1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - Chương 4 ppsx

73 9K 69

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 594,5 KB

Nội dung

Định nghĩa: Cảm giác là một QTTL, phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của SVHT khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta và phản ánh trạng thái bên trong của c

Trang 1

Tâm lí đại cương

ThS.Bùi Kim ChiKhoa Luật hình sựTrường Đại học Luật Hà Nội

Trang 3

Cảm giác

I. Khái niệm chung về cảm giác

II. Các qui luật cơ bản của cảm giác

III. Phân loại cảm giác

Trang 4

Khái niệm chung về cảm giác

1.1 Định nghĩa:

Cảm giác là một QTTL, phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của SVHT khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của

ta và phản ánh trạng thái bên trong của cơ thể.

Trang 5

Khái niệm chung về cảm giác

- Ở con người CG là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất.

VD: “phức cảm hớn hở” của trẻ sơ sinh.

dưới ảnh hưởng của HĐ và GD, rèn luyện.

Sự khác nhau về chất giữa cảm giác của con người và cảm giác của con vật được người ta so sánh:

“Con kiến có khả năng nhìn tia tử ngoại, mắt đại bàng có khả năng nhìn rất xa nhưng trong các vật, mắt người nhìn thấy được nhiều điều hơn mắt kiến và mắt đại bàng vì con người có khả năng nhìn sâu”.

Trang 6

Khái niệm chung về cảm giác

 1.2.Đặc điểm của cảm giác:

- Cảm giác là một quá trình tâm lí.

- CG chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của SVHT.

- CG phản ánh HTKQ một cách trực tiếp, nghĩa

là với ĐK SVHT phải trực tiếp tác động vào giác quan của ta  đặc điểm này nói nên tính chất hạn chế của CG.

Trang 7

Khái niệm chung về cảm giác

- CG là hình thức định hướng đầu tiên của con người (và con vật)

- CG là nguồn cung cấp những nguyên liệu để con người tiến hành những hình thức NT cao hơn

-- CG là điều kiện quan trọng cho hoạt động tinh thần của con người

Trang 8

Các qui luật cơ bản của cảm giác

 2.1.Qui luật về ngưỡng cảm giác:

S yếu quá không gây nên CG, S mạnh quá dẫn đến mất CG Vậy muốn S gây ra được CG thì S phải đạt tới một giới hạn (cường độ) nhất định: giới hạn mà ở đó

S gây ra được CG thì gọi là ngưỡng CG

Có 2 loại ngưỡng CG:

+ Ngưỡng tuyệt đối

+ Ngưỡng sai biệt

I

Trang 9

Các qui luật cơ bản của cảm giác

- Ngưỡng tuyệt đối của CG:

* Ngưỡng tuyệt đối phía dưới của CG (ngưỡng phía dưới): là cường độ S tối thiểu đủ để gây được CG

* Ngưỡng tuyệt đối phía trên của CG (ngưỡng phía trên): là cường độ S tối đa mà ở đó vẫn còn gây được CG

Trang 10

Các qui luật cơ bản của cảm giác

- Ngưỡng sai biệt của CG:

Là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của 2 kích thích đủ để ta phân biệt được 2 kích thích

Ngưỡng sai biệt của mỗi CG là một hằng số

P P

K =

Trang 11

Các qui luật cơ bản của cảm giác

Ngưỡng phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với

độ nhạy cảm của CG và với độ nhạy cảm sai biệt:

+ Ngưỡng phía dưới càng nhỏ thì độ nhạy cảm của

CG càng cao

+ Ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao

1 P

E =

Trang 12

Các qui luật cơ bản của cảm giác

Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của CG cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ S: khi cường độ S tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ S giảm thì tăng độ nhạy cảm

Khả năng thích ứng của CG có thể được phát triển do

HĐ và rèn luyện

Trang 13

Các qui luật cơ bản của cảm giác

 2.3.Qui luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác:

Là sự kích thích yếu lên một CQPT này sẽ làm tăng

độ nhạy cảm của một CQPT kia, và ngược lại sự kích thích mạnh lên một CQPT này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một CQPT kia

