(1975,12) L J Cho, Arnold và

Một phần của tài liệu Các chính sách và chương trình dân số ở đông á (Trang 58 - 71)

và chuyển đổi mức sinh tại Hàn Quốc

(1975,12) L J Cho, Arnold và

L.-J Cho, Arnold và Kwon (1982,35) Hong M.-S.et al (1994,65) 1925-30 6,2 1930-35 6,1 1935-40 6,2 1940-45 6,1 1945-50 6,0 1950-55 5,6 1955 5,5 1955-60 6,3 1960 6,0 6,0 1960-65 6,0 1965 4,6

1966 5,3 1968 4,2 1968 4,2 1965-70 4,6 1970 4,2 1971 4,4 1970-75 4,2 1973 3,9 1974 3,6 1975 3,1 1976 3,2 1980 2,7 1982 2,7 1984 2,1 1990 1,6 1993 1,8

Những cuộc điều tra khảo sát cấp quốc gia về KHHGĐ và mức sinh đã cho thấy những xáo trộn trong giảm mức sinh trong khoảng năm 1970, đặt ra những câu hỏi về chất lượng cũng như tính so sánh của các cuộc khảo sát được thực hiện từ năm 1968 đến 1971 (bảng 3.6). Tuy nhiên những con số khác dựa trên số liệu điều tra dân số lại khẳng định rằng tốc độ chuyển đổi mức sinh chậm lại trong cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70. Tốc độ giảm sinh nhanh chóng được khôi phục. Tổng tỷ suất sinh năm 1970 dao động từ 4,2 đến 4,5 con trên một phụ nữ. Trong khoảng từ thời gian này đến năm 1990 mức sinh vẫn tiếp tục giảm và ngày càng nhanh hơn. Số liệu từ các cuộc khảo sát điều cấp quốc gia đưa ra tổng tỷ suất sinh là 3,9 (năm 1973); 3,2 (năm 1976); 2,7 (năm 1982); 2,1- mức sinh thay thế (năm 1984) và 1,6 (năm 1990). Từ năm 1990 mức sinh dao động dưới mức thay thế. Thành quả của Hàn quốc trong việc đạt được mức sinh thay thế trong vòng chỉ có 25 năm là ngoài sức tiên liệu và gây sốc với nhiều nhà lập kế hoạch và dân số, những người đã tin tưởng rằng Hàn Quốc sẽ không thể thành công nếu không khắc phục được tư tưởng trọng nam của người Hàn Quốc.

Những động lực của chuyển đổi muộn

Mức sinh giảm từ giữa những năm 70 có những đặc điểm khác biệt so với giảm mức sinh trong những năm 60. Trước hết, mức sinh giảm trong môi trường kinh tế- xã hội truyền thống và do sức ép nặng nề của dân số. Để có thể tồn tại, rất nhiều cặp vợ chồng cần hạn chế quy mô gia đình, điều này là động lực quan trọng nhất thúc đẩy xã hội Hàn Quốc bước vào thời kỳ chuyển đổi mức sinh. Tuy

nhiên, giữa thập niên 70 kinh tế Hàn Quốc bắt đầu cất cánh cùng với việc thực thi Kế hoạch Kinh tế Xã hội 5 năm lần thứ Nhất vào năm 1962. Mặc dù cuộc sống vẫn rất khó khăn tại các thành phố nhưng người dân đã bắt đầu thấy được những thành quả của tăng trưởng kinh tế và tin tưởng vào tương lai của đất nước. Di cư từ nông thôn ra thành thị vẫn tiếp diễn, kết quả là vị thế thống trị của dân số nông thôn đã chấm dứt và dân số nông thôn bắt đầu suy giảm toàn diện. Với những thay đổi này, vấn đề tồn tại không còn là yếu tố quan trọng trong việc giảm sinh. Thay vào đó, sự quan tâm của các bậc cha mẹ đến tương lai của con cái mới là lý do chính để hạn chế quy mô gia đình.

Sự thay đổi động lực này xảy ra khi phụ nữ trẻ hơn bước vào độ tuổi sinh đẻ. Thế hệ phụ nữ trước biết về KHHGĐ và các biện pháp tránh thai sau khi lấy chồng hoặc đã có từ hai đến ba con. Còn thế hệ mới được tiếp cận những vấn đề này qua các phương tiện truyền thông đại chúng và đã hình thành được những ý tưởng kiên định về quy mô gia đình mong muốn của bản thân trước khi lập gia đình. Chính vì vậy họ có động lực để thực hành hạn chế quy mô gia đình trước cả khi sinh con.

Đời sống của người dân Hàn Quốc được cải thiện, các giá trị tình cảm của bố mẹ dành cho con cái gia tăng khi giá trị thiết thực bị thu nhỏ lại. Coi con cái là tài sản vô giá của mình, hầu hết các bậc cha mẹ đều cố gắng dành cho con những gì tốt đẹp nhất, bao gồm cả mức giáo dục cao nhất trong khả năng của họ. Suy nghĩ này đã ăn sâu trong hệ giá trị truyền thống Hàn Quốc, và vì thế số con ít hơn chưa chắc đã làm giảm mà còn gia tăng gánh nặng kinh tế trên vai các bậc cha mẹ (Kwon 1993,48-49).

Giữa thập niên 80, xã hội Hàn Quốc bắt đầu chuyển đổi mạnh hơn. Chính phủ ban hành một loạt biện pháp phúc lợi xã hội và các mô hình sống mới bắt đầu. Hệ thống bảo hiểm y tế được triển khai thực hiện với quy mô dân số khá hạn chế và được từng bước mở rộng, đến năm 1990 thì áp dụng cho toàn dân. Trong suốt thập niên 80, hệ thống lương hưu được áp dụng cho toàn bộ khu vực công. Phong trào lao động ngày một sôi động góp phần cải thiện mức sống của người lao động. Tỷ lệ học sinh nữ tại các trường trung học tăng từ 30% năm 1970 lên 97% vào năm 1990, báo hiệu sự cải thiện quan trọng trong giáo dục trong nữ giới. Lực lượng lao động nữ ở độ tuổi 20 bắt đầu bùng nổ vào những năm giữa

thập niên 80. Sở hữu ô tô tư nhân tăng gấp đôi trong những năm đầu và gần gấp ba trong những năm cuối của thập niên 80.

Với xu thế này, thái độ làm việc cũng thay đổi. Theo kết quả của nhiều cuộc điều tra khảo sát, vào đầu thập niên 80, người dân Hàn Quốc hăm hở làm thêm giờ để kiếm tiền. Nhưng đến giữa thập niên, mong muốn được nghỉ ngơi thư giãn đã bắt đầu thế chỗ cho những công việc vất vả mà có thu nhập cao. Đối với những gia đình bình dân việc sở hữu ô tô, tham gia các hoạt động bên ngoài và du lịch trở nên phổ biến, và dần dà xe ô tô được thế hệ trẻ coi như một nhu cầu thiết yếu. Khái niệm “mỗi gia đình có một xe ô tô” gắn chặt, không thể tách rời ý tưởng gia đình có từ một đến hai con.

Các yếu tố làm giảm mức sinh

Từ lâu, các nhà dân số học đã nhận thức rõ tầm quan trọng của các biến trung gian và tính tương đối trong lý giải thích việc giảm sinh. Lập gia đình muộn, các biện pháp tránh thai và nạo phá thai được biết đến như những biến trung gian chủ yếu trong quá trình chuyển đổi mức sinh ở Hàn Quốc và qua năm tháng, những biến đổi về vai trò quan trọng của những biến này phản ánh những mô hình chuyển đổi nhận thức về sinh sản của phụ nữ Hàn Quốc. Theo số liệu điều tra dân số, tuổi trung bình kết hôn lần đầu của phụ nữ Hàn Quốc tăng liên tục từ 21,5 tuổi năm 1960 lên 25,2 tuổi vào năm 1990. Tỷ lệ phụ nữ có chồng tuổi từ 20 đến 44 sử dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 16% năm 1965 lên đến 79% vào năm 1991. Tỷ lệ phụ nữ nạo phá thai là 16% vào năm 1966, tăng lên 53% vào năm 1985 và dao động một chút ít trong giai đoạn 1985-91. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai và nạo phá thai ở phụ nữ có chồng giảm nhẹ trong những năm đầu thập niên 90. Nhưng số ca nạo phá thai đã tăng đáng kể trong số những phụ nữ trẻ chưa chồng, cùng với sự dễ dãi ngày càng tăng của xã hội về các vấn đề tình dục của phụ nữ chưa chồng. Từ những thực tế đơn giản này, có thể phỏng đoán rằng ba yếu tố làm thay đổi mức sinh này – tăng tuổi kết hôn, tránh thai, và nạo phá thai - đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mức sinh tại Hàn Quốc. Một phân tích riêng biệt sẽ đưa ra bức tranh rõ nét hơn về tầm quan trọng tương đối của mỗi yếu tố.

Quay trở lại bảng 3.5 chúng ta có thể thấy trong suốt giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển đổi mức sinh, bắt đầu từ giữa thập niên 70, một mô hình mới đã xuất hiện. Bất chấp việc gia tăng số ca nạo phá thai tại Hàn Quốc, tác động của yếu tố này đối với giảm mức sinh trong hôn nhân dường như giảm đi do số ca nạo phá thai ở phụ nữ chưa chồng ngày càng nhiều. Ngược lại, các biện pháp tránh thai xuất hiện như một yếu tố chi phối giảm sinh. Hiệu quả của kết hôn muộn cũng tăng.

CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ HÀNH VI SINH ĐẺ

Mục tiêu chính sách của Chính phủ Hàn Quốc là giảm mức sinh xuống đến mức thay thế và các giải pháp để đạt được mục tiêu này là cung cấp các dịch vụ KHHGĐ trên diện rộng và khuyến khích mô hình gia đình nhỏ đã không gặp sự phản kháng lớn từ công chúng. Mục tiêu đã đạt được trong một thời gian rất ngắn, và Chương trình KHHGĐ được đánh giá là rất thành công. Thành công của chương trình làm nhiều nhà quan sát ngạc nhiên bất chấp tác động của mức sinh cao sẵn có trong hệ thống gia đình truyền thống Hàn Quốc, đặc biệt là tư trưởng trọng con trai. Quy mô gia đình trung bình, bao gồm cả quy mô gia đình mong muốn và gia đình đã hoàn thiện, giảm nhanh trong khi tư tưởng trọng nam vẫn còn rất mạnh.

Các giá trị của quy mô gia đình

Số liệu từ các cuộc khảo sát được thực hiện trong năm 1960 chỉ ra rằng với hầu hết phụ nữ Hàn Quốc trong độ tuổi sinh đẻ, gia đình lý tưởng hoặc mong muốn là gia đình có khoảng 5 con, bao gồm 3 trai và 2 gái (bảng 3.7). Quy mô lý tưởng này được thu nhỏ dần, liên tục trong suốt thời kỳ chuyển đổi mức sinh. Quy mô hạ xuống còn 4 con vào giữa thập niên 60, 3 con vào những năm đầu của thập niên 70 và 2 con vào giữa thập niên 80. Những thay đổi này chậm hơn quy mô gia đình lý tưởng do Chương trình KHHGĐ đề xướng. Năm 1968, chương trình triển khai mô hình 3 con, mô hình 2 con vào năm 1971, và 1-2 con vào đầu thập niên 80. Ngoài ra, mô hình lý tưởng của cuộc vận động thấp hơn rất nhiều so với mô hình mong muốn của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ và quy mô gia đình lý tưởng ở Hàn Quốc luôn nhỏ hơn tổng tỷ suất sinh ghi nhận được trong

cùng năm. Tuy nhiên, khoảng cách giữa quy mô lý tưởng và mức sinh thực tế đã được thu hẹp.

Những biến đổi này chỉ ra rằng chiến dịch có thể đã tác động dây chuyền tới mức sinh – Chiến dịch đã tạo ra biến đổi trong các giá trị của quy mô gia đình, dẫn đến giảm tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, rất khó có thể xác định mức độ ảnh hưởng của những thông điệp của chiến dịch đối với những biến động về quy mô gia đình mong muốn. Ví dụ quy mô gia đình mong muốn hoặc lý tưởng biến động không đáng kể trong giai đoạn 1968-71, có nghĩa là tuyên truyền vận động không tác động bao nhiêu. Tuy nhiên, trong thập niên 70, số con lý tưởng đã giảm đáng kể, cho thấy rằng tuyên truyền vận động đã có tác động lớn. Trong bất cứ trường hợp nào, yếu tố quan trọng của chiến dịch tuyên truyền vận động là đóng góp để tạo sự đồng thuận của công chúng về quy mô gia đình lý tưởng dẫn dắt phụ nữ chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai sau khi đã có 2-3 con. Trong một xã hội độc đoán như Hàn Quốc trước những năm 80, những thông điệp cứng rắn của Chính phủ có thể được coi như một bắt buộc mang tính quy chuẩn đối với người dân. Bảng 3.7 chỉ ra rằng trong vòng ba thập niên phụ nữ trẻ có gia đình quy mô nhỏ hơn những phụ nữ lớn tuổi. Điều này cho thấy xu thế ưa thích gia đình quy mô nhỏ hơn đã xuất hiện từ đầu những năm 60.

Một quan sát quan trọng khác từ bảng 3.7, so sánh quy mô gia đình lý tưởng của phụ nữ ở độ tuổi 25-29 và tổng tỷ suất sinh của đoàn hệ phụ nữ 25 tuổi tại thời điểm tiến hành khảo sát, số liệu thu được là gần giống nhau. Điều này chỉ rõ rằng từ những năm đầu của thập niên 60, việc phổ biến và quán triệt quy mô gia đình cho phụ nữ trước hoặc ngay tại thời điểm lập gia đình là yếu tố quyết định nhất hình thành thái độ của họ về mức sinh sau này. Trong trường hợp này, chiến dịch tuyên truyền vận động quốc gia nhằm đẩy mạnh thực hiện quy mô gia đình lý tưởng chỉ tác động không đáng kể với mức sinh ngay trong thời gian trước mắt.

