THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI part 9 pptx

15 349 0
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG NỘI part 9 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

119 THÔNG TIỂU MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Chỉ định đúng việc thông tiểu. 2. Thực hiện được thông tiểu đúng quy trình kỹ thuật. 1. Đại cương - Thông tiểu là dùng ống thông (bằng cao su, nhựa hoặc kim loại) đưa qua mếu đạo vào bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài, nhằm mục đích chẩn đoán hay điều trị. - Tai biến của thông tiểu: + Đưa sonde nhầm vào âm đạo. + Chảy máu nếu thủ thuật thô bạo, sonde tiểu cứng và to. + Nhiễm trùng tiết niệu. 2. Chỉ định và chống chỉ định 2.1. Chỉ định - Những trường hợp bí đái. - Trước khi mổ (mổ đẻ, mổ u xơ tuyến tiền liệt ), trước khi đẻ. - Để chẩn đoán và điều trị các bệnh bàng quang, đường tiết niệu. 2.2. Chống chỉ định - Nhiễm khuẩn niệu đạo. - Chấn thương giập, rách niệu đạo, tuyến tiền liệt. 3. Nguyên tắc thông tiểu - Dụng cụ (nhất là ống thông) phải tuyệt đối vô trùng để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng. - Kỹ thuật thực hiện phải đúng quy trình và vô khuẩn. - Động tác phải nhẹ nhàng (tránh thô bạo, nếu vướng mắc phải làm lại). - Phải lấy nước tiểu giữa bãi cho vào ống nghiệm vô khuẩn (nếu làm xét nghiệm). - Không để ống thông lâu quá 48 giờ. - Nếu bệnh nhân bí đái phải rút nước tiểu chậm và không rút hết nước tiểu trong 120 bàng quang để tránh làm giảm áp lực đột ngột gây chảy máu. - Theo dõi bệnh nhân trong và sau khi thông tiểu để phát hiện những dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời. 4. Quy trình kỹ thuật Bảng kiểm quy trình kỹ năng thông tiểu STT Nội dung Mục đích Yêu cầu phải đạt Chuẩn bị bệnh nhân: 1 Giải thích cho bệnh nhân và người nhà. Chuẩn bị về mặt tâm lý Bệnh nhân an tâm, hợp tác. 2 Hướng dẫn bệnh nhân cách hít vào dài, rặn nhẹ để giãn cơ thắt bàng quang. Giúp thủ thuật được thuận lợi. Bệnh nhân phối hợp được với thầy thuốc 3 Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài cho bệnh nhân, có rèm che nếu ở phòng điều trị. Phòng biến chứng nhiễm trùng; tâm lý. Đúng kỹ thuật Đảm bảo tính tế nhị. Chuẩn bị về phía thầy thuốc: 4 Mặc trang phục, đeo khẩu trang Phòng biến chứng nhiễm trùng. Đầy đủ 5 Rửa tay. Vô trùng. Đúng quy trình, kỹ thuật. 6 Kiểm tra lại dụng cụ, kiến thức. Giúp thủ thuật được thực hiện tốt. Kiểm tra và nhận định đầy đủ. Chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn Đảm bảo vô khuẩn Ống thông (sonde tiểu). Đúng chủng loại kích cỡ Găng tay cao su Chuẩn bị đủ Gạc miếng, gạc củ ấu, khăn phủ đùi bệnh nhân. Chuẩn bị đủ Khăn mổ có lỗ, bơm tiêm 10-20 ml, kẹp kocher. kẹp sàng. Chuẩn bị đủ, đúng loại 7 Dầu parafin, túi nylon có chia vạch, ống chất dẻo để hứng nước tiểu Chống bội nhiễm Chuẩn bị đủ 8 Dụng cụ sạch: Giúp thủ thuật được thực hiện tốt. Chuẩn bị đủ Khay chữ nhật, khay quả đậu. - Tấm nylon để lót dưới mông bệnh nhân. - Nước