1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI pptx

19 760 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 276,48 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang 1.1 Sự cần thiết, mục tiêu, đối tượng của việc thẩm định dự án cho vay dài hạn 4 1.2.1 Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu 5 1.2.5 Thẩm định các chỉ tiêu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Đề tài:

“Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư

cho vay dài hạn của ngân hàng thương mại”

Giảng viên hướng dẫn: TS Lại Tiến Dĩnh

Học viên thực hiện: Trần Phương Thảo

Lớp: Ngân hàng 4 – ngày 1 Cao học Khóa 17

Tp Hồ Chí Minh 2009

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

1.1 Sự cần thiết, mục tiêu, đối tượng của việc thẩm định dự án

cho vay dài hạn

4

1.2.1 Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu 5

1.2.5 Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu

9

Chương II Thực trạng thẩm định và cho vay dài hạn tại Chi nhánh

Ngân hàng Công thương tỉnh Tiền Giang

12

2.1 Sơ lược về Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Tiền

Giang

12

2.2 Thực trạng thẩm định và cho vay dài hạn tại Chi nhánh

Ngân hàng Công thương tỉnh Tiền Giang

12

Chương III Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu

tư trong quyết định cho vay dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Tiền Giang

16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cho vay hay đầu tư sinh lợi từ tiền đã huy động được là lẽ sống còn của các Ngân hàng thương mại Cho vay hay đầu tư vào các loại tài sản nào cũng đều là hoạt động kiếm lợi nhuận Giữa cho vay và đầu tư cơ bản là giống nhau nhưng có một số khác biệt nhỏ, do đó đôi khi người ta cũng gọi chung cả hai hoạt động trên vào một từ là “đầu tư” Khi ngân hàng đầu tư tiền vốn vào một thương vụ hoặc cho người sản xuất kinh doanh và tiêu dùng vay, nó trở thành chủ nợ còn các đối tượng kia là những người vay nợ Do đó, các khoản đầu tư trên biến thành tài sản có của ngân hàng Càng đầu tư nhiều càng sinh lãi nhiều từ vốn đã huy động, nếu không đầu tư được sẽ phải bị lỗ vì phải trả lãi cho tài sản nợ

Ngân hàng Thương mại là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, bất cứ thành phần nào vay tiền của ngân hàng đều trở thành con nợ của ngân hàng Do đó, con nợ của ngân hàng có thể là mọi người dân ở trong nước và ngoài nước Ngân hàng có rất nhiều cách để đầu tư tiền Sự khác nhau giữa các loại đầu tư này hình thành nên sự khác nhau trong tài sản có của ngân hàng thương mại, nói cách khác sự đa dạng trong tài sản có phản ảnh sự đa dạng trong các loại hình đầu tư của ngân hàng Trong tiểu luận này, xin nghiên cứu về công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay dài hạn của ngân hàng thương mại – lý luận chung và thực trạng thẩm định và cho vay dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Tiền Giang đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay dài hạn của Chi nhánh

Trang 4

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH VÀ CHO VAY DÀI HẠN

1.1 Sự cần thiết, mục tiêu, đối tượng của việc thẩm định dự án đầu tư cho vay dài hạn

Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ một năm đến năm năm và cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ năm năm trở lên Mục đích cho vay trung và dài hạn (sau đây gọi chung là vay dài hạn) là nhằm đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư Ngoài ra ngân hàng cũng có thể cấp các khoản tín dụng dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên của doanh nghiệp Thực tế các khoản tín dụng dài hạn nhằm mục đích đầu tư vào các dự án đầu tư

Dưới góc độ khách hàng, các doanh nghiệp có nhu cầu vay dài hạn nhằm để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư vào một phần tài sản lưu động thường xuyên, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu và

nợ dài hạn) để tài trợ cho những loại tài sản này, nhưng do nguồn vốn chủ sở hữu có giới hạn nên các doanh nghiệp thường phải sử dụng đến nguồn vốn vay dài hạn Doanh nghiệp có thể vay dài hạn thông qua ngân hàng hoặc thông qua việc phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trường vốn Do vậy, doanh nghiệp vay dài hạn không phải là nguồn vốn duy nhất có thể huy động được để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định

Dưới góc độ ngân hàng, tín dụng dài hạn là một hình thức cấp tín dụng góp phần đem lại lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng Do đó, tín dụng dài hạn là một loại “sản phẩm” mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng vì mục đích lợi nhuận, giúp cho ngân hàng thấy được trách nhiệm của mình phục vụ khách hàng được tốt hơn đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Để vay vốn dài hạn của ngân hàng, khách hàng phải lập và nộp bộ hồ sơ vay vốn dài hạn (dự án đầu tư vốn dài hạn) Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để ngân hàng xem xét và quyết định cho doanh nghiệp vay vốn dài hạn Nhìn chung một dự

án đầu tư thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau: (i) giới thiệu chung về khách hàng vay vốn và về dự án; (ii) phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án; (iii) phân tích sự khả thi về mặt tài chính của dự án; (iiii) phân tích các yếu tố kinh tế-xã hội của dự án Trong những nội dung trên thì việc phân tích tính khả thi về tài chính của

dự án rất quan trọng vì dựa vào đây ngân hàng có thể phân tích và đánh giá khả năng trả nợ và lãi của khách hàng Để thấy được tính khả thi về tài chính của dự án khách hàng phải nêu được những căn cứ sau: (i) phân tích và đánh giá tình hình nhu

Trang 5

cầu thị trường và giá cả tiêu thụ để làm căn cứ dự báo doanh thu từ dự án; (ii) phân tích và đánh giá tình hình thị trường và giá cả chi phí để làm căn cứ dự báo chi phí đầu tư ban đầu và chi phí trong suốt quá trình hoạt động của dự án; (iii) phân tích và

dự báo dòng tiền ròng thu được từ dự án; (4i) phân tích và dự báo chi phí huy động vốn cho dự án; (5i) xác định các chỉ tiêu NPV, IRR, PP dùng để đánh giá và quyết định tính khả thi về tài chính của dự án; (6i) nếu dự án lớn và phức tạp cần có thêm các phân tích về rủi ro thực hiện dự án như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống

và phân tích mô phỏng

Thẩm định tín dụng trước khi quyết định cho vay là điều cần thiết nhằm mục tiêu đánh giá chính xác và trung thực khả năng sinh lời, hiệu quả thực sự của dự án, qua đó xác định được khả năng thu hồi nợ khi ngân hàng cho vay để đầu tư vào dự

án

1.2 Các nội dung thẩm định dự án đầu tư

Quy trình phân tích và ra quyết định đầu tư của khách hàng dựa vào việc phân tích các chỉ tiêu NPV, IRR và PP Nhưng việc xác định các chỉ tiêu này lại tùy thuộc vào mức độ chính xác của các ước lượng ngân lưu và suất chiết khấu mà mức

độ chính xác của ước lượng ngân lưu lại phụ thuộc vào các thông số được sử dụng

để dự báo thị trường, doanh thu và chi phí sản xuất

1.2.1 Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu

Các thông số dự báo thị trường là những thông số dùng làm căn cứ để dự báo tình hình thị trường và thị phần của doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường, qua đó

có thể ước lượng đượ doanh thu của dự án Các thông số dự báo thị trường sử dụng khác nhau tùy theo từng ngành và từng loại sản phẩm, các thông số thường gặp bao gồm: dự báo tăng trưởng của nền kinh tế; tỷ lệ lạm phát; kim ngạch xuất khẩu; tốc

độ tăng giá; nhu cầu của thị trường về loại sản phẩm dự án sắp đầu tư; ước lượng thị phần của doanh nghiệp; công suất máy móc thiết bị, Các loại thông số này có thể thu thập từ dự báo kinh tế vĩ mô và kết quả nghiên cứu thị trường

