MCH (tri ệu Won)

Một phần của tài liệu Các chính sách và chương trình dân số ở đông á (Trang 55 - 58)

và chuyển đổi mức sinh tại Hàn Quốc

MCH (tri ệu Won)

ngân sách dành cho Chương trình Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em. Ngân sách này tăng vọt lên hơn 10 lần trong năm 1980, vào một đợt tăng ngân sách khác cũng được ghi nhận trong năm 1983. Hỗ trợ ngân sách của Chính phủ dành cho Chương trình KHHGĐ đạt mức cao nhất vào năm 1986, với gần 32 tỷ Won. Và sau đó ngân sách bắt đầu giảm, giảm nhiều vào năm 1990 (Bảng 3.4). Bất chấp những con số ấn tượng này, tỷ lệ ngân sách quốc gia phân bổ cho Chương trình KHHGĐ không vượt qua 0,1% cho đến tận giữa thập niên 70. Tỷ lệ này tăng lên 0,2% vào 1983 và 0,25% vào năm 1985. Nếu tính cả ngân sách dành cho Chương trình Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em, ngân sách lên đến 0,3% trong năm 1983. Năm 1990, ngân sách dành cho KHHGĐ chỉ vào khoảng dưới 0,01% tổng ngân sách quốc gia.

Bảng 3.4 Ngân sách Chính phủ dành cho Chương Trình KHHGĐ (FP) và Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em (MCH): Hàn Quốc 1975-96

Năm Tổng

(tỷ won)

FP (triệu Won) (triệu Won)

MCH (triệu Won) (triệu Won)

Tỷ giá (Won/USD) Tỷ lệ trong tổng ngân sách FP MCH 1975 1.587 934 97 400 0,053 0,006 1980 5.804 8.457 988 485 0,146 0,017 1981 7.851 8.709 5.240 600 0,111 0,067 1982 9.314 9.826 12.953 715 0,106 0,139 1983 10.417 20.534 12.253 768 0,197 0,118 1984 11.173 22.227 9.981 780 0,199 0,089 1985 12.275 30.237 2.294 780 0,246 0,023 1986 13.801 31.760 2.975 900 0,230 0,022 1987 15.560 27.599 4.240 865 0,177 0,027 1988 17.464 26.767 4.273 790 0,153 0,024 1989 19.228 22.026 3.554 700 0,115 0,018 1990 22.689 10.932 3.458 665 0,048 0,015 1991 28.973 9.459 4.157 715 0,033 0,014 1992 36.224 7.563 4.636 725 0,021 0,012 1993 41.939 5.644 4.632 770 0,013 0,011 1994 47.939 4.514 4.703 800 0,009 0,010 1995 54.845 3.618 4.776 800 0,007 0,009 1996 64.927 2.358 2.776 750 0,004 0,004

Nguồn: Cho N.H (1996, 95); ROK NSO (1996,226)

Ghi chú: Ngân sách KHHGĐ và Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em chỉ dành cho các hoạt động của chương trình, không bao gồm chi phí nhân lực KHHGĐ tại các trung tâm y tế địa phương và các tổ chức tư nhân như Hội KHHGĐ Hàn Quốc.

CHUYỂN ĐỔI MỨC SINH

Dân số Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của thuyết Man-tuýt trong suốt Triều đại Chousun (1392 – 1910). Dân số đã hai lần đạt đỉnh điểm; lần thứ nhất vào những năm cuối của thế kỷ XVI, và lần thứ hai vào giữa thế kỷ XIX. Mỗi lần đạt đỉnh điểm đều kéo theo bất ổn xã hội, mất mùa, xâm lược nước ngoài hoặc nội chiến (Kwon và Shin 1977). Việc chiếm đóng của Nhật Bản vào đầu thế kỷ XX xảy ra trong thời kỳ Man-tuýt. Thế kỷ trước được khắc hoạ bằng những bất ổn xã hội và chính trị do nạn đói hoành hành, dịch bệnh và các cuộc khởi nghĩa. Dân số giảm từ khoảng 18,6 triệu xuống còn 17,4 triệu người trong khoảng từ năm 1807 đến năm 1910. Từ năm 1910 đến 1920 dân số Hàn Quốc bắt đầu chuyển đổi.

Thời kỳ đầu dưới chế độ thuộc địa (những năm 20 và 30) dân số khá ổn định. Từ năm 1925 đến 1930 tổng tỷ suất sinh vào khoảng 6,2 con/ một phụ nữ (Kwon 1977b, 347).

Mức sinh tương đối thấp ở đầu thế kỷ dường như có quan hệ với hệ thống gia đình truyền thống Hàn Quốc, hệ thống có rất nhiều yếu tố ngăn cản mức sinh cao. Chẳng hạn, goá phụ bị cấm tái hôn, văn hoá Yangban (tầng lớp quí tộc) yêu cầu kiềm chế nhục dục, các bà mẹ thường can thiệp vào quan hệ của con trai và vợ - đặc biệt trong trường hợp con trai trưởng, người thường ở tại nhà cùng bố mẹ sau khi cưới. Hơn nữa các cặp vợ chồng thường không có điều kiện ở phòng riêng do tình trạng nhà ở nghèo nàn (Kwon 1984, 49-54). Tuổi trung bình kết hôn lần đầu của phụ nữ tăng liên tục, đạt 21,5 tuổi vào năm 1960. Song tác động của tuối kết hôn đối với mức sinh đã được điều chỉnh bằng những kết quả cải thiện điều kiện y tế và mức chết.