xà phòng và nước đun sôi để nguội. - Bô dẹt. 9 Dung dịch sát khuẩn Vô khuẩn cho vùng niệu đạo Đầy đủ: thuốc đỏ 2%, thuốc tím 1%. dung dịch argyrol 10%. Tiến hành kỹ thuật: 10 Tư thế bệnh nhân Để thủ thuật tiến hành thuận lợi, tránh nước tiểu làm bẩn. Đúng: Để bệnh nhân nằm ngửa 2 chân co, đùi hơi dạng lót nylon, để bô dẹt dưới mông 11 Đổ dung dịch sát khuẩn vào bát Để sát khuẩn. Đủ, tránh rơi vãi. 121 inox có gạc củ ấu. 12 Đi găng vô khuẩn Vô trùng. Đúng kỹ thuật. 13 Bôi dầu nhờn vào đầu ống thông tới để vào khay vô khuẩn. Hạn chế tổn thương niệu đạo. Đúng kỹ thuật. 14 Trải sáng có lỗ Che đậy, vô trùng Để lộ dương vật (ở nam), âm hộ, lỗ niệu đạo (ở nữ). 15 Sát khuẩn da và qui đầu dương vật (ở nam), bộ phận sinh dục ngoài (ở nữ). Vô trùng. Đúng quy trình. 16 Đưa sonde vào niệu đạo - bàng quang Nhẹ nhàng, vô trùng. - Đưa sâu khoảng 5-6 cm ở nữ. - Ở nam: Thực hiện theo 3 thì: đoạn niên đạo di động, đoạn niệu đạo cố định và vào bàng quang; đưa sonde vào khoảng 20 cm 17 Lấy nước tiểu làm xét nghiệm Giúp chẩn đoán và điều trị. Đúng kỹ thuật. 18 Cố định sonde (nếu lưu sonde), Rút sonde sau khi đã tấy nước tiểu Chắc chắn; Nhẹ nhàng, vô trùng. Đúng kỹ thuật. 19 Sát khuẩn và thấm khô bộ phận sinh dục ngoài, mặc quần cho bệnh nhân Vô trùng. Đúng quy định. 20 Thu dọn dụng cụ Giúp chuẩn bị thủ thuật lần sau. Gọn gàng, ngăn nắp. 21 Ghi hồ sơ bệnh án Đảm bảo về mặt hành chính. có sớ liệu theo dõi. Đầy đủ toàn trạng bệnh nhân, thủ thuật. số lượng, màu sắc nước tiểu, y lệnh theo dõi, xét nghiệm. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ lượng giá Thang điểm đánh giá quy trình chuẩn bị thông tiểu Điểm TT Các bước thực hiện Hệ số 1 2 0 Chuẩn bị bệnh nhân: 1 Giải thích cho bệnh nhân và người nhà. 1 2 Hướng dẫn bệnh nhân cách hít vào dài, rặn nhẹ để giãn cơ thắt bàng quang. 2 3 Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài cho bệnh nhân, có rèm che nếu ở phòng điều trị. 1 Chuẩn bị về phía thầy thuốc: 4 Mặc trang phục, đeo khẩu trang 1 5 Rửa tay. 1 6 Kiểm tra lại dụng cụ, kiến thức. 1 122 Chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn: 7 Ống thông (sonde tiểu). 1 8 Găng tay cao su 1 9 Gạc miếng, gạc củ ấu khăn phủ đùi bệnh nhân. 1 10 Khăn mổ có lỗ, bơm tiêm 10-20 ml, kẹp kocher, kẹp sàng. 1 11 Dầu parafin, túi nylon có chia vạch, ống chất dẻo để hứng nước tiếu. 1 12 Dụng cụ sạch: - Khay chữ nhật, khay quả đậu. - Tấm nylon để lót dưới mông bệnh nhân. - Nước xà phòng và nước đun sôi để nguội. - Bô dẹt. 2 13 Dung dịch sát khuẩn 1 Tiêu chuẩn Đánh giá Điểm chuẩn tối đa: 30 26 - 30 điểm: Loại giỏi Không làm, làm sai: 0 điểm 20 - 25 điểm: Loại khá Làm chưa thuần thục: 1 điểm. 15 - 19 điểm: Loại trung bình Làm đạt yêu cầu: 2 điểm < 19 điểm: Loại kém Thang điểm đánh giá quy trình thông tiểu Điểm TT Các bước thực hiện Hệ số 1 2 0 1 Tư thế bệnh nhân 1 2 Đổ dung dịch sát khuẩn vào bát inox có gạc củ ấu. 1 3 Đi găng vô khuẩn 1 4 Bôi dầu nhờn vào đầu ống thông rồi để vào khay vô khuẩn. 