VD: Một mùi thơm làm mắt ta tinh hơn

Qui luật tương phản:

Đó là sự thay đổi cường độ và chất lượng của CG dưới ảnh hưởng của một S cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời

Trang 14

Các qui luật cơ bản của cảm giác

Tương phản đồng thời:

Trang 15

Phân loại cảm giác

3.1 Những cảm giác bên ngoài

3.2 Những cảm giác bên trong

Trang 16

Những cảm giác bên ngoài

Cảm giác bên ngoài do kích thích từ bên ngoài cơ thể gây nên

Trang 17

Những cảm giác bên trong

Trang 18

Tri giác

I. Khái niệm chung về tri giác

II. Các qui luật cơ bản của tri giác

III. Phân loại tri giác

Trang 19

Khái niệm chung về tri giác

 Định nghĩa:

Tri giác là một QTTL phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của SVHT trong HTKQ khi chúng đang tác động trực tiếp lên các giác quan của ta

Tri giác giúp ta phản ánh cái bề ngoài của SVHT một cách trọn vẹn, tức là giúp ta biết cấu trúc của SVHT được phản ánh

Trang 20

Khái niệm chung về tri giác

 Đặc điểm của tri giác:

- TG phản ánh SVHT một cách trọn vẹn

Trang 21

Khái niệm chung về tri giác

Tri giác có khả năng phản ánh trọn vẹn vì:

+ Do tính trọn vẹn KQ của bản thân SVHT

+ Do não bộ và các BMPT có khả năng phản ánh hoàn chỉnh cùng với kinh nghiệm của bản thân

Trang 22

Khái niệm chung về tri giác

* Giống nhau:

- Đều là QTTL.

- Đều sử dụng các giác quan để nhận biết thế giới.

- Nội dung phản ánh đều mang tính chất bề ngoài chứ chưa phải những thuộc tính bên trong, bản chất.

- Đều phản ánh trực tiếp các SVHT, nghĩa là phản ánh những cái trong hiện tại, đang tác động vào ta lúc đó.

- Đều phản ánh SVHT một cách cá lẻ.

- ND phản ánh nói lên mặt này hay mặt khác của hiện thực tùy thuộc vào động cơ, MĐ, hứng thú, kinh nghiệm, tri thức, tâm thế của cá nhân.

Trang 23

Khái niệm chung về tri giác

 Vai trò của tri giác:

- TG là một ĐK quan trọng cho sự định hướng hành vi

và HĐ của con người trong MTXQ Hình ảnh của TG thực hiện chức năng là vật điều chỉnh các hành động

- Quan sát (hình thức TG cao nhất, tích cực, chủ động,

có MĐ) làm cho TG của con người khác xa với TG của con vật

- Quan sát biểu hiện như là một phương pháp NC chính

ở những giai đoạn đầu trong sự phát triển của bất cứ một khoa học nào

Trang 24

Các qui luật cơ bản của tri giác

 Qui luật về tính có đối tượng của tri giác:

ND phản ánh của TG nói lên bản thân SVHT

(Hình ảnh trực quan mà TG đem lại bao giờ cũng thuộc về một SVHT nhất định nào đó)

 Qui luật về tính trọn vẹn:

Khi TG một SVHT, dù chỉ mới phản ánh được một vài thuộc tính, hình ảnh nào đó, nhưng sản phẩm TG SVHT đó bao giờ cũng cho ta một hình ảnh tương đối trọn vẹn về nó

Trang 25

Các qui luật cơ bản của tri giác

 Qui luật về tính ổn định:

Tính ổn định của TG là khả năng phản ánh sự vật một cách không thay đổi dù TG lúc nào và trong bối cảnh nào

 Qui luật về tính có ý nghĩa của tri giác:

Hình ảnh của TG luôn có một ý nghĩa nhất định Khi

TG SVHT, con người hiểu nó tương ứng với các kiến thức đã tiếp thu được trước đây và với kinh nghiệm thực tiễn của mình (hiểu ý nghĩa của chúng) và gọi được tên SVHT đó trong óc

