Các chính sách và chương trình dân số ở đông á

71 448 0
Các chính sách và chương trình dân số ở đông á

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ Ở ĐÔNG Á Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế 1 LỜI NÓI ĐẦU Đây là một trong hai cuốn sách báo cáo kết quả của một dự án do Trung tâm Đông-Tây đề xướng. Các báo cáo đã được trình bày tại ba hội nghị tổ chức trong năm 1997: Hội nghị về Dân số và kỳ tích kinh tế ở châu Á (Trung tâm Đông-Tây, Honolulu, HI, từ 7-10 tháng 1 năm 1997); Diễn đàn tri thức về đà tăng dân số và kinh tế vĩ mô (Học viện Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Đông Tây, Washington, DC, 21-22 tháng 7 năm 1997) và Hội thảo chính sách về phát triển kinh tế châu Á: Những triển vọng lâu dài (trường đại học Nihon, Trung tâm Đông-Tây và Học viện Ngân hàng Thế giới, Tokyo, 20-21 tháng 10 năm 1997). Cuốn sách thứ hai - Biến động dân số và phát triển kinh tế ở Đông Á: Đương đầu với thách thức và nắm bắt cơ hội - do nhà in Đại học Standford xuất bản, nghiên cứu những tác động của biến động dân số đối với kinh tế ở Đông Á. Ngoài các tác giả còn có rất nhiều người đã đóng góp cho dự án này bằng cách tham gia các hội nghị, hội thảo, có báo cáo tham luận cũng như cung cấp các tư liệu có giá trị. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người có tên sau: Sajeda Amin, Mahluddin Khan Alamgir, Nancy Birdsall, David Bloom, Colin Bradford, Jeff brown, lee-jay Cho, Minja Kim Choe, Julie DaVanzo, Angus Deaton, Phil Estermann, Jacques van des Gaag, David Horlacher, Ponciano Intal, Ir., Andrew Kantner, Mitsuaki Kojima, Toshio kuroda, Sumner La Croix, Karen Mason, Thomas Merrick, Duck Woo Nam, Naohiro Ogawa, Catherine pierce, Mathana phananiramai, lant Pritchett, Robert Rethorford, Gerard Russo, Joanne Salop, T. Paul Schultz, Sara Seims, Yukiyasu Sezai, R. Paul Shaw, Young-Soo Shin, Hananto Sigit, Steven Sinding, Kenjin Sumida, Krishnamurthy Sundaram, Ann Takayesu, Noreen Tanouye, Pravin Visaria, Michael Ward, Sidney Westley, John Williamson và Sharon Yamamoto. Hai cá nhân đã có những đóng góp đặc biệt: Sandra Ward đã dành thời giờ liên tục biên tập bản thảo cho những cuốn sách này và Burnham O. Campbell - người góp phần khởi xướng dự án này- đã trở thành đồng biên tập nếu như anh không mất sớm. Tài trợ cho dự án này là Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Quỹ tài trợ Rockefeller, Quỹ tài trợ William và Flora Hewlett, Ngân hàng Thế Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế 2 giới và Bộ Ngoại giao Nhật Bản (MOFA). Tài trợ của USAID và MOFA được coi như là một phần của Chương trình hợp tác chung toàn cầu. DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ Chirapun Gullaprawit: Phó giám đốc Vụ kế hoạch nguồn nhân lực, Uỷ ban phát triển kinh tế và xã hội quốc gia, Bangkok. Shunichi Inoue: Giáo sư, Trường cao đẳng khoa học và nhân văn, Đại học Nihon, Tokyo. Tai-Hwan Kwon: Giáo sư xã hội học, Khoa xã hội học, Đại học Quốc gia Seoul. Paul K.C liu: Viện sĩ Viện Kinh tế, Học viện Sinica, Taipei. Andrew Mason: Giáo sư kinh tế, Khoa Kinh tế, Đại học Hawai, và ủy viên cao cấp của Trung tâm Đông-Tây, Honolulu. N. Haidy A. Pasay: Giáo sư kinh tế, Khoa Kinh tế, Đại học Inđônêsia, Jakarta. Turro S. Wonngkaren: Trợ giáo nghiên cứu tại Viện Dân số, Khoa Kinh tế, Đại học Inđônêsia, Jakarta. Mui teng Yap: Nghiên cứu viên cao cấp, Viện nghiên cứu chính sách, Xinh-ga- po. Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế 3 TÓM TẮT Biến động dân số và phát triển kinh tế ở Đông Á: Thách thức và Cơ hội Biên tập: Andrew Mason Mục đích của cuốn sách này là đưa ra lời giải đáp toàn diện cho câu hỏi đơn giản: “Biến động dân số đóng vai trò gì trong sự phát triển kinh tế vượt bậc ở Đông Á?” Trả lời câu hỏi này là quan trọng bởi thành tựu kinh tế phi thường của các nền kinh tế Đông Á trong suốt kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ đã trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận về chính sách phát triển hiện nay. Những nghiên cứu trước đây đã bỏ qua những biện pháp cơ bản và quan trọng trong đó có những ảnh hưởng của dân số đối với tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực. Do đó, những người được giao nhiệm vụ hoạch định và thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng sống trên quy mô thế giới đã không đánh giá đầy đủ tầm quan trọng của việc giảm đáng kể mức sinh ở Đông Á, giảm tỷ lệ gia tăng dân số và gắn liền với những thay đổi đó là những biến động về cơ cấu tuổi. Có hai nhóm vấn đề lớn được đề cập đến. Trước hết là sự biến động nhanh chóng của dân số có đóng góp cho phát triển kinh tế của Đông Á hay không? Cụ thể hơn, các xu hướng dân số đã ảnh hưởng đến những khía cạnh nào của phát triển trong khu vực - tăng trưởng kinh tế, sự bất bình đẳng, địa vị kinh tế của phụ nữ? Dân số tác động đến các nền kinh tế Đông Á thông qua những cơ chế nào? Những đặc điểm về thể chế, chính trị, xã hội và kinh tế nào là điều kiện để dân số tác động đến phát triển? Liệu kinh nghiệm của Đông Á có cung cấp những bài học hữu ích cho các nước đang phát triển khác hay chỉ là cá biệt? Hai là chính sách dân số đóng vai trò như thế nào ở Đông Á? Những chính sách và chương trình nào đã được thực hiện và chi phí là bao nhiêu? Có bằng chứng nào chứng tỏ chính sách dân số Đông Á đạt được những mục tiêu của mình? Liệu khả năng phát triển kinh tế nhanh trong khu vực có phải là yếu tố duy nhất dẫn đến những kết quả của công tác dân số hay không? Hoặc liệu có phải các chính sách dân số đã đẩy nhanh thời kỳ quá độ chuyển sang mức sinh thấp và làm chậm lại tốc độ tăng trưởng dân số hay không? Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế 4 Những vấn đề này đã được giải quyết thông qua những nghiên cứu cụ thể kinh nghiệm của sáu nền kinh tế Đông Á thời kỳ 1960-90 bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xinh-ga-po, Thái lan và In-đô-nê-xia. Những cách tiếp cận riêng biệt của các quốc gia này trong các chính sách dân số đã được so sánh và những đường hướng quan trọng mà qua đó biến động dân số đã tác động đến sự phát triển kinh tế cũng được xem xét. Trong số những vấn đề được nghiên cứu có nội dung tác động của dân số tới năng suất lao động và sự đổi mới, cơ cấu kinh tế, tiết kiệm, đầu tư, các dòng vốn quốc tế, di cư lao động quốc tế, phát triển nguồn nhân lực, phân phối thu nhập và địa vị kinh tế của phụ nữ. Một trong những bài học quan trọng nhất từ kinh nghiệm của Đông Á là tác động của biến động dân số đối với nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội, kinh tế và chính sách trong thời kỳ quá độ dân số. Trong những năm 1960, gia tăng nhanh dân số đã bộc lộ một số yếu tố tiềm ẩn cản trở phát triển kinh tế Đông Á. Các chính sách có hiệu quả và nhiều thể chế không liên quan trực tiếp đến dân số đã góp phần ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những tác