1 5 Trải săng có lỗ để lộ dương vật (ở nam), bộ phận sinh dục ngoài (ở nữ). 1 6 Sát khuẩn da và qui đầu dương vật (ở nam), bộ phận sinh dục ngoài (ở nữ). 1 Đưa sonde vào niệu đạo - bàng quang 1 8 Lấy nước tiểu làm xét nghiệm 1 9 Cố định sonde (nếu lưu sonde), rút sonde sau khi đã lấy nước tiểu. 2 10 Sát khuẩn và thấm khô bộ phận sinh dục ngoài, mặc quần cho bệnh nhân 1 11 Thu dọn dụng cụ 1 12 Ghi hồ sơ bệnh án 1 Tiêu chuẩn Đánh giá Điểm chuẩn tối đa: 26 23 - 26 điểm: Loại giỏi Không làm, làm sai: 0 điểm 18 - 22 điểm: Loại khá 123 Làm chưa thuần thục: 1 điểm 13 - 17 điểm: Loại trung bình Làm đạt yêu cầu: 2 điểm < 1 3 điểm: Loại kém 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá - Sau khi đọc kỹ tài liệu, sinh viên sẽ tự lượng giá kiến thức bằng cách chấm điểm dựa theo bảng kiểm trên. - Sinh viên có thể đọc lại những phần liên quan đã được học trong chương trình giải phẫu học, đi ều dưỡng. Những kiến thức đã học sẽ giúp cho sinh viên có thể hiểu và thực hành được. - Sau khi đã tự lượng giá, sinh viên có thể kiểm tra kết quả bằng cách đối chiếu với đáp án ở phần cuối của tài liệu này và cách chấm điểm của các sinh viên khác. - Kết quả lượng giá sẽ cho thấy những vấn đề còn thiếu hụt, sinh viên cần có kế hoạch học tập để hoàn thiện thêm. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học - Đọc trước tài liệu, thảo luận nhóm, đặt câu hỏi thắc mắc với giảng viên. - Áp dụng những kiến thức đã tích luỹ được vào thực hành (kiến tập, thực hiện thông tiểu dưới sự quan sát của giảng viên và một số sinh viên), phát huy những ưu điể m, khắc phục những thiếu sót của bản thân cũng như đồng nghiệp. 2. Vận dụng thực tế Thông tiểu nam khó hơn thông tiểu nữ. Nếu thông tiểu nữ chỉ cần đẩy ống sonde vào lỗ niệu đạo nhẹ nhàng, thì thông tiểu nam cần thay đổi hướng của ống sonde khi qua những đoạn gấp của niệu đạo. Khi ống sonde đi hết dương vật, cần kéo d ương vật của bệnh nhân lên, đẩy tiếp ống sonde đến đoạn cuối của tầng sinh môn cần kéo dương vật của bệnh nhân xuống để ống sonde đi qua đoạn cuối niệu đạo vào bàng quang dễ dàng. Nếu đặt ống sonde kéo dài phải kẹp ống sonde và chỉ mở 03 giờ một lần, khi bàng quang có nhiều nước tiểu. Biện pháp này nhằm tránh biến chứng giảm dung tích bàng quang sau này. 3. Tài li ệu tham khảo l. Giải phẫu học, Nguyễn Quang Quyền (1996), Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 2. Điều dưỡng nội khoa, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (1996), Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 3. Điều dưỡng cơ bản, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2002), Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 124 TRUYỀN DỊCH MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Chỉ định đúng việc truyền dịch. 2. Thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật qui trình truyền dịch. 1. Đại cương Truyền dịch là đưa vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch một khối lượng dịch để bù nước và