Trang 26

Các qui luật cơ bản của tri giác

 Qui luật về tính lựa chọn của tri giác:

Thực chất của qui luật này là QT tách đối tượng ra khỏi bối cảnh Vì vậy những SVHT nào (hay thuộc tính của SVHT nào) càng được phân biệt với bối cảnh thì càng được ta TG dễ dàng hơn, đầy đủ hơn

Khi cần TG đối tượng thì ta tách đối tượng ra khỏi bối cảnh

Ngược lại, khi cần ngụy trang một vật (đối tượng) ta hòa lẫn đối tượng vào bối cảnh để phá vỡ tính trọn vẹn của nó

Trang 27

Các qui luật cơ bản của tri giác

- Tính lựa chọn trong TG không có tính chất cố định, vai trò của ĐT và BC có thể giao hoán cho nhau

VD: TG những bức tranh 2 nghĩa nói lên điều này

Trang 28

Các qui luật cơ bản của tri giác

- Tính lựa chọn của TG phụ thuộc vào:

+ Đặc điểm của đối tượng: đối tượng có tính tương phản càng cao càng được ta TG nhiều hơn

+ Thái độ, động cơ, MĐ, nhu cầu, hứng thú, tâm thế, kinh nghiệm,… của người đang TG

+ Ngôn ngữ có tác dụng rất quan trọng trong sự lựa chọn của TG

Trang 29

Các qui luật cơ bản của tri giác

 Qui luật tổng giác:

Hiện tượng tổng giác là sự phụ thuộc của TG vào thái độ, động cơ, MĐ, nhu cầu, hứng thú, tâm thế, kinh nghiệm, tình cảm,…

Đây là một trong những qui luật quan trọng của TG

và quyết định khuynh hướng của TG Thực tế cho thấy nhiều khi người ta TG trên cơ sở kinh nghiệm trước đó

Trang 30

Phân loại tri giác

Có 3 tiêu chuẩn phân loại:

ngửi,…

* Dựa vào hình thức tồn tại của vật chất:

 Tri giác không gian:

Là sự phản ánh cái không gian tồn tại một cách KQ.

 Tri giác thời gian:

Là sự phản ánh độ dài thời gian KQ, tốc độ và thứ tự của các hiện tượng thực tế.

Trang 31

Phân loại tri giác

Trang 32

Phân loại tri giác

* Dựa vào ý thức của con người khi tri giác:

 Tri giác có chủ định:

Là sự TG có tổ chức, MĐ, kế hoạch về các SVHT Loại TG này còn gọi là quan sát

 Tri giác không chủ định:

Là TG xảy ra do đối tượng TG gây ra

Trang 33

Trí nhớ

I. Khái niệm chung về trí nhớ

II. Các quá trình cơ bản của trí nhớ

III. Các loại trí nhớ

Trang 34

Khái niệm chung về trí nhớ

Trang 35

Khái niệm chung về trí nhớ

 Vai trò của trí nhớ:

- TN giữ vai trò quan trọng đối với cuộc sống Nhờ có

TN mà con người phản ánh được những điều đã trải qua trước kia mà hiện tại không tác động lên nó Bất

cứ HĐ nào của con người cũng phải dựa vào TN

Xêtrênốp: “không có HĐ TN thì sẽ không có sự phát triển, con người mãi mãi trong tình trạng mới ra đời”

- Không có TN cũng không còn ý thức bản ngã và do

đó không còn nhân cách

Trang 36

Khái niệm chung về trí nhớ

Biểu tượng của trí nhớ:

BT được coi như là kết quả của TN và tưởng tượng

BT là sự làm hiện ra trong óc cá nhân một cách nguyên vẹn hoặc có sáng tạo những hình tượng của SVHT mà ta đã TG trước kia, nay SVHT đó không tác động trực tiếp vào CQ cảm giác nữa

- BT có tính chất trực quan như HT

BT có tính khái quát của khái niệm

Trang 37

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

Trí nhớ gồm các quá trình:

- QT ghi nhớ (tạo vết)

- QT giữ gìn (củng cố vết)

- QT tái hiện (từ dấu vết làm sống lại hình ảnh)

- QT quên (không tái hiện được)

Trang 38

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

 Ghi nhớ:

Là một QT của TN, nhờ có ghi nhớ mà một tài liệu nào đó được giữ lại trong ý thức chúng

ta, bằng cách gắn liền tài liệu đó với những kiến thức hiện có.