1.2.2 Thẩm định các thông số xác định chi phí

Các thông số này rất đa dạng và thay đổi tùy theo đặc điểm công nghệ sử dụng trong từng loại dự án Các thông số thường dùng để làm cơ sở xác định chi phí bao gồm: công suất máy móc thiết bị; định mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, sử dụng lao động, ; đơn giá các loại chi phí; phưong pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao;

1.2.3 Thẩm định dòng tiến (ngân lưu) của dự án

Ngân lưu là bảng dự báo thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu hay dòng tiền vào và thực chi hay dòng tiền ra của

dự án tính theo năm

Trang 6

Dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án ở vào thời điểm cuối năm có nghĩa là dòng tiền sử dụng để phân tích dự án là dòng tiền cuối kỳ và được gọi là dòng tiền

kỳ vọng Do đó, khi thẩm định ngân lưu phải xem xét khách hàng có đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trên cơ sở ngân lưu hay không? Sở dĩ phải thẩm định ngân lưu vì lợi nhuận không phản ánh chính xác thời điểm thu và chi tiền của dự án vì vậy không phản ánh một cách chính xác tổng lợi ích của dự án theo thời giá tiền tệ

1.2.3.1.Thẩm định cách thức xử lý các loại chi phí khi ước lượng ngân lưu 1.2.3.1.1 Chi phí cơ hội

Là những khoản thu nhập mà doanh nghiệp phải mất đi do sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp vào dự án Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào dòng ngân lưu vì đó là một khoản thu nhập mà doanh nghiệp phải mất đi khi thực hiện dự án Do đó, khi thẩm định cần chú ý xem khách hàng có tính loại chi phí này vào ngân lưu không?

1.2.3.1.2 Chi phí chìm

Là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án nên dù

dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã xảy ra, do đó, chi phí chìm không được tính vào ngân lưu của dự án Khi thẩm định cần chú ý cách xử lý các loại chi phí này vì thường khách hàng vẫn tính luôn các loại chi phí này vào ngân lưu

1.2.3.1.3 Chi phí lịch sử

Là chi phí cho những tài sản sẵn có của doanh nghiệp được sử dụng cho dự

án Chi phí này có được tính vào ngân lưu hay không tùy thuộc vào chi phí cơ hội của tài sản Nếu chi phí cơ hội bằng không thì không tính, nhưng nếu tài sản có chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào ngân lưu của dự án như trường hợp chi phí cơ hội Khi thẩm định cần chú ý loại chi phí này thường bị khách hàng bỏ qua khi ước lượng ngân lưu

1.2.3.1.4 Nhu cầu vốn lưu động

Là nhu cầu vốn dự án phải chi để tài trợ cho nhu cầu tồn quỹ tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho sau khi trừ các khoản bù đắp từ các khoản phải trả Khi thẩm định cần chú ý xem khách hàng có tính đến vốn lưu động hay không và dòng tiền từ thay đổi nhu cầu vốn lưu động qua các năm phải được tính thêm vào khi thẩm định ngân lưu của dự án

1.2.3.1.5 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa vào bảng dự báo kết quả kinh doanh và được tính vào ngân lưu ra của dự án

Trang 7

1.2.3.1.6 Các chi phí gián tiếp

Khi dự án được thực hiện có thể làm tăng chi phí gián tiếp của doanh nghiệp

vì vậy chi phí gián tiếp tăng thêm này cũng phải được tính toán xác định và đưa vào ngân lưu của dự án

1.2.3.1.7 Dòng tiền tăng thêm

Khi xem xét một dự án của doanh nghiệp đang hoạt động thì lợi ích và chi phí của dự án đều được xác định trên cơ sở lợi ích và chi phí tăng thêm trong trường hợp có dự án so với trường hợp không có dự án

1.2.3.2 Thẩm định cách xử lý lạm phát

Lạm phát sẽ làm tăng chi phí thực tế và thu nhập thực tế của dự án đồng thời cũng làm tăng chi phí cơ hội của vốn Khi thẩm định phải chú ý xem khách hàng có

xử lý lạm phát ảnh hưởng đồng thời lên doanh thu và chi phí ước lượng ngân lưu hay không?

