Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
347,91 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC Hà Nội - 2007 CHỦ BIÊN TS. Dương Hồng Thái BAN BIÊN SOẠN BSCK II. Doanh Thiêm Thuần BSCK I. Bùi Duy Quỳ BSCK I. Nông Minh Chức. BSCK I. Nông Minh Tâm ThS. Nguyễn Đăng Hương TS. Dương Hồng Thái TS. Trịnh Xuân Tráng ThS. Nguyễn Văn Thoá ThS. Lê Thu Hiền ThS. Nguyễn Tiến Dũng ThS. Trương Viết Trường ThS. Phạm Kim Liên ThS. Vũ Tiến Thăng BAN BIÊN TẬP TS. Dương Hồng Thái BS. Đỗ An Dũng BS. Đặng Đức Minh 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên có nhiệm vụ đào tạo bác sỹ đa khoa cho các tỉnh miền núi phía bắc. Ngoài chương trình thực tập thường quy tại cơ sở thực hành của trường, hàng năm nhà trường đưa sinh viên năm thứ 6 đi thực tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh. Mục đích của đợt thực tế này nhằm giúp các em sinh viên làm quen với nhiệm vụ nghề nghiệp c ủa mình trong tương lai. Tại các cơ sở thực tến này, sinh viên sẽ phải thích nghi với môi trường học tập mới, giáo viên hướng dẫn không phải là các giảng viên của nhà trường mà là các bác sỹ điều trị của bệnh viện. Nhằm giúp cho sinh viên học tập tại cộng đồng được thuận lợi, nhằm đáp ứng chương trình đào tạo dựa vào cộng đồng, Bộ môn Nội Trường đạ i học Y khoa Thái Nguyên biên soạn tài liệu này đế sinh viên Y6 có thể tham khảo trong thời gian đi thực tế tại các bệnh viện tỉnh. Chúng tôi biên soạn cuốn tài liệu này dựa trên cơ sở Chương trình CBE ban hành theo Quyết định số 272/YK-QD ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên. Chúng tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ của Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam - Thụy Điển, Vụ khoa học và đào tạo, Bộ Y t ế và sự đóng góp hết sức quí báu của các chuyên gia, giảng viên nhiều kinh nghiệm đã giúp chúng tôi hoàn thành cuốn tài liệu này. Tham gia biên soạn tài liệu này là các cán bộ giảng dạy của bộ môn Nội. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã lồng ghép những kiến thức rất cơ bản và cập nhật những kiến thức mới về nội khoa. Tuy nhiên, do lần đầu tiên biên soạn nên khó tránh khỏi được những thiên sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để tài liệu được hoàn chỉnh hơn ở những lần tái bản sau. T/M BỘ MÔN NỘI Chủ nhiệm bộ môn BSCK II. Doanh Thiêm Thuần 2 CHỮ VIẾT TẮT ĐTĐ: Đái tháo đường BA: Bệnh án BN: Bệnh nhân Hb: Hemoglobin HCT: Hematocrite NKQ: Nội khí quản NMCT: Nhồi máu cơ tim RLCH: Rối loạn chuyển hóa SV: Sinh viên TBMMN: Tai biến mạch máu não THA: Tăng huyết áp VKDT: Viêm khớp dạng thấp 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 CHỮ VIẾT TẮT 2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 4 ĐIỀU TRỊ SUY TIM 6 TĂNG HUYẾT ÁP 13 TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO 22 ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 30 HEN PHẾ QUẢN 36 XƠ GAN 45 LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 