điện giải, hồi phục khối lượng tuần hoàn, đưa thuốc và các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Vị trí truyền dịch: - Các tĩnh mạch ở cánh tay, khuỷu tay, cẳng tay, cổ tay, mu tay là những vị trí hay dùng nhất. - Các tĩnh mạch ở chân: ít dùng. - Các tĩnh mạch ở đầu: trán, thái dương. Thường dùng cho trẻ em. - Các tĩnh mạch trung tâm: ít dùng. 2. Nguyên tắc truyền dịch - Dịch và các dụng cụ phải tuyệt đối vô khuẩn. - Khi tiến hành kỹ thuật phải đúng qui trình và bảo đảm vô khuẩn trong suốt quá trình truyền. - Tuyệt đối không để khí vào tĩnh mạch. - Đảm bảo áp lực truyền cao hơn áp lực máu bệnh nhân. - Tốc độ chảy của d ịch phải theo đúng y lệnh. - Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau khi truyền. - Phát hiện sớm dấu hiệu phản ứng và xử trí kịp thời. - Không để lưu kim quá 24 giờ ở cùng vị trí. - Nơi tiếp xúc giữa kim và mặt da phải đảm bảo vô khuẩn. 3. Chỉ định, chống chỉ định 3.1. Chỉ định - Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn đã m ất của cơ thể như: trong các trường hợp ỉa chảy mất nước, bỏng nặng, mất máu, xuất huyết - Để đưa thuốc vào cơ thể: khi muốn cho thuốc ngấm đều và duy trì nhiều giờ. 125 hoặc nhiều ngày một tỷ lệ thuốc hằng định trong máu. - Để nuôi dưỡng bệnh nhân: Khi bệnh nhân không ăn uống được (bệnh nhân bị hôn mê, bị tổn thương thực quản, đường tiêu hoá). - Nhằm các mục đích khác như: Giải độc, lợi tiểu trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc, 3.2. Chống chỉ định - Bệnh nhân suy tim: Vì truyền dịch có thể gây tai biến như phù phổi cấp. - Nếu có chỉ định đặc biệt (ví dụ: cần duy trì một lượng thuốc hằng định trong máu) thì phải truyền thật chậm, khối lượng ít, theo dõi sát, tất nhất là đo áp lực tĩnh mạch trung tâm. - Bệnh nhân tăng huyết áp: Truyền dịch có thể gây tai biến suy tim cấp, phù phổi cấp. - Cần chú ý đến tình trạng tim mạch (đặc biệt là phát hiện suy tim) trước khi truyền. 4. Quy trình truy ền dịch Bảng kiểm giảng kỹ năng truyền dịch STT Nội dung Mục đích Yêu cầu phải đạt 1 Chuẩn bị bệnh nhân, thầy thuốc Chuẩn bị trước khi tiến hành truyền dịch Chuẩn bị đúng 2 Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện truyền dịch Chuẩn bị đầy đủ kẹp kocher, kẻo, băng dính, cồn, bông, dây ga rô, băng cuộn, phiếu truyền dịch, kiểm tra chai dịch, cọc truyền, khay quả-đậu, hộp thuốc cấp cứu, khăn vô khuẩn. 3 Chào hỏi, giải thích Chuẩn bị tâm lý Bệnh nhân sẵn sàng hợp tác 4 Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, kiểm tra lại xét nghiệm của bệnh nhân, ba kiểm tra. năm đối chiếu. Xác định lại tình trạng bệnh nhân, tránh sai sót Kiểm tra chính xác. đầy đủ 5 Chuẩn bị dây, dịch truyền Đúng theo qui trình truyền dịch Sát khuẩn núi chai lắp vào quang treo, cắm dây truyền vào chai dịch. đuổi khí, nẹp kê gối dưới vùng truyền 6 Buộc ga rô Nổi tĩnh mạch, dễ luồn kim Đúng kỹ thuật: trên vị trí chọc kim 3- 5cm 7 Sát khuẩn vùng truyền Đảm bảo vô trùng Đúng kỹ thuật: hai lần, thầy thuốc sát khuẩn tay. 