1.2.3.3 Tách biệt quyết định đầu tư và quyết định tài trợ

Dự án có thể được thực hiện một phần từ vốn vay, một phần từ vốn các cổ đông Khi thẩm định dự án theo quan điểm tổng đầu tư, do đó, để đánh giá đúng thực chất hiệu quả dự án nên xem xét dự án trong điều kiện loại bỏ hoàn toàn tác động của việc tài trợ Khi đó, không đưa giá trị các khoản vay, giá trị trả nợ gốc và lãi vay vào ngân lưu dự án và điều này giúp loại bỏ tác động đòn bẩy tài chính và tách bạch giữa quyết định đầu tư với quyết định tài trợ vốn

1.2.3.4 Phương pháp ước lượng ngân lưu

Có hai phương pháp ước lượng ngân lưu

+ Phương pháp trực tiếp

Ngân lưu hoạt động bao gồm dòng tiền vào tạo ra từ các hoạt động của dự án trừ dòng tiền ra chi cho hoạt động của dự án Khi thẩm định cần chú ý xem khách hàng xử lý từng yếu tố cấu thành ngân lưu vào và ngân lưu ra có chính xác trước khi xác định ngân lưu ròng hay không?

+ Phương pháp gián tiếp

Ngân lưu hoạt động bao gồm lợi nhuận sau thuế cộng khấu hao trừ chi phí tiếp tục đầu tư (nếu có) và cộng hoặc trừ thay đổi nhu cầu vốn lưu động Khi thẩm định cần chú ý thường hai bộ phận chi tiếp tục đầu tư và thay đổi vốn lưu động ròng dễ

bị bỏ sót

1.2.4 Thẩm định chi phí sử dụng vốn

Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư là suất chiết khấu của dự án Một dự án có NPV dương khi suất sinh lợi mang lại từ dự

án vượt quá suất sinh lợi yêu cầu đối với dự án Suất sinh lợi yêu cầu của một dự án phải bằng với suất sinh lợi mang lại từ việc đầu tư vào một tài sản có độ rủi ro

Trang 8

tương đương trên thị trường tài chính Do đó, suất sinh lợi tối thiểu chính là chi phí

sử dụng vốn của dự án

Suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là cái giá mà doanh nghiệp phải trả khi đầu tư vào dự án hay suất sinh lợi mà các nhà đầu tư đòi hỏi từ chứng khoán của doanh nghiệp nếu rủi ro của dự án bằng với rủi ro của doanh nghiệp Chi phí sử dụng vốn sẽ được xác định trên thị trường vốn và phụ thuộc vào rủi ro của doanh nghiệp hoặc rủi ro của dự án

1.2.4.1 Thẩm định cách xác định chi phí sử dụng từng bộ phận vốn

Chi phí sử dụng vốn bộ phận là chi phí doanh nghiệp hoặc dự án phải trả khi huy động nguồn vốn đó Chi phí sử dụng vốn bộ phận bao gồm: chi phí sử dụng nợ

và chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu

1.2.4.1.1 Thẩm định cách tính chi phí sử dụng nợ

Doanh nghiệp có thể huy động nợ dưới hình thức vay các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếu vay nợ trực tiếp trên thị trường vốn

1.2.4.1.2 Thẩm định cách tính chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi

Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi chính là chi phí doanh nghiệp phải trả cho việc huy động vốn cổ phần ưu đãi Khi thẩm định cần lưu ý khách hàng dễ bỏ qua chi phí phát hành dẫn đến ước lượng chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đã thấp hơn so với thực tế