động bất lợi. Gia tăng nhanh dân số đã không làm suy giảm sản lượng lương thực tính theo đầu người là nhờ có các Viện nghiên cứu được thành lập để phát triển các loại giống cao sản, một yếu tố cần thiết cho thành công về kinh tế. Việc lực lượng lao động tăng trưởng nhanh ở Đông Bắc Á đã không dẫn đến nạn thất nghiệp hay thiếu việc làm ở khu vực nông nghiệp bởi thị trường lao động đã hoạt động tốt hơn đồng thời nhiều chính sách kinh tế cũng đã rất thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Tương tự như vậy, những biến động dân số tiếp theo chỉ tạo nên những cơ hội phát triển kinh tế nhanh hơn. Những tác động tích cực còn phụ thuộc vào những đặc trưng đa dạng của các quốc gia trong khu vực. Độ vênh giữa tăng trưởng lực lượng lao động và tăng trưởng dân số chỉ tạo điều kiện thuận lợi vì các chính sách phát triển – ví dụ như đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả - đã tạo việc làm hấp dẫn cho lực lượng lao động đang tăng trưởng nhanh. Biến động dân số đã đem lại tỷ lệ tiết kiệm cao bởi vì sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển của các thể chế tài chính đã khuyến khích tiết kiệm đồng thời Chính phủ các nước đã hạn chế được các hệ thống chuyển nhượng quy mô lớn có thể làm suy giảm động cơ tiết kiệm. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao là có lợi vì các chính sách, đặc biệt là Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế 5 chính sách kinh tế vĩ mô ổn định đã giữ tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, tạo ra một môi trường kinh tế trong đó các công ty có thể hoạt động một cách có hiệu quả và duy trì tốc độ quay vòng vốn cao. Những biến động cơ cấu tuổi của dân số dẫn đến chi tiêu cho giáo dục lớn hơn vì chính sách công là ưu tiên cao cho giáo dục. Những thay đổi trong trách nhiệm sinh con của phụ nữ đưa lại hiệu quả kinh tế thuận lợi vì Chính phủ các nước đã xoá bỏ các luật và chính sách quản lý hành chính gây phân biệt đối xử với phụ nữ. Tóm lại, những biến động nhanh về dân số là điều kiện cần nhưng chưa đủ để tăng trưởng nhanh kinh tế. Những thay đổi về dân số đã tạo ra nhiều cơ hội và các quốc gia Đông Á đã nắm bắt được thông qua việc theo đuổi các chính sách kinh tế - xã hội và phát triển những thể chế hỗ trợ các nỗ lực phát triển. Hiểu được mối quan hệ giữa sự biến động dân số và nền kinh tế sẽ giúp sáng tỏ hơn tương lai của Đông Á. Nhiều biến động dân số được nghiên cứu trong các đề tài về bản chất là diễn ra liên tục và sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế Đông Á trong nhiều thập niên. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á gần đây đã trở thành dĩ vãng nhưng những ảnh hưởng dân số vẫn gây tác động sâu sắc và chủ yếu. Các điều kiện dân số còn cho phép khu vực này phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn trong một vài thập niên tới, trừ Nhật Bản. Chỉ có thời gian mới cho câu trả lời chính xác liệu các nước Đông Á có nắm bắt được những cơ hội tiếp theo hay không. Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế 6 1 Giới thiệu Andrew Manson Thế kỷ XX là giai đoạn biến động dân số chưa từng có trong lịch sử. Dân số toàn cầu đã tăng gần gấp bốn, từ 1,6 tỷ người năm 1900 lên 6 tỷ người năm 2000 (Cohen 1995, App.2, 400-401; UN 1998). Tỷ lệ gia tăng dân số, đặc biệt trong thế giới đang phát triển, tăng nhanh hơn trong suốt nửa đầu thế kỷ và đạt đỉnh điểm vào cuối những năm 1960. Phản ứng đối với tình trạng gia tăng nhanh dân số cũng là chưa từng có trong lịch sử. Những quan ngại về ảnh hưởng của gia tăng nhanh dân số đối với môi trường và kinh tế đã thúc đẩy Liên Hợp Quốc, các cơ quan viện trợ song phương của nước ngoài, các tổ chức đa phương cũng như các quỹ tư nhân đã đầu tư hàng tỷ đô la vào các chương trình dân số. Chính phủ nhiều nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Á, đã theo đuổi mạnh mẽ những chính sách nhằm làm chậm tốc độ gia tăng dân số. Các quốc gia Đông Á nằm trong số những quốc gia đi đầu và tích cực trong chính sách dân số. Ngay từ đầu những năm 1960, nhiều nước đang phát triển ở Đông Á đã từ bỏ những chính sách khuyến sinh, xác định ổn định dân số là mục tiêu phát triển quốc gia và đã thông qua rất nhiều chương trình tổng thể nhằm làm chậm tốc độ gia tăng dân số. Thoáng nhìn, kinh nghiệm Đông Á tưởng như đã hỗ trợ mạnh mẽ cho các chính sách ổn định dân số. Tỷ lệ sinh và tỷ lệ gia tăng dân số ở khu vực này đã giảm nhanh hơn so với các khu vực khác của thế giới đang phát triển cũng như những quốc gia đã hoàn thành công nghiệp hoá. Trong cùng thời kỳ, các quốc gia Đông Á đã đạt được những thành công về kinh tế chưa từng có trong lịch sử. Trong ba thập niên, 1960-90, các quốc gia đó đã chuyển từ khu vực tụt hậu sang khu vực năng động nhất của kinh tế thế giới. Những đất nước nghèo khổ vào năm 1960 đã được xếp hạng và trong một số lĩnh vực đã vượt cả những nước có mức thu nhập cao ở phương Tây. Dự án nghiên cứu được thể hiện trong cuốn sách này là một phần công việc khảo sát đánh giá các mối quan hệ gắn kết giữa biến động dân số và phát triển kinh tế ở Đông Á với mục đích xác định liệu biến động dân số nói chung và chính sách dân số nói riêng, đã đóng vai trò quan trọng như thế nào trong những Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế 7 thành công về kinh tế của Đông Á. Kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong hai cuốn sách. Trọng tâm của cuốn sách này là chính sách dân số ở Đông Á. Những chính sách và chương trình nào đã được thực hiện và mức chi phí là bao nhiêu? Có bằng chứng nào minh chứng rằng chính sách dân số của các quốc gia Đông Á đã đạt được các mục tiêu dân số? Những chương trình đó có những đặc trưng gì để đem lại thành công của các quốc gia này và đưa ra những bài học kinh nghiệm gì cho các quốc gia khác? Cuốn sách tiếp theo nghiên cứu tác động của biến động dân số đối với phát triển (Manson- Sắp xuất bản). Cụ thể là, những lĩnh vực nào của phát triển đã chịu ảnh hưởng của các xu hướng dân số khu vực? Dân số đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế Đông Á thông qua những cơ chế nào? Những đặc điểm thể chế, chính trị, xã hội và kinh tế nào tạo điều kiện để dân số ảnh hưởng đến phát triển? Cuộc nghiên cứu đã kiểm định kinh nghiệm của sáu nền kinh tế Đông Á thời kỳ 1960-90 gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xinh-ga-po, Thái Lan và In-đô-nê-xia. Những quốc gia này được lựa chọn vì một số lý do. Thứ nhất, các quốc gia đó nằm trong nhóm các quốc gia đang phát triển đầu tiên đạt mức sinh thấp, thấp đến mức đủ để đạt được tăng trưởng dân số bằng 0 hoặc tăng trưởng âm, trừ In-đô-nê-xia. Chuyển đổi từ mức sinh cao sang sinh thấp đã được cô đọng lại vì chúng ta đã thực sự đạt được thành tích trong thời kỳ quá độ dân số và những đổi thay về kinh tế đi kèm. Những biến động dân số – giảm mức sinh, tăng tuổi thọ trung bình và những làn sóng cơ cấu