53 TÂM PHẾ MẠN TÍNH 61 THIẾU MÁU 68 VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 76 LIỆU PHÁP OXY 85 ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN 89 ĐẶT SONDE RỬA DẠ DÀY 94 CHỌC DÒ MÀNG BỤNG 100 CHỌC DÒ MÀNG PHỔI 106 ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC 111 THĂM TRỰC TRÀNG 116 THÔNG TIỂU 119 TRUYỀN DỊCH 124 TRUYỀN MÁU 129 4 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Tài liệu này chúng tôi biên soạn thành 10 chủ đề và 10 thủ thuật nội khoa, là các bệnh hay gặp và các thủ thuật nội khoa thường được sử dụng trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng. Với mỗi chủ đề chúng tôi có nêu rõ mục tiêu cần đạt được sau khi học xong. Trong khi biên soạn chúng tôi chú trọng vào hai phần chính là chẩn đoán và điều trị. Phần triệu chứng học không được đề cập ở đây vì tài liệu này không nhằm mục đích giảng lại bài lý thuyết mà chỉ tập trung vào cách thực hành chẩn đoán và điều trị tại cơ sở. Điều đó cũng có nghĩa là để học được cá(chủ đề trong tài liệu này sinh viên phải nắm vững lý thuyết đã học trong thời gian ở trường. Sinh viên cần đọc lại bài lý thuyết trước khi thực hành tại bệnh phòng. Ph ần chẩn đoán chỉ nêu lên những phương pháp chẩn đoán có thể áp dụng được trong hoàn cảnh chỉ có khám lâm sàng và một số xét nghiệm cơ bản. Tài liệu cũng nêu lên cách lập luận để chẩn đoán phân biệt, tiên lượng trong hoàn cảnh đó. Phần điều trị nêu lên các phương pháp điều trị cơ bản, cập nhật song đều c(phần áp dụng thực tế cho hoàn cảnh cụ thể của cơ sở. Trong đó nêu những vấn đề thiết yếu và những vấn đề có thể lược bớt trong điều trị. Sinh viên có thể nghe, nhìn các bác sỹ - giáo viên kiêm nhiệm tuyến tỉnh thực hành, sau đó phân tích để lặp lại các bước khám bệnh, chẩn đoán hoặc điều trị Sinh viên cũng có thể mở sách đọc và thực hành theo hướng dẫn trong sách. Hầu hết các bài trong cuốn sách này được biên soạ n dưới dạng các bảng kiểm dạy học nên học theo bảng kiểm sẽ rất hữu ích trong thực hành. Mỗi bài đều có hướng dài tự học, tự nghiên cứu để sinh viên có thể tham khảo khi gặp khó khăn. Cuối mỗi chủ đề đều có thang điểm lượng giá cho từng phần trong chủ đề. Căn cứ vào thang điểm lượng giá, sinh viên có thể tự kiểm tra kiến thức và căn c ứ vào đó để đánh giá kỹ năng thực hành của mình. Từ đó tự tìm ra những vấn đề cần bị sung kịp thời. Ban biên soạn 5 MÔN HỌC THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI Đối tượng đào tạo: sinh viên Y6 Số đơn vị học trình: Tổng số: 4 Lý thuyết: 0 Thực hành: 4 Số tiết: Tổng số:180 Lý thuyết: 0 Thực hành: 180 Thời gian thực hiện: Học kỳ 2 năm thứ 6 MỤC TIÊU Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng: 1. Phán đoán và xử trí được một số bệnh nội khoa thường gặp nhất tại bệnh viện tuyến tỉnh. 2. Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và gia đình biết cách phòng bệnh, phát hiện sớm và chăm sóc một số bệnh thông thường. 3. Thực hiện được 10 thủ thuật nội khoa cơ bản tại bệnh viện tuyến tỉnh. 4. Sử dụng phương pháp thống kê, chỉ ra được 10 bệnh nội khoa thường gặp khi điều trị tại khoa trong đó đi thực tế. 5. Mô tả thực trạng mô hình, công tác tổ chức quản lý điều trị tại khoa phòng trong bệnh viện tuyến tỉnh và các hệ thống chăm sóc y tế tại tuyến tỉnh. NỘI DUNG Số tiết TT Tên bài học Tổng số Thực hành 1 Tổ chức tập huấn trước đợt đi thực tế 4 Thực hành các chỉ tiêu lâm sàng tại khoa nội, khoa hồi sức và phòng khám bệnh 144 144 1 Điều trị suy tim 10 10 2 Tăng huyết áp 10 10 3 Tai biến mạch máu não 10 10 4 Đái tháo đường 10 10 5 Hen phế quản 10 10 6 Xơ gan 10 10 7 Loét dạ dày tá tràng 10 10 8 Tâm phế mạn tính 10 10 9 Thiếu máu 10 10 10 viêm khớp dạng thấp 10 10 11 Đặt nội khí quản 6 6 12 Liệu pháp oxy 4 4 13 Đặt sonde rửa dạ dày 6 6 14 Chọc dò màng bụng 4 4 15 Chọc dò màng phổi 4 4 16 Ép tim ngoài lồng ngực 4 4 17 Thăm trực tràng 4 4 18 Thông tiểu 4 4 19 Truyền dịch 4 4 2 20 Truyền máu 4 4 3 Tham quan và tìm hiểu thực trạng tổ chức hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh và hệ thống y học dự phòng 24 24 4 Hoàn thành báo cáo nhóm và lượng giá 8 8 Tổng số 180 180 6 ĐIỀU TRỊ SUY TIM MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Chẩn đoán được suy tim. 2. Điều trị được bệnh nhân suy tim. 1. Chẩn đoán bệnh nhân suy tim Để chẩn đoán được một bệnh nhân suy tim người ta thường dựa vào các triệu chứng: lâm sàng và cận lâm sàng. Nhưng thông thường ở tuyến cơ sở, chẩn đoán suy tim chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Bảng kiểm khai thác triệu chứng bệnh nhân suy tim STT Nội dung Mục đích Yêu cầu phải đạt 1 Chào hỏi Giao tiếp Bệnh nhân yên tâm và hợp tác Hỏi triệu chứng: (Bám sát lý do vào viện) Xác định được bệnh nhân có các triệu chứng sau: Khó thở Xác tính được anh chất của khó thở: Về đêm - Khi gắng sức hay thường xuyên Nghỉ ngơi có đỡ khó thở không Phù Xác định được tính chất của phù: Có phù ở chân không Phù buổi chiều có tăng hơn buổi sáng không? ăn nhạt có đỡ phù không? Hồi hộp, đánh trống ngực Có hồi hộp đánh trống ngực hay không? Ho Tìm các triệu chứng: - Ho khan - Ho ra máu tươi 2 Tiểu tiện ít Chẩn đoán xác định Phát hiện được: - Đi tiểu ít - Lượng nước tiểu có tương xứng với lượng được đưa vào? Khai thác tiền sử Định hướng được nguyên nhân dẫn đến suy tim: Thấp tim Tim tiền sử đau khớp: - Đau khớp lớn, không đối xứng. - Thời gian xuất hiện - Đã dùng thuốc phòng thấp tim chưa? Thiếu máu Tìm tiền sử thiếu máu: Sốt rét, giun móc Bệnh tim bẩm sinh Phát hiện các bệnh tim bẩm sinh nếu có: - Còn ống thông động mạch - Tứ chứng, ngũ chứng Fallot. - Đã điều trị gì? Cường giáp Có bị cường giáp không? Tăng huyết áp Xác định xem bệnh nhân có tăng huyết áp không: Từ bao giờ? - Điều trị như thế nào? 3 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Để chẩn đoán xác định, định hướng chẩn đoán nguyên nhân Tìm cáo bệnh phổi, nếu có: - Hen phế quản - Viêm phế quản mạn tính 7 Bảng kiểm khám và chỉ định xét nghiệm ở bệnh nhân suy tim STT Nôi dung Mục đích Yêu cầu phải đạt 1 Chào hỏi Giao tiếp Bênh nhân yên tâm và hơn tác Khám Khám tim mạch - Nhìn - Vị trí mỏm ti m đập - Sờ - Rung miu - Gõ - Diện đục tương đối to - Nghe - Nhịp tim nhanh thường xuyên. - Loạn nhịp hoàn toàn. - Tiếng T1 đanh, T2 mạnh. - Có tiếng thổi tâm thu, runcl tâm trương. tiếng ngựa phi trái. - Đo huyết áp - Huyết áp tối đa giảm, huyết áp tối thiếu bình thường trong suy tim trái. - Huyết áp tối đa bình thường. huyết áp tối thiểu tăng trong suy tim Phải. Khám hô hấp - Ran ẩm nhỏ hạt hai đáy phổi, về sau có thể dâng lên như được thủy triều trong phù phổi cấp. - Ran ẩm nhỏ hạt, ran rít trong cơn hen tim, về sau có thể năncl lên thành cơn phù phổi cấp. Khám tiêu hóa - Gan to: Giai đoạn đầu gan to 2 thuỳ. mềm, mặt nhẵn. ấn tức. Gan co nhỏ lại khi nghỉ ngơi hoặc sau điều trị gọi là gan "đàn xếp". Giai đoạn sau mật độ gan trở nên cứng chắc hơn, không co nhỏ lại nữa gọi là xơ gan tim. - Tim mạch cổ nổi, đập mạnh, nhất là khi bệnh nhân nằm. - Phản hồi trấn tĩnh mạch cổ (+). Khám phù - Thường xuất hiện muộn. Phù mềm, ấn lõm; xuất hiện đầu tiên ở chân, sau phù toàn thân, có thể tràn dịch mạnh bung, tràn dịch màng phổi. 2 Tím Chẩn đoán Thường tím ở ngoại biên do ứ máu. Tím ô niêm mạc môi, lưỡi. ngon chi, ngoài da. Xét nghiệm Điện tim đồ - Tăng gánh thất, nhĩ - Trục đệm tim lệch - Sóng P cao, rộng, P 2 lá. Chỉ số : RV5 + SVI ≥ 35mm, RVI + SV5 ≥ 7mm - Trục trái trong dày thất trái, trục phải trong dày thất Phải Xquang tim phổi - Tim to - Phổi ứ huyết + Hình tim to về bên phải trong suy tim phải, to về bên trái trong suy tim trái + Phế trường đậm, đặc biệt là rốn phổi 3 Siêu âm tim Chẩn đoán xác định và tiên lượng - Giãn các buồng tim - Chức năng tâm thu thất giảm 8 Bảng kiểm chẩn đoán suy tim STT Nội dung Mục đích Yêu cầu phải đạt 1 Chẩn đoán xác định suy tim Xác định chẩn đoán Xác định được 2 hội chứng ứ trệ tiểu tuần hoàn và ứ trệ đại tuần hoàn. Gồm có 5 triệu chứng chính, 7 triệu chứng phụ: * 5 triệu chứng chính: - Khó thở liên tục, kể cả khi nghỉ ngơi - Phù toàn thân, có thể tràn dịch các màng. - Gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+). - X quang thấy tim to toàn bộ. - Ứ trệ tiểu tuần hoàn (khó th ở thành cơn, ho ra máu, phổi có ran ẩm, X quang rốn phổi đậm do ứ huyết). * 7 triệu chứng phụ: - Mạch nhanh. - Mau mệt. - Rối loạn tuần hoàn thận - Rối loạn dinh dường ở gan, thận - Áp lực tĩnh mạch tăng. - Tốc độ tuần hoàn chậm lại. - Mất khả năng lao động. Xác định mức độ suy tim (theo NYHA) Phân được độ suy tim Độ I Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng nào, vẫn sinh hoạt và hoạt động thể lực như bình thường. Độ II Các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân chi xuất hiện khi gắng sức nhiều. Bệnh nhân chỉ bị giảm nhẹ các hoạt động về thể