8 Đâm kim vào t ĩ nh mạch đúng kỹ thuật, tháo gam Bắt đầu truyền dịch Đâm kim trúng t ĩ nh mạch trong lần đâm đầu 9 Mở khoá, điều chỉnh tốc độ truyền Tránh tai biến Đúng kỹ thuật 10 Cố định kim, nẹp, phủ gạc Đảm bảo vô trùng Đúng kỹ thuật: không để kim có thể 126 lên vùng truyền tuột ra 11 Ghi phiếu truyền dịch Theo dõi khi truyền dịch Ghi đầy đủ 12 Theo dõi bệnh nhân Phòng tránh tai biến Theo dõi sắc mặt, nhịp thở, các chỉ số sinh tồn khác TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ lượng giá Thang điểm đánh giá quy trình chuẩn bị truyền dịch Điểm TT Các bước thực hiện Hệ số 1 2 0 Chuẩn bị bệnh nhân: 1 Giải thích cho bệnh nhân và người nhà. 1 Chuẩn bị về phía thầy thuốc: 2 Mặc trang phục, đeo khẩu trang 1 3 Rửa tay. 1 4 Kiểm tra lại dụng cụ, kiến thức. 1 Chuẩn bị dụng cụ: 5 Kẹp kocher, kẻo 1 6 Băng dính, dây ga rô, băng cuộn 1 7 Cồn, bông 1 8 Phiếu truyền dịch 1 9 Chai dịch có kiểm tra 1 10 Cọc truyền 1 11 Khay quả đậu 1 12 Khăn vô khuẩn 1 13 Hộp thuốc cấp cứu 1 14 Găng tay cao su 1 Tiêu chuẩn Đánh giá Điểm chuẩn tối đa: 28 25 - 28 điểm: Loại giỏi Không làm, làm sai. 0 điểm 20 - 24 điểm: Loại khá Làm chưa thuần thục: 1 điểm 14 - 19 điểm: Loại trung bình Làm đạt yêu cầu: 2 điểm < 19 điểm: Loại kém Thang điểm đánh giá quy trình truyền dịch Điểm TT Các bước thực hiện Hệ số 1 2 0 1 Chuẩn bị bệnh nhân 1 2 Chuẩn bị dụng cụ 1 3 Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, kiểm tra lại xét nghiệm của bệnh nhân, ba kiểm tra, năm đối chiếu. 1 4 Sát khuẩn nút chai 1 127 5 Lắp vào quang treo, cắm dây truyền vào chai dịch 1 6 Đuổi khí 3 7 Nẹp kê gối dưới vùng truyền. 1 8 Buộc ga rô 2 9 Sát khuẩn vùng truyền 1 10 Đâm kim vào tĩnh mạch 1 11 Tháo garô 2 12 Mở khoá, điều chỉnh tốc độ truyền 2 13 Cố định kim, nẹp, phủ gạc lên vùng truyền 1 14 Ghi phiếu truyền dịch 1 15 Theo dõi bệnh nhân 1 Tiêu chuẩn Đánh giá Điểm chuẩn tối đa: 40 34 - 40 điểm: Loại giỏi Không làm, làm sai: 0 điểm 27 - 33 điểm: Loại khá Làm chưa thuần thục: 1 điểm 20- 26 điểm: Loại trung bình Làm đạt yêu cầu: 2 điểm < 20 điểm: Loại kém 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá - Để tự lượng giá kỹ năng truyền dịch cần đọc bài thực hành truyền dịch trong giáo trình Điều dưỡng nội khoa. Bảng kiểm dạy học và bảng kiểm lượng giá. - Sau khi đọc kỹ tài liệu, sinh viên sẽ tự lượng giá kiến thức bằng cách chấm điểm dựa theo bảng kiểm trên. - Kết quả lượng giá sẽ cho thấy những vấn đề còn thiếu hụt, sinh viên cần có kế hoạch học tập để hoàn thiện thêm. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨ U, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học thực hành - Đọc trước bài giảng, thảo luận, nêu câu hỏi thắc mắc. - Quan sát giảng viên tiến hành quy trình truyền dịch. - Thực hành thao tác trên bệnh nhân dưới sự quan sát của thầy và các sinh viên khác. 2. Vận dụng thực tế Truyền dịch là một thủ thuật rất thông thường ở tất cả các khoa điều trị. Trước khi truyền dịch cần xác định chắc chắn bệnh nhân không có các chống chỉ định như bệnh tim mạch, huyết áp, nguy cơ phù phổi cấp, Khi truyền dịch đặc biệt lưu ý lúc mới bắt đầu truyền, cần theo dõi chỉ số sinh tồn, tình trạng tinh thần người bệnh để phát hiện phản ứng kịp thời. Nếu thấy bệnh nhân có sốt, sốc, rét run, cần ngừng truyền, ủ ấm hoặc xử trí chông choáng nếu cần thiết. 128 Cần cân nhắc chỉ định truyền dịch cẩn thận tránh tình trạng lạm dụng truyền dịch hoặc truyền theo yêu cầu của người bệnh. 3. Tài liệu tham khảo 1. Điều dưỡng nội khoa, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (1996), Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 2. Điều dưỡng cơ bản, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2002), Nhà xuất b ản y học, Hà Nội. 3. Bài giảng điều dưỡng, Bộ môn Điều dưỡng (2004), Trường đại học Y Thái Nguyên. [...]... khi thực hành cung cấp dịch vụ y tế cho cộng đồng tại bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và trạm y tế xã Khi cung cấp các dịch vụ y tế cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp và sử dụng dịch vụ nhằm tăng cường sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế Tính toán chi phí của các dịch vụ y tế giúp cho người cán bộ y tế quản lý tốt hơn các dịch vụ mà họ cung cấp Vận dụng kiến thức về bảo hiểm y tế. .. viên trong các giờ thảo luận của môn học Trong quá trình thực hành tại cộng đồng, cơ sở y tế sinh viên cần quan sát và tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến kinh tế và y tế, tìm kiếm và sử dụng kinh phí, các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu trong chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế để có hiểu biết về thực tế việc quản lý và cung cấp các dịch vụ y tế trong những điều kiện/hoàn cảnh cụ thể PHẦN 2: SAU KHI... 3 Tài liệu tham khảo 1 Điều dưỡng nội khoa, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo ( 199 6), Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2 Điều dưỡng cơ bản, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2002), Nhà xuất bản y học, Hà Nội 3 Bài giảng Điều dưỡng, Bộ môn Điều dưỡng (2004), Trường đại học Y Thái Nguyên 132 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG THỰC TẾ MÔN HỌC PHẦN 1 : TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MÔN HỌC Sinh viên nghiên... kế hoạch học tập để hoàn thiện thêm HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1 Phương pháp học thực hành - Đọc trước bài giảng, thảo luận, nêu câu hỏi thắc mắc - Quan sát giảng viên tiến hành quy trình truyền máu - Thực hành thao tác trên bệnh nhân dưới sự quan sát của thầy và các sinh viên khác 2 Vận dụng thực tế Truyền máu là một thủ thuật thường gặp ở các khoa điều trị Trước khi truyền... chuẩn tối đa: 28 25 - 28 điểm: Loại giỏi Không làm, làm sai: 0 điểm 20 - 24 điểm: Loại khá Làm chưa thuần thục: 1 điểm 14 - 19 điểm: Loại trung bình Làm đạt yêu cầu: 2 điểm < 19 điểm: Loại kém Thang điểm đánh giá quy trình truyền dịch TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Các bước thực hiện Hệ số Chuẩn bị bệnh nhân 1 chuẩn bị dụng cụ 1 Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, kiểm tra lại xét nghiệm 1 của bệnh... cần đọc bài thực hành truyền máu trong giáo trình Điều dưỡng nội khoa Bảng kiểm dạy học và bảng kiểm lượng giá Sau khi đọc kỹ tài liệu, sinh viên sẽ tự lượng giá kiến thức bằng cách chấm điểm dựa theo bảng kiểm trên 131 - Sinh viên có thể đọc lại những phần liên quan đã được học trong chương trình giải phẫu học, những kiến thức đã học sẽ giúp cho sinh viên có thể hiểu và kiến tập được tốt - Kết quả... chỉ định - Các bệnh van tim - Viêm cơ tim - Xơ cứng mạch máu não, huyết áp cao - Chấn thương sọ não, viêm não, não úng thuỷ - Viêm phổi, tâm phế mạn tính 4 Hướng dẫn thực hành kỹ năng truyền máu Bảng kiểm giảng kỹ năng truyền máu STT Nội dung Mục đích 1 Chuẩn bị bệnh nhân, thầy Chuẩn bị trước khi tiến thuốc hành truyền máu 2 Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện truyền máu 3 Chào hỏi, giải... đầy đủ kẹp kocher, kẻo, băng dính, cồn, bông, dây ga rô băng cuộn, phiếu truyền máu, chai máu có kiểm tra cọc truyền, khay quả đậu, hộp thuốc cấp cứu, khăn vô khuẩn Bệnh nhân sẵn sàng hợp tác 1 29 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Kiểm tra mạch, nhiệt độ huyết áp kiểm tra lại xét nghiệm của bệnh nhân Lắc đều chai máu, đeo găng Phản ứng tin cậy Xác định lại tình trạng Chính xác, đầy đủ: ba kiểm tra, BN, tránh... điểm đánh giá quy trình chuẩn bị truyền máu TT Các bước thực hiện Chuẩn bị bệnh nhân: 1 Giải thích cho bệnh nhân và người nhà Chuẩn bị về phía thầy thuốc: 2 Mặc trang phục, đeo khẩu trang 3 Rửa tay 4 Kiểm tra lại dụng cụ, kiến thức Chuẩn bị dụng cụ (vô khuẩn): 5 Kẹp kocher, kẻo 6 Băng dính, dây ga rô, băng cuộn 7 Cồn, bông 8 Phiếu truyền máu 9 Chai máu có kiểm tra 10 Cọc truyền 130 Hệ số 1 1 1 1 1... các dịch vụ y tế Tính toán chi phí của các dịch vụ y tế giúp cho người cán bộ y tế quản lý tốt hơn các dịch vụ mà họ cung cấp Vận dụng kiến thức về bảo hiểm y tế để thực hiện đúng việc cung cấp và định mức thanh toán cho người có bảo hiểm y tế 133 . Nguyễn Quang Quyền ( 199 6), Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 2. Điều dưỡng nội khoa, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo ( 199 6), Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 3. Điều dưỡng cơ bản, Bộ Y tế - Vụ khoa học. Điều dưỡng nội khoa, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo ( 199 6), Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 2. Điều dưỡng cơ bản, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2002), Nhà xuất b ản y học, Hà Nội. 3. Bài. Điều dưỡng nội khoa, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo ( 199 6), Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 2. Điều dưỡng c ơ bản, Bộ Y tế - Vụ khoa học và đào tạo (2002), Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 3. Bài

Ngày đăng: 24/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan