệ khác, trong một cấu trúc khác. Sự chuyển

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w