1.2.4.1.3 Thẩm định cách tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường

Xác định suất sinh lời yêu cầu của chủ sở hữu theo hai cách như sau:

+ Mô hình tăng trưởng cổ tức Sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức để ước lượng chi phí sử dụng vốn cổ phần thường có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng Nhưng có nhược điểm là không thể áp dụng đối với những doanh nghiệp không chia cổ tức và cũng không phù hợp khi phải giả định một tỷ lệ tăng trưởng cổ tức nhất định Bên cạnh đó, phưong pháp này không thể hiện một cách rõ ràng mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro cũng như mức độ điều chỉnh rủi ro đối với suất sinh lời yêu cầu của từng dự án

+ Mô hình định giá tài sản vốn được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp không chia cổ tức Để vận dụng được mô hình này cần phải biết được các yếu tố như lãi suất phi rủi ro, lãi suất đền bù rủi ro thị trường và ước lượng một hệ số beta tương đương Mô hình này cho thấy sự điều chỉnh trực tiếp lợi nhuận và rủi ro của tài sản Tuy nhiên, để ước lượng hệ số beta phải dựa vào các tài liệu quá khứ để xác định

Trong thực tế hai phương pháp cho kết quả khác nhau, khi sử dụng thường lấy trung bình giữa các kết quả ước lượng

Trang 9

1.2.4.2 Thẩm định cách tính chi phí sử dụng vốn trung bình

Chi phí sử dụng vốn trung bình của một dự án chính là chi phí cơ hội của vốn được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận yêu cầu và có đơn vị tính bằng tỷ lệ phần trăm Khi thẩm định chi phí sử dụng vốn trung bình, khách hàng thường không sử dụng công thức tính trung bình có trọng số và sử dụng chi phí này làm chiết khấu

mà chỉ lấy lãi vay ngân hàng làm suất chiết khấu

1.2.5 Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư

Khi quyết định cho vay ngân hàng dựa vào các chỉ tiêu đánh giá dự án như là NPV, IRR, PP hay PI Do đó, ngân hàng cần thẩm định các chỉ tiêu này để xác định

rõ thực chất của dự án

1.2.5.1 Thẩm định cách tính chỉ tiêu hiện giá ròng (NPV)

Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho doanh nghiệp Giá trị hiện tại ròng

là tổng hiện giá ngân lưu ròng của dự án với suất chiết khấu thích hợp Dự án được đầu tư khi NPV lớn hơn 0 vì chỉ khi đó thu nhập từ dự án mới đủ trang trải chi phí

và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư và dự án bị bác bỏ khi NPV nhỏ hơn 0 Khi phải lựa chọn các dự án thì dự án nào có NPV cao nhất sẽ được lựa chọn Sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá dự án có ưu điểm là có tính đến thời giá của tiền tệ, xem xét toàn bộ ngân lưu của dự án, đơn giản và có thể so sánh các dự án có quy mô khác nhau

1.2.5.2 Thẩm định cách tính và sử dụng chỉ tiêu suất sinh lợi nội bộ (IRR)

Suất sinh lợi nội bộ là suất chiết khấu để NPV của dự án bằng 0 Suất sinh lợi nội bộ (IRR) chính là suất sinh lợi thực tế của dự án đầu tư, do đó, một dự án được chấp nhận khi suất sinh lợi thực tế bằng hoặc cao hơn suất sinh lợi yêu cầu (suất chiết khấu) Theo tiêu chuẩn IRR thì dự án được chấp nhận là dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng suất sinh lợi yêu cầu và suất sinh lợi yêu cầu được chọn chính là chi phí

sử dụng vốn trung bình Sử dụng chỉ tiêu IRR để đánh giá dự án có ưu điểm là có tính đến thời giá tiền tệ, có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu và có tính đến toàn bộ ngân lưu Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có nhược điểm là một dự án

có nhiều IRR và loại trừ nhau khi xếp hạng các dự án

Khi thẩm định cần chú ý những sai sót có thể xảy ra như: (i) kết luận dự án có hiệu quả khi thấy IRR>0, nhưng IRR>0 chưa chắc dự án có hiệu quả, khi sử dụng IRR để đánh giá dự án cần chọn tỷ suất ngưỡng để so sánh, đứng trên quan điểm ngân hàng thì tỷ suất ngưỡng phù hợp được chọn chính là chi phí sử dụng vốn trung bình WACC; (ii) chấp nhận đầu tư dự án khi IRR lớn hơn lãi suất ngân hàng, nhưng đầu tư vào dự án rủi ro hơn là rủi ro gởi tiền vào ngân hàng, do đó, sẽ là sai lầm khi

sử dụng lãi suất ngân hàng làm tỷ suất ngưỡng để ra quyết định đầu tư dự án

Trang 10

1.2.5.3 Thời gian hoàn vốn (PP)

Thời gian hoàn vốn là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi

là ngưỡng thời gian hoàn vốn

1.2.5.3.1 Thời gian hoàn vốn không chiết khấu

Là số năm hay thời gian hoàn vốn của dự án Ưu điểm của chỉ tiêu hoàn vốn là đơn giản, nó thể hiện khả năng thanh khoản và rủi ro của dự án, nếu thời gian hoàn vốn ngắn cho thấy tính thanh khoản của dự án cao và rủi ro đối với vốn đầu tư của

dự án thấp; nhưng có nhược điểm là không xem xét dòng ngân lưu sau thời gian hoàn vốn, vì vậy sẽ gặp sai lầm khi lựa chọn và xếp hạng dự án theo tiêu chuẩn này Mặt khác, thời gian hoàn vốn không quan tâm đến thời giá của tiền tệ và mang tính chủ quan, không có cơ sở để xác định

1.2.5.3.2 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu

Nhằm khắc phục nhược điểm không quan tâm đến thời giá của tiền tệ chúng ta tính chỉ tiêu thời gian hoàn vốn có chiết khấu, việc tính toán giống như thời gian hoàn vốn không chiết khấu nhưng dựa trên dòng ngân lưu có chiết khấu

1.2.5.4 Suất sinh lợi bình quân trên giá trị sổ sách

Suất sinh lợi bình quân trên giá trị sổ sách được xác định dựa vào lợi nhuận ròng bình quân hàng năm chia cho giá trị sổ sách ròng bình quân của vốn đầu tư Giá trị sổ sách ròng bình quân của vốn đầu tư bằng tổng giá trị còn lại trên sổ sách của vốn đầu tư (giá trị còn lại của tài sản cố định) chia cho thời gian sử dụng

Chỉ tiêu này được so sánh với suất sinh lợi trên sổ sách bình quân thực tế của doanh nghiệp hoặc với suất sinh lợi bình quân ngành Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản, nhưng nhược điểm là không xem xét đến thời giá tiền tệ do chỉ dựa vào lợi nhuận bình quân chứ không quan tâm đến quy mô lợi nhuận ở những năm khác nhau, mặt khác, quy mô lợi nhuận ở những năm khác nhau lại phản ảnh không chính xác thu nhập thực tế của dự án vì nó phụ thuộc vào phương pháp và thời gian tính khấu hao

1.2.5.5 Chỉ số lợi nhuận (PI)

Chỉ tiêu lợi nhuận hay còn gọi là tỷ số lợi ích – chi phí là tỷ số giữa tổng hiện giá của lợi ích ròng chia cho tổng hiện giá của chi phí đầu tư ròng của dự án Chỉ tiêu PI cũng có những ưu nhược điểm như chỉ tiêu NPV, tuy nhiên NPV là một số

đo tuyệt đối lợi nhuận hay số của cải gia tăng từ một dự án, trong khi PI là số đo tương đối biểu thị của cải tạo ra trên một đồng đầu tư

Ngày đăng: 23/07/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w