tuổi – là khá rõ nét đến mức những tác động của dân số đối với phát triển sẽ hiện hữu nếu dân số thực sự là vấn đề. Thứ hai, Chính phủ các quốc gia Đông Á đã sớm thay đổi quyết sách đối với dân số ngay từ kỷ nguyên hậu Đại chiến thế giới thứ 2. Họ đã từ bỏ quan điểm đông dân và tăng trưởng dân số là sức mạnh của quốc gia đồng thời theo đuổi quan điểm tăng trưởng dân số là mối đe doạ đối với các mục tiêu phát triển. Trong khoảng thời gian tương đối ngắn, các chính sách khuyến sinh đã bị bãi bỏ và chỉ một thời gian sau, đủ các loại chương trình và chính sách hạn chế sinh đẻ đã được thông qua. Chính phủ các quốc gia đã tham gia vào các chương trình giáo dục, tăng cường cung ứng và tổ chức thực hiện các dịch vụ tránh thai, thuyết phục công dân chấp nhận chuẩn mực gia đình ít con và thực hiện các chính sách thưởng phạt để khuyến khích các cặp vợ chồng sinh ít con hơn. Tuy nhiên, ở Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế 8 những nước được khảo sát này đã không phải sử dụng đến các chương trình mang tính áp đặt, cưỡng bức giống như chương trình triệt sản bắt buộc tồn tại trong một thời gian ngắn ở Ấn Độ hay chính sách một con của Trung Quốc. Thứ ba, kinh nghiệm Đông Á đáng để học hỏi vì môi trường thực thi chính sách chưa thật hoàn thiện. Nhiều học giả vẫn khư khư quan điểm rằng gia tăng nhanh dân số làm tăng chi phí của chính sách kinh tế nghèo nàn. Tuy vậy, cũng không thấy rõ lắm tác động của các biến dân số trong một môi trường hoạch định và thực thi chính sách chưa hoàn thiện. Dĩ nhiên, các quốc gia Đông Á cũng đã mắc phải những sai lầm, ví dụ như những sự kiện xảy ra gần đây đã minh chứng khá thuyết phục, nhưng vài nước đã đạt được thành tích trước kỷ nguyên hậu Đại chiến thế giới thứ 2. Tuy kinh nghiệm có thể chia sẻ được của sáu nền kinh tế này đã thúc đẩy tìm tòi nghiên cứu song những khác biệt giữa các quốc gia này cũng đáng để học hỏi. Những nền kinh tế này bao trùm phạm vi khá rộng về những điều kiện thực tế về phát triển và dân số. Mức thu nhập ở Nhật Bản và Xinh-ga-po rõ ràng cao hơn ở Thái Lan và In-đô-nê-xia vào năm 1960. Trung bình mỗi phụ nữ Nhật Bản chỉ sinh hai con vào năm 1960, trong khi đó mức sinh ở In-đô-nê-xia chỉ mới bắt đầu giảm vào những năm cuối của thập niên 60. In-đô-nê-xia và Nhật Bản nằm trong số những nước có quy mô dân số lớn nhất thế giới trong khi Xinh-ga-po nằm trong số những nước có quy mô dân số nhỏ nhất. Nhập cư là một thành tố quan trọng trong biến động dân số chỉ ở Xinh-ga-po, ngoài ra không xuất hiện ở các quốc gia khác. Những khác biệt về dân số và kinh tế của các vùng ở Thái Lan và In-đô-nê-xia là khá quan trọng để hiểu được về sự phát triển của hai quốc gia này và giúp thấy rõ hơn so với trường hợp của Đài Loan hay Hàn Quốc. Vào khoảng năm 1960, các nước Đông Bắc Á có mật độ dân cư cao nhưng lại hạn chế về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác, vào năm 1960 Thái Lan vẫn đang sử dụng đất đai vào canh tác và trong suốt thập niên 70 In-đô-nê-xia phát triển chủ yếu do có trữ lượng dầu mỏ lớn. THÀNH CÔNG CỦA ĐÔNG Á Trong thập niên 50, các nước Đông Á còn nghèo nàn và triển vọng chưa có gì hứa hẹn. Năm 1960, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Nhật Bản đã tăng xấp xỉ 3.000 đôla Mỹ, chưa bằng một phần ba mức thu nhập của Mỹ. Tuy Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế 9 nhiên, ở các quốc gia khác, GDP bình quân đầu người hàng năm dao động từ mức thấp 600 đôla Mỹ ở In-đô-nê-xia đến mức cao 1.700 đôla Mỹ ở Xinh-ga-po 2. Ngoại trừ Nhật Bản và Thái Lan, lịch sử chịu ách đô hộ của nước ngoài đã làm suy yếu sự phát triển của những thể chế mạnh về chính trị và kinh tế. Sự giàu có và các thể chế tồn tại ở khu vực này đã bị các cuộc cách mạng và chiến tranh tàn phá - Đại chiến thế giới thứ 2, nội chiến ở Trung Quốc và chiến tranh Liên Triều. Tỷ lệ tiết kiệm/tích luỹ và đầu tư quá thấp đã cản trở những nỗ lực tái thiết cơ sở vật chất và thực hiện công nghiệp hoá. Các nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đặc biệt là ở Đông Bắc Á, triển vọng tăng sản lượng lương thực hoặc tăng việc làm trong nông nghiệp xem ra có vẻ ảm đạm do hạn chế cấp đất nông nghiệp. Ngoại trừ In-đô-nê-xia có trữ lượng dầu mỏ lớn, các quốc gia khác rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên. Tỷ lệ gia tăng nhanh dân số duy trì liên tục qua các năm thực sự đã trở thành mối quan tâm. Cả Đài Loan và Hàn Quốc đã trải nghiệm những luồng dân cư lớn. Hơn một triệu người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc đã bỏ chạy khỏi Đại lục sang Đài Loan trong năm 1949 và 1950. Hàn Quốc trải qua hai cuộc di dân trên qui mô lớn - lần thứ nhất là sự kiện hồi hương của người Triều Tiên sau thất bại của Nhật Bản trong Đại chiến thế giới thứ 2 và lần thứ hai là dòng người từ Bắc Triều Tiên tràn sang Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) khi Trung Quốc tham gia chiến tranh Liên Triều. Tuy nhiên, những năm cuối của thập niên 50 và đầu thập niên 60, dân số tăng nhanh do mức chết giảm và mức sinh cao. Mức sinh đã giảm ở Nhật Bản, nhưng ở những quốc gia khác trung bình mỗi phụ nữ vẫn sinh khoảng sáu con trong suốt thời kỳ sinh sản của mình. Do tình hình tử vong trong những năm đầu của thế kỷ XX, nhiều trẻ em đã chết trong những năm đầu đời. Song tỷ suất chết trẻ sơ sinh và trẻ em đã giảm đáng kể dẫn đến quy mô gia đình ngày càng lớn và dân số gia tăng ngày một nhanh. Có một số điểm cần lưu ý là mức độ bất bình đẳng trong sở hữu của cải và thu nhập ở Đông Bắc Á là tương đối thấp. Đó là hậu quả đồng thời của sự tàn phá trong thời gian chiến tranh và các chương trình cải cách ruộng đất lớn ở Đài Loan và Hàn Quốc. Ở cả hai địa bàn này tỷ lệ biết đọc biết viết là tương đối cao và có nguồn nhân lực đã qua đào tạo đáng kể. Những nỗ lực tái thiết đất nước đã nhận được trợ giúp to lớn từ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. [...]... phân bố dân cư, mặc dù các mục tiêu trước mắt của những chính sách này chủ yếu nhằm phục vụ các mục đích kinh tế và xã hội chứ không phải vì mục đích dân số Do vậy, nghiên cứu dưới đây được chia thành hai phần: các chính sách về tăng trưởng dân số và chính sách phân bố dân cư CHÍNH SÁCH TĂNG TRƯỞNG DÂN SỐ 28 Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài... và phối hợp với các thực thể phi chính phủ thực hiện thành công Mặc dù các quốc gia thành công trong các mục tiêu của chương trình nghị sự đặt ra tại các hội nghị, nhưng khó mà đánh giá được hiệu quả, tác động của các chính sách và chương trình dân số đối với các kết quả dân số nghĩa là, xác 22 Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục... thay đổi dân số học mà còn phụ thuộc vào những chính sách thúc đẩy việc tiết kiệm và tăng chi phí cho giáo dục NHỮNG CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ Các chương trong cuốn sách này cung cấp đầy đủ các dẫn chứng về