Bảng 3.5 Thay đổi trong tổng tỷ suất sinh (TFR) và các yếu tố tác động: Hàn Quốc 1960-90

TFR và các yếu tố tác

động 1960-65 1965-70 1970-75 1975-80 1980-85 1985-90

TFR -16,8 -17,6 -13,4 -24,6 -25,7 -18,3

Nhân tố cấu thành

Tuổi kết hôn -7,6 -3,4 -3,7 -4,9 -6,7 -7,9 Huỷ hôn 1,3 0,5 0,2 0,7 0,3 1,4 Mức sinh -10,5 -14,1 -9,9 -19,1 -19,3 -11,8 Tránh thai -1,7 -9,5 -5,9 -23,0 -23,9 -13,4 Phá thai -5,1 -4,6 -4,0 3,9 4,6 1,6 Nguồn: Jun (1996, 36).

Sau khi đạt đỉnh điểm vào năm 1960, mức sinh tại Hàn Quốc đã có những biến đổi mang tính cách mạng. Mặc dù số liệu dự báo thiếu nhất quán nhưng cũng đã khẳng định thực tế mức sinh đã giảm nhanh trong thập niên 60. Chương trình KHHGĐ bắt đầu từ năm 1962 và chỉ thực sự bắt đầu trên phạm vi toàn quốc vào năm 1965. Vì thế, chưa hẳn chương trình đã là yếu tố duy nhất tác động đến giảm mức sinh. Nhìn vào các yếu tố tác động giảm mức sinh có thể thấy việc trì hoãn lập gia đình của phụ nữ và phá thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giảm mức sinh trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi (bảng 3.5). Chương trình KHHGĐ bắt đầu tác động đến mức sinh sau năm 1965 như dự kiến. Trong suốt thời kỳ từ năm 1965 đến 1970, biện pháp tránh thai nổi lên như một yếu tố chính tác động đến giảm mức sinh mặc dù hiệu quả của hai yếu tố còn lại cũng không nhỏ. Nhìn chung ba yếu tố này dường như đóng vai trò như nhau trong giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi mức sinh.

Các điều kiện kinh tế và dân số trong những năm đầu thế kỷ tạo ra áp lực lớn buộc phải giảm mức sinh. Trong suốt những năm dưới chế độ thuộc địa 1910-45 một số lượng lớn người Triều Tiên di cư sang Man-chet-xtơ (Vương quốc Anh) và Nhật Bản, giải toả áp lực dân số tại bán đảo Triều Tiên. Nhưng dân số đã bùng nổ cùng lúc với cuộc giải phóng Triều Tiên khỏi ách chiếm đóng của Nhật Bản vào năm 1945 và phân chia phe phái chính trị ngay sau đó. Cả hai sự kiện này tạo nên làn sóng hồi hương khổng lồ từ Nhật Bản và Trung Quốc, và người tị nạn từ Bắc Triều Tiên. Số người Triều Tiên nhập cư vào Hàn Quốc giai đoạn 1945-49 vào khoảng 2,6 triệu người, tương đương 12% tổng dân số năm 1949 (Kwon et al. 1975, 32-35). Dân di cư không trở về các làng quê của họ mà đi thẳng đến những thành phố gần nơi họ đã sinh sống trước đây. Kết quả là tất cả các thành phố bị quá tải dân số.

Mức chết cao do chiến tranh Liên Triều (1950-53) chỉ tạm thời kìm hãm tăng trưởng dân số, nhưng không cắt giảm được quy mô dân số ở phía Nam Bán

đảo Triều Tiên do người tị nạn từ miền Bắc đổ vào. Sau chiến tranh, Hàn Quốc chứng kiến sự bùng nổ dân số do các cặp vợ chồng được đoàn tụ và các đám cưới bị trì hoãn do chiến tranh được thực hiện.

Điều kiện sống cơ cực tại các vùng nông thôn làm khoảng 17% dân số nông thôn chuyển lên Seoul vào nửa cuối thập niên 60, thời gian xảy ra mất mùa trong hai năm liên tục. Việc di cư này là hệ quả của sức ép gia tăng dân số nông thôn, gây nên đô thị hoá nhanh chóng từ năm 1945 đến năm 1970.

Các khảo sát ban đầu về lịch sử mức sinh và mong muốn về giới tính của con dành cho đối tượng phụ nữ Hàn Quốc đã chứng minh áp lực ghê gớm của dân số đè lên mỗi người dân. Cuộc khảo sát điều tra về nạo phá thai cho thấy nạo phá thai đã diễn ra phổ biến ở phụ nữ có chồng trong những năm đầu của thập niên 60 (Hong S.B 1971). Năm 1965, Lee Hae –Young tiến hành khảo sát mức sinh tại Ichon gần Seoul, và phát hiện ra rằng phụ nữ muốn hạn chế sinh con và rất nhiều người trong số họ đã cố gắng sử dụng các biện pháp dân gian hoặc các biện pháp tránh thai chưa được kiểm chứng, mua của những người bán rong. Điều này giải thích lý do tại sao Chương trình KHHGĐ lại được chấp nhận nhanh đến vậy. Các số liệu khảo sát chỉ ra rằng sức ép dân số đặt lên mỗi cá nhân là nhân tố quan trọng nhất trong công cuộc chuyển đổi mức sinh tại Hàn Quốc. Đối với các cặp vợ chồng Hàn Quốc, đói nghèo và tương lai vô định thôi thúc họ hạn chế quy mô gia đình. Mức sinh bắt đầu gia tăng tại các trung tâm đô thị lớn trong lúc Chương trình KHHGĐ đang tập trung tại các khu vực nông thôn.

Bảng 3.6. Tỷ suất sinh theo các nguồn số liệuước tính: Hàn Quốc 1925-93)

Thời kỳ hoặc Năm Kwon T.-H.et al.

Một phần của tài liệu Các chính sách và chương trình dân số ở đông á (Trang 55 - 58)