Đề cương môn học hành vi tổ chức
Trang 1
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
NS206DV01
HÀNH VI TỔ CHỨC
03 ORGANIZATIONAL BEHAVIOR
(Áp dụng kể từ học kỳ: 12.1A - Năm học: 2012-2013)
A Quy cách môn học:
Tổng
số
tiết
Lý
thuyết
Bài tập
Thực hành
Đi thực
tế
Tự học
Phòng
lý thuyết
Phòng thực hành
Đi thực tế
(1) = (2) + (3) + (4) + (5) = (7) + (8) + (9)
B Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học:
Liên hệ Mã số môn học Tên môn học
Môn học trước: QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
C Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học nghiên cứu về những hành vi cá nhân trong tổ chức, tìm hiểu những thay đổi, xung đột
về hành vi cá nhân, nhóm trong tổ chức nhằm mục đích thiết kế và thay đổi hành vi tổ chức để đạt hiệu quả cao hơn Môn học sẽ giúp sinh viên (SV) hiểu được những những kiến thức về hành vi tổ chức, chuẩn bị cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như có thái độ tự tin và phù hợp với
Trang 2nhu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước để tự tin bước vào môi trường làm việc cũng phát triển bản thân trong bất kỳ tổ chức nào Thông qua lý thuyết kết hợp với thảo luận các tình huống,
và làm các báo cáo thuyết trình nhóm, SV làm quen với Hành vi tổ chức tại các doanh nghiệp/tổ chức Môn học tập trung nhiều vào phân tích và xử lý tình huống
D Mục tiêu của môn học:
Stt Mục tiêu của môn học
1 Có sự hiểu biết rộng về một số khái niệm cốt lõi về tâm lý học, kinh tế, và xã
hội học có liên quan đến hoạt động trong công việc
2 Cải thiện khả năng phân tích trong việc tìm hiểu hành vi của cá nhân và nhóm
trong tổ chức
3 Phân tích toàn diện các vấn đề tổ chức và tình huống khó xử, và đưa ra những
kiến nghị hành động có cơ sở
4 Thỏa thuận về vai trò của nhóm và phân chia lao động để hoàn thành kịp thời
các dự án nhóm và các bài thuyết trình
E Kết quả đạt được sau khi học môn học:
Stt Kết quả đạt được
1
Có khả năng áp dụng thích hợp lý thuyết về động cơ làm việc vào một vấn đề
thực tế về động viên trong bối cảnh tổ chức, có thể đưa ra các khuyến nghị
quản trị phù hợp với lý thuyết
2
Có khả năng chứng minh sự hiểu biết về năm phong cách quản lý xung đột
(Rahim) bằng cách giải thích sự phù hợp (ưu điểm, nhược điểm) của một
phong cách cụ thể với một bối cảnh cụ thể
3 Hiểu ý nghĩa của "văn hóa tổ chức" và có thể tiến hành đánh giá văn hóa tổ
chức
F Phương thức tiến hành môn học:
Loại hình phòng Số tiết
1 Phòng lý thuyết 45
Yêu cầu :
Trang 3+ Ngôn ngữ sử dụng giảng dạy, học tập: Ngôn ngữ giảng là tiếng Việt nhưng sách giáo khoa và slides bằng tiếng Anh
+ Các yêu cầu đối với sinh viên khi tham gia môn học:
Đọc giáo trình trước mỗi buổi học Tìm hiểu trước nội dung các tình huống trong sách
Hoàn thành bài tập cá nhân và bài tập nhóm
Tham gia nhóm viết báo cáo thuyết trình môn học theo từng chủ đề
Tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan trên internet
+ Chiến lược giảng dạy: Môn học được tiến hành bằng cách giảng trên lớp, kết hợp bài tập và phân tích tình huống dành cho nhóm và cá nhân Số tiết dạy là 45 tiết diễn ra trong 15 tuần, mỗi tuần 3 tiết
STT Cách tổ chức giảng dạy Mô tả ngắn gọn Số tiết Sĩ số SV tối
đa
1 Giảng trên lớp (lecture) Giảng lý thuyết 30
2 Chia nhóm (group work)
thảo luận/bài tập/thực
hành
Trả lời câu hỏi, phân tích tình huống
15
G Tài liệu học tập:
1 Tài liệu bắt buộc
McShane, Von Glinow (2008) Organizational Behavior, 4th , McGraw-Hill/Irwin International Edition
2 Tài liệu không bắt buộc
Robbins, Judge (2007) Organizational Behavior, 12th, Pearson – Prentice Hall International Edition
Các sách “Hành vi tổ chức” khác của các tác giả người Việt
3 Website của giáo viên về môn học
Website của giáo viên về môn học cung cấp tất cả các tài liệu liên quan đến môn học, trừ sách giáo trình Sinh viên bắt buộc phải theo dỏi và cập nhật thông tin từ website của giáo viên Trên site này, sinh viên sẽ tìm được các ngồn thông tin sau đây: các powerpoint slides cho các bài giảng trên lớp được trình bày ở dạng handouts và tập tin PDF, các bài tập tình huống (bài tập nhóm, bài tập cá nhân), các file âm thanh (audio) ôn tập và tóm gọn kiến thức theo từng chương (trong tiếng Anh), ngân hàng câu hỏi lý thuyết, các bản tin từ các báo chí chuyên ngành,
và báo chí kinh doanh có liên quan cụ thể và trực tiếp đến môn học, v.v
Trang 4Lưu ý: Một số giáo viên không chọn cách sử dụng website để giao tài liệu học tập cho sinh viên
mà sẽ giao trực tiếp trên lớp Điều này không có gì khác biệt!