Bảng 3.7. Tổng tỷ suất sinh (TFR), quy mô gia đình lý tưởng, tỷ suất sinh đặc trưng theo đoàn

hệ: Hàn Quốc 1960-94 Số con lý tưởng của phụ nữ ở

độ tuổi Năm Tổng tỷ suất sinh 15-44 25-29 Năm sinh Tỷ suất sinh đặc trưng theo đoàn hệ 1960 6,0 5 1935 5,1

1965 3,9 1940 4,3 1966 5,3 1966 5,3 1971 4,4 3,7 3,4 1945 3,2 1973 3,9 3,1 2,9 1974 3,6 2,8 1976 3,2 2,8 2,5 1950 2,5 1982 2,7 2,5 2,2 1955 2,2 1984 2,1 1985 2,0 1,9 1960 2,0 1988 2,0 1,9 1990 1,6 1991 2,1 2,0 1993 1,8 1994 2,2 2,1 Trọng nam

Cuộc tấn công vào tư tưởng trọng nam là nhiệm vụ chính của chương trình quốc gia cho đến tận những năm cuối thập niên 80; Chính phủ coi tư tưởng trọng nam là một trở ngại lớn đối với mục tiêu giảm sinh. Trong một nghiên cứu trước đây (Kwon 1977a), tác giả đã chỉ ra rằng quan điểm này dựa trên một giả định thiếu căn cứ: Rằng các cặp vợ chồng sẽ quyết định liệu có sinh thêm con chỉ sau khi đã đạt được quy mô gia đình mong muốn của mình. Theo giả định này, nếu các cặp vợ chồng chưa có được số con trai như mong muốn hoặc chưa có con trai, họ sẽ tiếp tục đẻ. Nhưng số liệu của một cuộc khảo sát chỉ ra rằng quyết định dừng hay không dừng sinh con chỉ xuất hiện khi các căp vợ chồng đạt được số lượng con trai mong muốn, thậm chí khi chưa có con gái hoặc có số con gái ít hơn mong muốn. Tác động tiêu cực của quá trình ra quyết định này đối với mức sinh lại tạo ra tác động tích cực đối với việc sinh con liên tục, do tư tưởng trọng nam mặc dù cặp vợ chồng đã đạt được quy mô gia đình lý tưởng của mình. Nói một cách khác, ưu tiên giới tính tác động đến hành vi sinh sản cả mỗi cá thể, không chỉ theo một hướng mà là hai chiều ngược nhau. Vì vậy, tác động của nó với mức sinh ở cấp độ xã hội là không đáng kể.

Hơn nữa, tư tưởng trọng nam xem ra lại hỗ trợ được Chương trình KHHGĐ, mặc dù gián tiếp bằng cách gia tăng tốc độ giảm quy mô gia đình mong muốn. Như tác giả đã trình bày, quy mô gia đình lý tưởng hoặc mong muốn trung bình là 5 con trước thời điểm bắt đầu chuyển đổi mức sinh tại Hàn Quốc vào khoảng năm 1960. Quy mô gia đình giảm xuống còn 3 con trong vòng 15 năm.

Đối với mỗi cá nhân biến đổi giá trị về quy mô gia đình thậm chí còn đáng chú ý hơn, giảm trực tiếp từ 5 xuống 3 con. Cả hai mô hình, 5 và 3 con, đều có biểu hiện của tư tưởng nam; Trong cả hai trường hợp, người dân Hàn Quốc đều muốn có nhiều con trai hơn con gái. Vì vậy, với hầu hết các gia đình, giảm số con mong muốn có nghĩa là giảm số con trai mong muốn từ 3 xuống 2 con. Do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam, số con gái mong muốn thay đổi còn lại là 1 và tổng số con mong muốn là 3. Sau này, quy mô gia đình mong muốn giảm xuống còn 2 con. Nhưng rất khó để có thể nhìn nhận thái độ này từ khía cạnh tự do giới tính do mô hình gia đình 2 con nghiễm nhiên mặc định có ít nhất 1 con trai. Xã hội Hàn Quốc đã hoàn thành chuyển đổi mức sinh nhưng tư tưởng trọng nam vẫn hiện hữu, bằng chứng là ngày càng xuất hiện nhiều ca nạo phá thai để lựa chọn giới tính ở lần mang thai thứ ba hoặc thứ tư.

Một phần của tài liệu Các chính sách và chương trình dân số ở đông á (Trang 58 - 71)