lực. 2 Độ III Các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi gắng sức rất nhẹ, làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực của bệnh nhân. Độ IV Chẩn đoán mức độ Các triệu chứng cơ năng tồn tại một cách thường xuyên, kể cả lúc bệnh nhân nghỉ ngơi 3 Chẩn đoán bệnh kèm theo + Đái tháo đường + Rối loạn chuyển hoá lipid Chẩn đoán bệnh kèm theo và tiên lượng Xác định được bệnh kèm theo + Định lượng đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l (126mg/dl) + Định lượng các thành phần lipid máu 2. Điều trị Bảng kiểm điều trị bệnh nhân suy tim STT Nội dung Mục đích Yêu cầu phải đạt 1 Chào hỏi Giao tiếp, tư vấn Bệnh nhân yên tâm, hợp tác và thực hiện y lệnh điều trị 2 Điều trị: - Trợ tim + Digoxin + Uabain - Lợi tiểu + Ức chế men AC Điều trị Xác định cách sử dụng thuốc điều trị: + Suy tim nhịp nhanh không có ngoại tâm thu tốt nhất là dùng Digoxin + Suy tim cấp dùng Uabain + Lợi tiểu bằng thuốc ức chế men AC [...]... VII - 2003 Xếp loại Độ 1 Độ 2 Độ 3 Huyết áp tâm thu (mmHg) 14 0 - 15 9 16 0 - 17 9 ≥ 18 0 Huyết áp tâm trương (mmHg) 90 - 99 10 0 - 10 9 ≥ 11 0 Tiếp cận chẩn đoán: - Để chẩn đoán xác định tăng huyết áp chủ yếu dựa vào đo trị số huyết áp - Để chẩn đoán biến chứng của tăng huyết áp phải dựa vào các triệu chứng kèm theo Bảng kiểm khai thác triệu chứng bệnh nhân tăng huyết áp STT Nội dung 1 Lý do vào viện Mục đích... trợ: 1 điểm Làm đúng: 2 điểm Tổng số điểm: 21 Đánh giá: 12 - 14 : Đạt 10 15 - 18 : Khá 19 - 21: Giỏi Điểm đạt Thang điểm đánh giá điều trị bệnh nhân suy tim STT Thao tác 1 Chào hỏi 2 Điều trị: - Trợ tim Lợi tiểu - Giãn mạch - An thần 3 - Thuốc chống đông - Khó thở - Dinh dường - Vận động Điểm chuẩn 2 Điểm đạt 2 2 2 2 2 2 2 2 Đánh giá cho điểm: Không làm, làm không đúng: 0 điểm Làm chưa đủ, cần hỗ trợ: 1. .. không tìm thấy nguyên nhân tại đây cần nghĩ đến một số nguyên nhân toàn thân và có thể cần các xét nghiệm giúp chẩn đoán Chỉ định các xét nghiệm phải phù hợp với bệnh, với điều kiện của bệnh nhân và điều kiện cơ sở vật chất của bệnh viện 3 Tài liệu tham khảo 1 Cấp cứu nội khoa (19 97), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2 Điều trị học nội khoa (19 96), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 3 Thực hành bệnh tim mạch (2003),... và sau đó cả nhóm thảo luận với giảng viên để tìm được câu trả lời thỏa đáng Dùng hệ thống bảng kiểm để thực hành khám bệnh 11 Kiến tập và thực hành kỹ thuật đặt điện cực, phân tích kết quả điện tim Kiến tập siêu âm tim, đọc phim X quang tim 2 Vận dụng thực tế Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế lâm sàng Chẩn đoán suy tim trên lâm sàng thường dễ, khi thấy bệnh nhân khó thở, mệt mỏi cần đi tìm... mạch (2003), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 4 Bệnh học nội khoa, tập 2 (2003), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 12 TĂNG HUYẾT ÁP MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1 Phán đoán xác định, chẩn đoán mức độ, chẩn đoán biến chứng của tăng huyết áp 2 Điều trị được bệnh nhân tăng huyết áp Một người ≥ 18 tuổi được coi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 14 0 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương... - Dinh dường - Vận động Điểm chuẩn 2 Điểm đạt 2 2 2 2 2 2 2 2 Đánh giá cho điểm: Không làm, làm không đúng: 0 điểm Làm chưa đủ, cần hỗ trợ: 1 điểm Làm đúng: 2 điểm Tổng số điểm: 18 Đánh giá: 09 - 11 : Đạt 12 - 15 : Khá 16 - 18 : Giỏi 2 Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên sử dụng bảng kiểm lượng giá để tự lượng giá quá trình học bằng cách đối chiếu những điểm đã làm được với yêu cầu phải đạt của... điểm theo hướng dẫn Tương tự, sinh viên có thể sử dụng bảng kiểm tự lượng giá để lượng giá kỹ năng của sinh viên khác HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1 Phương pháp học tập - Thực hành khai thác bệnh sử và thăm khám bệnh nhân tại phòng khám - Quan sát bác sĩ khám, phân độ suy tim Học tập về thái độ xử trí của thầy thuốc khi gặp bệnh nhân suy tim - Khai thác các yếu tố làm suy tim nặng... giai đoạn suy tim mất bù TỰ LƯỢNG GIÁ 1 Câu hỏi lượng giá 1. 1 Bài tập tình huống Bệnh nhân nữ 55 tuổi, đến trạm xá khám với lý do khó thở, đau ngực Bệnh nhân khó thở khi gắng sức, nghỉ ngơi thì đỡ Kèm theo bệnh nhân có phù Khám thấy nhịp tim nhanh, có tiếng thổi tâm thu 4/6 nghe được ở mỏm tim; gan to dưới bờ sườn 2 cm, mật độ mềm Tiền sử điều trị bệnh khớp năm 17 tuổi Theo anh (chị) bệnh nhân có suy... Tim + Phổi + Phản hồi gan tĩnh mạch cổ 2 2 2 2 2 2 Đánh giá cho điểm: Không làm, làm không đúng: 0 điểm Làm chưa đủ, cần hỗ trợ: 1 điểm Làm đúng: 2 điểm Tổng số điểm tối đa: 40 Đánh giá: 20-28: Đạt 29-35: Khá 36-40: Giỏi Thang điểm đánh giá chẩn đoán suy tim STT Nội dung 1 Chỉ định xét nghiệm chẩn đoán: Điện tim đồ - Xquang tim phổi - Siêu âm tim 2 Chẩn đoán: - Chẩn đoán xác định suy tim - Chẩn đoán... cm, mật độ mềm Tiền sử điều trị bệnh khớp năm 17 tuổi Theo anh (chị) bệnh nhân có suy tim hay không, nếu có thì suy tim giai đoạn mấy? Xử trí ban đầu như thế nào? 1. 2 Công cụ lượng giá Thang điểm đánh giá khám bệnh nhân suy tim STT Nội dung 1 Chào hỏi 2 Khai thác tiền sử + Thấp tim + Thiếu máu + Bệnh tim bẩm sinh + Cường giáp + Tăng huyết áp + Bệnh phổi tắc ngãi 3 Khám dấu hiệu cơ năng, toàn thân: + . phế quản 10 10 6 Xơ gan 10 10 7 Loét dạ dày tá tràng 10 10 8 Tâm phế mạn tính 10 10 9 Thiếu máu 10 10 10 viêm khớp dạng thấp 10 10 11 Đặt nội khí quản 6 6 12 Liệu pháp oxy 4 4 13 Đặt sonde. Thực hành các chỉ tiêu lâm sàng tại khoa nội, khoa hồi sức và phòng khám bệnh 14 4 14 4 1 Điều trị suy tim 10 10 2 Tăng huyết áp 10 10 3 Tai biến mạch máu não 10 10 4 Đái tháo đường 10 10 . trợ: 1 điểm Làm đúng: 2 điểm Tổng số điểm: 21 Đánh giá: 12 - 14 : Đạt 15 - 18 : Khá 19 - 21: Giỏi 11 Thang điểm đánh giá điều trị bệnh nhân suy tim STT Thao tác Điểm chuẩn Điểm đạt 1 Chào