H Đánh giá kết quả học tập môn học:
1 Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập
Việc đánh giá dựa trên 3 loại hình:
1.1) Kiểm tra giữa kỳ (20% tổng điểm)
Vào tuần/buổi 8 sinh viên sẽ tham gia vào một kỳ thi giữa học kỳ với thời lượng là 60 phút Bài tập, và các câu hỏi trắc nghiệm của đề thi này được đưa ra dựa trên kiến thức của các chương trước đó Điểm của bài kiểm tra giữa kỳ này chiếm 20% tổng số điểm của môn học
1.2) Bài tập thuyết trình và báo cáo nhóm (30% tổng điểm)
Sinh viên được chia theo nhóm 4 người và được giao một tình huống (case) vào tuần 8 để nghiên cứu và trình bày trước lớp bắt đầu từ tuần 12 Nhóm cũng được yêu cầu nộp các tài liệu đã chuẩn bị cho giảng viên trong buổi trình bày
Vì đây là công trình của nhóm nên sinh viên sẽ được đánh giá như là một nhóm, nghĩa là những sinh viên trong nhóm sẽ nhận cùng một điểm, đó là điểm của nhóm Nếu một thành viên cảm thấy một thành viên khác trong nhóm không đóng góp, thì phải báo cho giảng viên biết để giải quyết Trong trường hợp quá đáng, sinh viên có thể yêu cầu tự làm một mình Tuy nhiên mọi sự than phiền về nhóm phải trình bày cho giảng viên muộn nhất là tuần thứ 10
Nếu nộp muộn, nhóm sẽ bị trừ 1 điểm Nếu muộn quá 1 tuần lễ, nhóm bị điểm 0 Có thể xem xét việc nộp muộn nếu nhóm được thỏa thuận trước của Trưởng bộ môn Phần bài tập thuyết trình
và báo cáo nhóm chiếm 30% tổng số điểm của môn học
1.3) Thi cuối kỳ (50% tổng điểm)
Đề thi sẽ gồm 2 phần: trắc nghiệm và tình huống Mục đích nhằm kiểm tra kiến thức lý thuyết và thực tế của sinh viên Sinh viên không được sử dụng tài liệu
2 Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập
* Đối với học kỳ chính:
Thành
phần
Thời lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá
Trọng
số Thời điểm
Kiểm
tra lần
1
Kiểm
tra lần
Nghiên cứu tình huống, SV chia nhóm 4 hoặc 5 người,
30% Tuần 9-
Trang 52 trình bày và nộp báo cáo
Chấm điểm theo nhóm
Tuần 14
Thi
cuối
học kỳ
90 phút Thi viết và thi trắc nghiệm,
không sử dụng tài liệu
50% Tuần 16
hoặc 17
* Đối với học kỳ phụ:
Thành
phần
Thời lượng Tóm tắt biện pháp đánh giá
Trọng
số Thời điểm
Kiểm
tra lần
1
Buổi 6
Kiểm
tra lần
2
Nghiên cứu tình huống, SV chia nhóm 4 hoặc 5 người, trình bày và nộp báo cáo
Chấm điểm theo nhóm
Buổi 6
Thi
cuối
học kỳ
90 phút Thi viết và thi trắc nghiệm 50% Theo lịch
PĐT
3 Tính chính trực trong học thuật (academic integrity)
Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường đại học Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú trọng tại Đại học Hoa Sen Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:
3.1 Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm
tra cá nhân nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và tự làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào
Trang 63.2 Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của
người khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn nếu:
i Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có trích dẫn phù hợp
ii Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác
iii Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không có trích dẫn phù hợp
iv Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của một
đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác nhau
3.3 Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay
báo cáo nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau Báo cáo cuối kỳ của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này
Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào (kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ
(tham khảo Chính sách Phòng tránh Đạo văn tại: http://thuvien.hoasen.edu.vn/chinh-sach-phong-tranh-dao-van) Để nêu cao và giữ vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích
sinh viên báo cáo cho giảng viên và Trưởng Khoa những trường hợp gian lận mà mình biết được
I Phân công giảng dạy:
STT Họ và tên Email, Điện thoại,
Phòng làm việc
Lịch tiếp
SV
Vị trí giảng dạy
Thành
A108, CS2-Quang Trung
thanh.tranbao@hoasen.edu.vn
Theo lịch hẹn trước được công bố trong lớp
J Kế hoạch giảng dạy:
Đối với học kỳ chính:
Trang 7Buổi
Tựa đề bài giảng Tài liệu bắt buộc
/tham khảo
Công việc sinh viên phải hoàn thành
1/1 Làm quen giữa giáo viên với lớp Giới
thiệu, và các qui định chung khi học
Nhập môn hành vi tổ chức
Chương 1 Đọc rất kỹ đề cương
môn học và chuẩn bị câu hỏi về môn học
2/2 Hành vi cá nhân, các giá trị và cá tính Chương 2 SV Theo dõi, cập nhật
thông tin từ website của giáo viên GV hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm đối với các khó khăn của nhóm thông qua email, và trực tiếp tại văn phòng làm việc
Câu hỏi bài tập nhóm KHÔNG được trao đổi trên lớp!
3/3 Nhận thức và học hỏi trong tổ chức Chương 3
4/4 Các cảm xúc và thái độ nơi công sở Chương 4
5/5 Khích lệ nơi công sở Chương 5
6/6 Áp lực công việc và quản lý áp lực Chương 7
7/7 Thực hiện quyết định và sáng tạo Chương 8
8/8 Kiểm tra giữa kỳ + học các cơ sở của
đội nhóm năng động
Chương 9
9/9 Xây dựng đội nhóm hoạt động tốt Chương 10
10/10 Quyền lực và sự ảnh hưởng ở nơi làm
việc
Chương 12
11/11 Xung đột và đàm phán nơi công sở Chương 13
12/12 Phong cách lãnh đạo trong tổ chức Chương 14
13/13 Quản trị tổ chức thay đổi Chương 17
14/14 Thuyết trình những bài tập nhóm còn
lại
Nộp và Thuyết trình bài tập nhóm
15/15 Ôn tập, tranh luận, thảo luận Ôn tập
Tranh luận về một vài vấn đề đương thời về hành vi tổ chức
Đối với học kỳ phụ:
Tuần/
Buổi
Tựa đề bài giảng Tài liệu bắt buộc
/tham khảo
Công việc sinh viên phải hoàn
Trang 8thành
1/1 Làm quen giữa giáo viên với lớp Giới
thiệu, và các qui định chung khi học
Nhập môn hành vi tổ chức
Chương 1 Giới thiệu môn học,
nguồn tài liệu hỗ trợ, kiểm tra & đánh giá, qui định về làm bài tập và nộp bài
1/2 Hành vi cá nhân, các giá trị và cá tính Chương 2 SV Theo dõi, cập nhật
thông tin từ website của giáo viên GV hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm đối với các khó khăn của nhóm thông qua email, và trực tiếp tại văn phòng làm việc
Câu hỏi bài tập nhóm KHÔNG được trao đổi trên lớp!
2/3 Nhận thức và học hỏi trong tổ chức Chương 3
2/4 Các cảm xúc và thái độ nơi công sở Chương 4
3/5 Khích lệ nơi công sở Chương 5
3/6 Áp lực công việc và quản lý áp lực Chương 7
4/7 Thực hiện quyết định và sáng tạo Chương 8
4/8 Kiểm tra giữa kỳ + học các cơ sở của
đội nhóm năng động
Chương 9
5/9 Xây dựng đội nhóm hoạt động tốt Chương 10
5/10 Quyền lực và sự ảnh hưởng ở nơi làm
việc
Chương 12
6/11 Xung đột và đàm phán nơi công sở Chương 13
6/12 Phong cách lãnh đạo trong tổ chức Chương 14
7/13 Quản trị tổ chức thay đổi Chương 17
7/14 Thuyết trình những bài tập nhóm còn
lại
Nộp và Thuyết trình bài tập nhóm
8/15 Ôn tập, tranh luận, thảo luận Ôn tập
Tranh luận về một vài vấn đề đương thời về hành vi tổ chức