Ghi nhớ phụ thuộc vào:

- Động cơ, MĐ hành động: con người ghi nhớ trước hết những đối tượng mà trên đó con người thực hiện hành động của mình Không phải những đối tượng được đặt cạnh nhau một cách đơn giản đều được ghi nhớ như nhau, mà vấn đề là ở chỗ con người làm gì với những đối tượng ấy mới có ý nghĩa quyết định

- Biện pháp ghi nhớ:

+ Ghi nhớ “máy móc”: chủ yếu dựa vào những MLH bề ngoài, không hiểu ND tài liệu.

VD: • Học vẹt, tụng kinh để ghi nhớ.

• Tạo ra MLH bề ngoài giữa các phần của tài liệu để ghi nhớ.

 ĐK cơ bản để ghi nhớ máy móc là lặp đi lặp lại nhiều lần tài liệu.

 Ghi nhớ máy móc dựa trên cơ sở không hiểu ND tài liệu, nên trí nhớ trong trường hợp này gồm những tài liệu không có liên quan gì với nhau.

Trang 39

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

+ Ghi nhớ “ý nghĩa” (ghi nhớ lôgíc): ghi nhớ bản thân lôgíc tài liệu (ghi nhớ tài liệu diễn ra trên cơ sở hiểu bản chất của nó).

+ Ghi nhớ có chủ định: ghi nhớ có MĐ, có nhiệm vụ phải ghi nhớ, có biện pháp và KH ghi nhớ.

Trang 40

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

 Tái hiện:

Là một QT trí nhớ, trong đó những ND đã ghi lại trước đây được làm sống lại

- Nhận lại:

Là HT tái hiện trong đó hiện lên trong trí óc ta hình ảnh của SVHT trước kia đã TG, nay lại gặp lại SVHT đó.

Trang 41

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

- Nhớ lại:

Là HT tái hiện trong đó làm hiện lên trong trí

óc ta hình ảnh của SVHT đã TG trước kia, nay SVHT đó không gặp nữa.

Trang 42

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

- Hồi tưởng:

Là một hình thức tái hiện đòi hỏi chúng ta phải cố gắng rất nhiều mới có thể nhớ lại được những điều cần thiết

Trang 43

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

 Quên và cách chống quên:

- Quên:

Là không tái hiện lại được ND đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết.

Đặc điểm của sự quên:

+ Quên không như nhau: những cái không bản chất quên trước, cái bản chất quên sau.

+ Có trường hợp quên là cần thiết.

+ Chi tiết quên trước, ý chính quên sau.

+ Nhịp độ quên phụ thuộc vào ND và khối lượng tài liệu.

Trang 44

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

Cách chống quên (cách giữ gìn tri thức trong trí nhớ): + Biện pháp chống quên có hiệu quả nhất là gắn ND cần ghi nhớ vào HĐ của cá nhân

+ Nên ghi nhớ một tài liệu, SK bằng nhiều giác quan + Nên ôn tập có KH và theo những nguyên tắc sau:

• Phải tiến hành ôn tập ngay sau khi ghi nhớ tài liệu,

vì theo QL quên thì tốc độ quên tiến triển rất nhanh ngay sau khi ghi nhớ tài liệu và giảm dần về sau

Trang 45

Các quá trình cơ bản của trí nhớ

Trang 46

Tư duy

I. Khái niệm chung

II. Quá trình tư duy

III. Phân loại tư duy

Trang 47

Khái niệm chung về tư duy

 Định nghĩa:

TD là một QTTL phản ánh những thuộc tính bản chất, những MLH và QH bên trong có tính chất qui luật mà ta chưa biết.

Trang 48

Khái niệm chung về tư duy

 Đặc điểm của tư duy:

Trang 49

Khái niệm chung về tư duy

ĐK để tình huống có vấn đề kích thích HĐTD:

giải quyết.

+ Chủ thể hình thành nhiệm vụ tư duy.

- Tính gián tiếp của tư duy:

+ TD phản ánh bằng ngôn ngữ ; thông qua máy móc (nhiệt kế, đồng hồ)

Trang 50

Khái niệm chung về tư duy

- Tính trừu tượng và tính khái quát của TD:

Tính trừu tượng: là khả năng gạt bỏ khỏi SVHT những dấu hiệu không cơ bản, chỉ giữ lại những dấu hiệu bản chất nhất, chung cho nhiều SVHT

VD: Đặc điểm cơ bản của người PNVN thời chống Mĩ cứu nước là 8 chữ vàng:

“Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”  đó là cái bản chất

Trang 51

Khái niệm chung về tư duy

Tính khái quát: là khả năng bao quát tất cả các SVHT riêng lẻ khác nhau vào cùng một nhóm, một loại, một phạm trù trên cơ sở cùng có chung những thuộc tính bản chất

Lưu ý: Khái quát là cái chung, đồng thời là cái bản chất Mọi cái bản chất đều là cái chung, nhưng không phải mọi cái chung đều là bản chất

Trang 52

Khái niệm chung về tư duy

- TD quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ:

TD không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào TD MQH giữa TD và ngôn ngữ là MQH giữa ND và hình thức.

Trang 53

-Khái niệm chung về tư duy

- TD và NTCT có MQH mật thiết với nhau:

Trang 54

Quá trình tư duy

Sơ đồ của K.K.Platônốp:

NT vấn đề Xuất hiện LT các KN, hiểu biết đã có

Trang 55

Quá trình tư duy

 Các thao tác cơ bản của một QTTD:

- Phân tích – tổng hợp:

+ Phân tích:

Là QT con người dùng trí óc để chia nhỏ đối tượng

ra thành những dấu hiệu, những thuộc tính, bộ phận, nhằm NT đối tượng sâu sắc hơn

+ Tổng hợp:

Là QT con người dùng trí óc để hợp nhất nhiều thuộc tính, dấu hiệu, bộ phận,… thành một chỉnh thể

Trang 56

Quá trình tư duy

Trang 57

Quá trình tư duy

+ Trừu tượng hóa:

Là QT con người dùng trí óc để gạt bỏ những dấu hiệu, thuộc tính, QH,… không cơ bản, không cần thiết, không liên quan đến hướng giải quyết và chỉ giữ lại những yếu tố nào cần thiết cho nhiệm vụ TD.

+ Khái quát hóa:

Là QT dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại trên cơ sở có chung những dấu hiệu, thuộc tính, QH,… nhất định

Trang 58

Quá trình tư duy

 Sản phẩm của quá trình tư duy:

Là khái niệm, phán đoán, suy lí

Trang 59

Quá trình tư duy

- Phán đoán:

Nhằm trả lời (khẳng định hay phủ định) vấn đề nào

đó do người khác hay tự mình đặt ra

Trang 60

Phân loại tư duy

Là loại TD vừa dùng tay vận dụng đồ vật, vừa suy nghĩ

để giải quyết NV Loại TD này có ở cả động vật cao cấp

Nó có ở tất cả các lứa tuổi, phổ biến ở trẻ nhỏ

Là loại TD không nhất thiết phải cầm nắm bằng tay,

mà dựa vào các hình ảnh trong kinh nghiệm đã có để giải quyết NV mới

Trang 61

Phân loại tư duy

TD trừu tượng:

Là loại TD dựa vào việc sử dụng các tri thức trừu tượng (khái niệm, kết cấu lôgíc,…) để giải quyết NV

Ngày đăng: 23/07/2014, 22:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ của K.K.Platônốp: - Bài giảng TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - Chương 4 ppsx
Sơ đồ c ủa K.K.Platônốp: (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w