các chương trình và chính sách được thực hiện trong kỷ nguyên hậu Đại chiến thế giới thứ 2, động cơ của những chính sách đó, chi phí của các chương trình đồng 18 Quá độ dân số và phát triển... kế hoạch hoá gia đình và các yếu tố phát triển Bà kết luận rằng tổng tỷ suất sinh ở các nước đang phát triển khác trên thế giới sẽ giảm được 1 con từ năm 1982 nếu như các quốc gia này cũng thực hiện các chương trình kế hoạch hoá gia đình như ở các quốc gia được khảo sát ở Đông Á Thành công của các chính sách dân số ở Đông Á đạt được nhờ có nguồn chi Các tác giả đã đưa ra những quan điểm khác nhau về... Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế 2 Các chính sách và chương trình dân số tại Nhật Bản Shunichi Inoue Không giống như những quốc gia Đông Á khác, Chính phủ Nhật Bản không bảo trợ cho chương trình KHHGĐ trong suốt quá trình quá độ dân số, trừ một khoảng... tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế thời đánh giá đóng góp của những chính sách và chương trình này đối với kết quả giảm sinh nhanh ở Đông Á Các quốc gia Đông Á vẫn theo đuổi tư tưởng và chính sách khuyến sinh cho đến nửa sau của thế kỷ XX Inoue đã mô tả tình hình ở Nhật Bản trong chương tiếp... nào và Chính phủ có vai trò gì trong việc định hướng các xu thế dân số để đáp ứng các nhu cầu kinh tế? Chương này tập trung kiểm điểm từng bước phát triển của các chính sách dân số Nhật Bản và các mối quan hệ tương tác giữa những chính sách này với phát triển kinh tế trong thời kỳ hiện đại hoá, đặc biệt là sau Đại chiến thế giới thứ II Để xác định rõ, tác giả định nghĩa chính sách dân số là chính sách. .. sách do Chính phủ tuyên bố nhằm chủ yếu tác động đến quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư, và chương trình dân số là những biện pháp hành chính và pháp luật được Chính phủ ban hành nhằm đạt được những mục tiêu chính sách đó Các chính sách dân số thường trực tiếp tác động đến mức sinh vì mức sinh ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng và cơ cấu dân số Nói đúng ra, những chính sách nhằm cải thiện các điều... nhanh dân số đã kết thúc ở Đông Á và quy mô dân số đã ít hơn nhiều so với trường hợp nếu vẫn tiếp tục duy trì mức sinh ở mức cao hay chỉ giảm từ từ 11 Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế Những biến động trong cơ cấu tuổi ở các quốc gia Đông Á là khá lớn và. .. Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng CLDS-SKSS 2020 Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình, Bộ Ytế Bauer, John Sắp xuất bản Tăng trưởng kinh tế và Chính sách ở Đông Á Andrew Mason (ed) Thay đổi Dân số và Phát triển Kinh tế ở Đông Á: Những thách thức được đáp ứng và Những cơ hội được nắm lấy, Standford, CA: nhà xuất bản trường đại học Standford 27 Quá độ dân số và . CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ Ở ĐÔNG Á Quá độ dân số và phát triển kinh tế-xã hội * Các chính sách và chương trình dân số ở Đông Á * Tài liệu phục vụ xây dựng. của Đông Á. Kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong hai cuốn sách. Trọng tâm của cuốn sách này là chính sách dân số ở Đông Á. Những chính sách và chương trình nào đã được thực hiện và mức. của Đông Á có cung cấp những bài học hữu ích cho các nước đang phát triển khác hay chỉ là cá biệt? Hai là chính sách dân số đóng vai trò như thế nào ở Đông Á? Những chính sách và chương trình

Ngày đăng: 24/07/2014, 06:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan