1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

kỹ năng tiếp cận khách hàng

24 2,5K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 316,24 KB

Nội dung

sổ tay thực tập nghề nghiệp II, chuyên ngành 3: Kỹ năng tiếp cận khách hàng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Dự án giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp

Việt Nam – Hà Lan

Dành cho sinh viên ngành CÔNG NGHỆ Rau-Hoa-Quả & Cảnh Quan

Người biên soạn:

PGS.TS Phạm Thị Hương

Bộ môn Rau-Quả-Hoa cây cảnh

HÀ NỘI, 4/2009

Trang 2

9 Phụ lục 2 Thời gian biểu dự kiến cho đợt thực tập nghề nghiêp II 18

13 Phụ lục 6 Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sinh viên thực tập nghề

nghiệp II

23

Trang 3

1 GIỚI THIỆU

Thực tập nghề nghiệp II (TTNNII) là một trong hai đợt thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp-ứng dụng ngành Công nghệ Rau-Hoa-Quả & Cảnh quan ở trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sau khi hoàn thành đợt thực tập nghề nghiệp I theo nhóm ở học kỳ 4 sinh viên

đã có kinh nghiệm để tiến hành đợt TTNNII một cách độc lập theo chuyên ngành đã lựa chọn TTNNII được thiết kế ở học kỳ 6 trong chương trình đào tạo với mục tiêu là tạo cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của mình từ thực tiễn của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Maketing và thương mại

Đợt TTNNII trong chuyên ngành 3 “Kỹ năng tiếp cận khách hàng” cho sinh viên học hỏi, bổ sung kiến thức, cập nhật thông tin về thực tiễn kinh doanh, rèn luyện kỹ năng tiếp cận khách hàng, kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh

Ngoài ra, sinh viên có cơ hội tìm hiểu bộ máy tổ chức, quản lý, các hoạt

động kinh doanh, chiến lược và phương hướng phát triển maketing các sản phẩm nghề vườn của doanh nghiệp nơi sinh viên thực tập

Giống như Sổ tay Thực tập nghề nghiệp I bản hướng dẫn này cung cấp

cho sinh viên, giáo viên hướng dẫn, những người quản lý đào tạo những thông tin cần thiết về mục đích và cách thức tổ chức thực hiện đợt thực tập nghề nghiệp II thuộc chuyên ngành 3 Một số biểu mẫu cũng được giới thiệu ở phần phụ lục để sinh viên và giáo viên hướng dẫn có thể sử dụng một cách dễ dàng, tiện lợi trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực tập, viết báo cáo kết quả và đánh giá kết quả thực tập của sinh viên

Thời gian 3 tuần thực tập tại cơ sở là khoảng thời gian ngắn nhưng rất quan trọng đối với mỗi sinh viên để đạt được các mục tiêu đặt ra Các công việc khác như xây dựng kế hoạch thực tập, liên hệ địa điểm thực tập, xử lý số liệu, viết báo cáo, tổng kết và đánh giá kết quả được tiến hành trước và sau đợt thực tập

Trang 4

đòi hỏi việc tổ chức mạng lưới lưu thông hàng hóa, dịch vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp để nhanh chóng đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, giảm thiểu hư hại và xuống cấp sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhờ đó giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy sản xuất phát triển

Maketing các sản phẩm nghề vườn đòi hỏi các doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ hiểu biết rõ về đặc thù của sản phẩm và dịch vụ nghề vườn, từ đó đưa ra các chiến lược maketing phù hợp với từng nhóm sản phẩm và nhóm khách hàng mục tiêu Chính vì vậy, đợt thực tập này tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu sâu

về thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nghề vườn và cảnh quan, từ đó vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế Ngoài ra, trong quá trình thực tập tại cơ sở sinh viên có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về chuyên ngành đã lựa chọn, cách tổ chức kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp, thực hành kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp, tạo dựng các mối quan hệ cá nhân lâu dài tạo tiền đề cho các hoạt động nghề nghiệp trong tương lai (tìm kiếm

cơ hội cho thực tập tốt nghiệp, làm đồ án, xin việc làm vv )

Trong thời gian thực tập nghề nghiệp tại cơ sở sinh viên có thể thực hành các kỹ năng cơ bản trong tiếp cận khách hàng, có cơ hội thực hành tư vấn cho cơ

sở nơi sinh viên thực tập một số vấn đề liên quan đến maketing các sản phẩm, dịch vụ nghề vườn và cảnh quan

2.2 Mục tiêu

2.2.1 Mục tiêu chung

Thực tập nghề nghiệp II chuyên ngành 3 giúp sinh viên:

- Hiểu rõ về chiến lược, thực trạng và xu thế kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực nghề vườn và cảnh quan, chiến lược và phương pháp tiếp cận khách hàng, nâng cao hiểu biết và củng cố thêm những kiến thức đã học về thực tiễn maketing các sản phẩm nghề vườn và cảnh quan

- Rèn luyện kỹ năng về: phân tích nhu cầu và thị hiếu khách hàng, phát triển chiến lược maketing, các công cụ xúc tiến bán hàng, kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh phù hợp với bối cảnh cụ thể vận dụng kiến thức đã học

2.2.2 Mục tiêu cụ thể

Trong thời gian thực tập tại cơ sở sinh viên có cơ hội để:

- Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh và phương hướng phát triển của doanh nghiệp

- Tìm hiểu tổ chức hệ thống phân phối, mạng lưới bán hàng, dịch vụ, tư

Trang 5

vấn và chăm sóc khách hàng, quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

- Tìm hiểu về công cụ và phương pháp xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp đã và đang áp dụng

- Tìm hiểu văn hóa giao tiếp của doanh nghiệp, chú trọng giao tiếp với khách hàng

- Thực hành các kỹ năng chuyên môn thông qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động chuyên môn tại cơ sở trong thời gian thực tập như: xúc tiến bán hàng, quảng bá sản phẩm, chăm sóc và tư vấn khách hàng, vv

- Thực hành các kỹ năng ”mềm” như: kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp, kỹ năng tư vấn và phối hợp làm việc trong nhóm chuyên môn, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề

- Chủ động tạo dựng và mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực nghề nghiệp với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chuyên môn

để tìm kiếm cơ hội hợp tác cho các hoạt động học tập tiếp theo của bản thân (làm đồ án II, thực tập tốt nghiệp) và tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Trang 6

3 ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT VÀ CÁC QUY ĐỊNH

3.1 Điều kiện tiên quyết

Để được tham gia đợt thực tập nghề nghiệp II chuyên ngành 3 sinh viên cần tích lũy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết như trong chương trình đã thiết kế

Điều đó có nghĩa là sinh viên phải hoàn thành chương trình học tập trong 5 học

kỳ đầu (từ kỳ 1 đến kỳ 5) và đang tham gia học tập các môn học ở học kỳ 6 của

chuyên ngành 3 “ Maketing và thương mại” Khoa chuyên môn căn cứ vào các

điều kiện nêu trên để phê duyệt danh sách sinh viên tham gia đợt thực tập nghề nghiệp này

3.2 Các bước thực hiện

TTNNII gồm 3 thành phần bắt buộc sau:

- Chuẩn bị cho đợt thực tập nghề nghiệp II: tiến hành 4 tuần trước khi bắt đầu thực tập tại cơ sở trong thời gian còn học ở trường

- Thực tập tại cơ sở: sinh viên xuống cơ sở và triển khai thực tập theo kế hoạch thực tập trong thời gian 3 tuần (tương đương 3 tín chỉ)

- Viết báo cáo và tổng kết đánh giá: sau khi kết thúc thời gian thực tập tại cơ sở sinh viên trở về trường tiếp tục học tập, trong thời gian đó sinh viên viết báo cáo kết quả đợt thực tập Sinh viên nộp báo cáo cho giáo viên hướng dẫn sau 1 tuần kể từ khi kết thúc thực tập tại cơ sở Tổng kết kết quả đợt thực tập sẽ được tiến hành sau đó 1 tuần xem phụ lục 2)

3.3 Phê duyệt cho sinh viên tiến hành TTNNII

Sinh viên chỉ có thể tiến hành TTNNII khi:

1) đủ điều kiện tiên quyết như ở mục 2.1

2) được cơ sở thực tập đồng ý tiếp nhận

3) đơn xin TTNNII của sinh viên (theo mẫu hướng dẫn ở phần phụ lục 3)

được sự đồng ý và phê duyệt của bộ môn chuyên môn phụ trách TTNNII (do trưởng bộ môn và trưởng đoàn thực tập ký)

3.4 Lựa chọn cơ sở TTNNII: trưởng đoàn thực tập chịu trách nhiệm liên hệ với

Hội đồng công giới và các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực Maketing và thương

mại sản phẩm nghề vườn để liên hệ địa điểm TTNNII cho sinh viên Ngoài ra, sinh viên có thể tự liên hệ cơ sở thực tập rồi thông báo cho trưởng đoàn xem xét Trưởng đoàn thực tập là người quyết định cuối cùng về lựa chọn cơ sở thực tập cho sinh viên dựa vào các yêu cầu sau đây:

- Các hoạt động sinh viên tiến hành trong thời gian TTNNII đáp ứng các yêu cầu về các năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp) đặt

ra ở mục 1.2 phụ lục 1

- Cơ sở tiếp nhận sinh viên đến thực tập có khả năng hướng dẫn và sẵn sàng phối hợp để đồng hướng dẫn và đánh giá kết quả đợt thực tập của sinh viên Để làm được điều đó cơ sở thực tập cử người trực tiếp hướng dẫn sinh viên trong thời gian thực tập tại cơ sở

3.5 Sinh viên nộp kế hoạch thực tập và đơn xin đi thực tập của sinh viên cho

trưởng đoàn thực tập trước khi đi đến cơ sở thực tập ít nhất 1 tuần để phê

Trang 7

duyệt sau khi đã thảo luận và được 2 giáo viên hướng dẫn thông qua 3.6 Trưởng đoàn thực tập chịu trách nhiệm làm thủ tục ký kết văn bản với các

cơ sở nhận sinh viên đến TTNNII trước khi sinh viên xuống địa điểm thực tập

3.7 Khoa chuyên môn và trưởng đoàn thực tập chịu trách nhiệm cung cấp đầy

đủ thông tin cho sinh viên về đợt TTNNII, đặc biệt là thông tin cụ thể về các cơ sở thực tập để sinh viên có thể chủ động liên hệ, lựa chọn nơi thực tập phù hợp với chuyên ngành đang theo học Điều này có nghĩa là sinh viên có cơ hội lựa chọn và tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn cơ sở thực tập, tự liên hệ, bố trí/lựa chọn phương tiện đi lại, nơi ăn chốn ở phù hợp cho mình trong thời gian thực tập tại cơ sở Ngoài ra, sinh viên tự chịu trách nhiệm cá nhân về các thủ tục giấy tờ cần thiết, về chi phí cho

đợt thực tập theo quy định hiện hành của nhà trường và những chi phí phát sinh trong đợt thực tập của mình

Trang 8

4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1 Điều phối và hướng dẫn TTNNII chuyên ngành 2

4.1.1 Điều phối chung

Giống như TTNNI thì TTNNII là một thành phần bắt buộc như những môn học khác trong chương trình đào tạo ở bậc đại học ngành Công nghệ Rau-Hoa-Quả & Cảnh quan, vì vậy việc hướng dẫn chung cho lớp sinh viên do Khoa chuyên môn phụ trách giống như thực tập giáo trình đối với các ngành đào tạo truyền thống Bộ môn Rau - Hoa - Quả Khoa Nông học sẽ phân công giáo viên hướng dẫn Việc lựa chọn và phân công giáo viên hướng dẫn dựa vào các tiêu chí đối với thực tập nghề nghiệp II, cụ thể là:

- Giáo viên hướng dẫn ở trường: có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực làm vườn, có kinh nghiệm giao tiếp và làm việc với các Công giới trong ngành, có kỹ năng tư vấn, tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ và tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành đợt thực tập nghề nghiệp

đạt kết quả tốt

- Giáo viên hướng dẫn ở trường sẽ được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của nhà trường giống như các quy định đối với giáo viên tham gia hướng dẫn thực tập giáo trình cho các ngành đào tạo khác

4.1.2 Trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn ở trường (xem thực tập nghề nghiệp I)

4.1.3 Trách nhiệm của giáo viên làm trưởng đoàn

- Liên hệ với các cơ sở thực tập và thông báo cho sinh viên từ đầu học

kỳ 6 để sinh viên lựa chọn địa điểm thực tập, liên hệ với giáo viên hướng dẫn tại cơ sở (xem phụ lục 2- thời gian biểu)

- Làm thủ tục ký kết với các cơ sở nhận sinh viên thực tập

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên, sinh viên về đợt TTNNII

- Hướng dẫn sinh viên liên hệ với giáo viên hướng dẫn tại trường và phân công giáo viên hướng dẫn

- Chịu trách nhiệm trước nhà trường, khoa, bộ môn về kết quả đợt TTNNII cho tất cả các chuyên ngành, quản lý tài chính và nhân sự

đoàn thực tập (sinh viên và giáo viên hướng dẫn) trong thời gian thực tập

- Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả

đợt TTNNII

4.2 Nhiệm vụ của sinh viên

Sinh viên cần phải:

- Đảm bảo đủ tiêu chuẩn tham gia đợt TTNNII theo quy định nêu trên

- Đảm bảo được thông tin đầy đủ về đợt TTNNII

- Thực hiện đợt TTNNII theo đúng hướng dẫn, theo đúng chuyên ngành

đang theo học

- Tham gia tích cực vào quá trình chuẩn bị cho đợt TTNNII Cụ thể: chuẩn bị kế hoạch thực tập, trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu và

Trang 9

mong muốn cá nhân đạt được trong thời gian thực tập tại cơ sở (xem phụ lục 4) Cần liên hệ thường xuyên với trưởng đoàn thực tập và giáo viên hướng dẫn để được hướng dẫn và tư vấn kịp thời trong những trường hợp cần thiết

- Liên hệ với cơ sở thực tập (giáo viên hướng dẫn ngoài) để được tư vấn thêm về nội dung thực tập làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thực tập

- Lập kế hoạch thực tập trong đó chỉ rõ cơ sở và địa điểm thực tập, loại công việc tiến hành và thời gian biểu cụ thể cho các hoạt động trong

đợt thực tập và thông qua 2 giáo viên hướng dẫn (ở trường và ở cơ sở thực tập- Phụ lục 4)

- Nộp bản kế hoạch thực tập đã thông qua giáo viên hướng dẫn cho trưởng đoàn thực tập phê duyệt 1 tuần trước khi đến địa điểm thực tập

- Đáp ứng đầy đủ các quy định về các thủ tục cần thiết cho đợt TTNNII

- Chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định của nhà trường và cơ sở thực tập trong thời gian TTNNII

- Có mối quan hệ tốt với cơ sở thực tập và giáo viên hướng dẫn tại cơ sở

- Sau đợt thực tập tại cơ sở sinh viên tổng hợp và viết báo cáo thu hoạch, (xem phụ lục 5) nộp báo cáo cho trưởng đoàn 1 tuần sau khi kết thúc thực tập tại cơ sở để phân công giáo viên chấm, 1 tuần sau đó trình bày kết quả ở Semina

4.3 Hướng dẫn của cơ sở thực tập

Các cơ sở nhận sinh viên thực tập cử người hướng dẫn (giáo viên hướng dẫn ngoài) Giáo viên hướng dẫn ngoài là người trực tiếp hướng dẫn sinh viên tại cơ

sở thực tập, nhờ đó tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành tốt mục tiêu thực tập

đề ra Giáo viên hướng dẫn ngoài là người có trình độ đại học trở lên và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Maketing và thương mại

Trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn ngoài:

- Tư vấn và thông qua kế hoạch thực tập cho sinh viên/nhóm sinh viên

- Hướng dẫn và giám sát sinh viên trong thời gian thực tập tại cơ sở

- đánh giá kết quả thực tập của sinh viên tại cơ sở (theo mẫu hướng dẫn

ở phụ lục 6)

Giáo viên hướng dẫn ngoài cần đảm bảo rằng:

- Sinh viên được gửi đến cơ sở đúng với chuyên ngành Maketing và thương mại mà sinh viên đang theo học

- Cơ sở thực tập bố trí đúng công việc chuyên môn mà TTNNII đòi hỏi,

cụ thể: phù hợp với mục tiêu của đợt thực tập và kế hoạch thực tập của sinh viên

- Khi cần có thể giúp đỡ, tư vấn cho sinh viên trong việc bố trí nơi ở, đi lại trong thời gian thực tập tại cơ sở

- Sinh viên được đảm bảo các điều kiện cần thiết để hoàn thành các nội dung thực tập theo yêu cầu, bao gồm cả việc tìm hiểu, thu thập thông tin cơ bản về cơ sở thực tập, tham gia vào các hoạt động kinh doanh, hội thảo về chuyên môn (nếu có) vv để sinh viên có cơ hội tiếp xúc

Trang 10

nhiều hơn với thực tiễn, tránh tình trạng sinh viên bị lạm dụng sức lao

động như một người lao động thuần túy

- Đánh giá kết quả thực tập của sinh viên một cách khách quan, công bằng theo mẫu hướng dẫn của nhà trường và gửi về bộ môn Rau-Hoa-Quả

Trang 11

5 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

5.1 Quá trình chuẩn bị

Bộ môn Rau-Hoa-Quả, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội chuẩn bị cho đợt TTNNII (cho tất cả các chuyên ngành có sinh viên theo học) những việc sau: a) Tổ chức tập huấn cho sinh viên về các nội dung:

- Giới thiệu về TTNNII và cung cấp những hướng dẫn sơ bộ

- Hướng dẫn cụ thể về module TTNNII chuyên ngành 3, bao gồm:

+ giai đoạn chuẩn bị

c) Liên hệ và giới thiệu cơ sở thực tập cho sinh viên nếu sinh viên có nhu cầu (không bắt buộc)

với chuyên ngành Maketingvà thương mại trong lĩnh vực nghề vườn và cảnh

quan

5.2.1 Sinh viên tự tìm kiếm cơ sở thực tập

Để thành công trong việc tìm kiếm nơi thực tập phù hợp sinh viên cần tiến hành theo các bước sau:

- Đọc và hiểu rõ mục đích, yêu cầu của TTNNII chuyên ngành 3, các yêu cầu đối với cơ sở thực tập

- Tìm hiểu lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở để lựa chọn địa điểm thực tập đáp ứng yêu cầu của đợt TTNNII đặt ra

- Liên hệ với cơ sở và giải thích rõ tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của đợt TTNNII và nguyện vọng của bản thân về đợt thực tập đó tại cơ

sở

- Sau khi lựa chọn được địa điểm thực tập sinh viên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về cơ sở đó cho bộ môn chuyên môn hoặc trưởng

đoàn thực tập để được phê duyệt và tiến hành các thủ tục cần thiết với

cơ sở đó trước khi gửi sinh viên xuống thực tập

Các nguồn thông tin giúp sinh viên tiếp cận để tìm kiếm địa điểm thực tập:

- Bộ môn Rau-Quả-Hoa cây cảnh, khoa nông học, Đại học Nông nghiệp

Hà nội

- Hệ thống Công giới của ngành đào tạo Công nghệ Rau-Hoa-Quả &

Trang 12

Cảnh quan

- Giáo viên thỉnh giảng từ các Công giới được nhà trường mời tham gia giảng dạy chuyên đề

- Các sinh viên và cựu sinh viên ngành Công nghệ Rau-Hoa-Quả &

Cảnh quan đã qua TTNNI

- Internet

- Vv

Sinh viên cần phải thông báo sớm về sự lựa chọn địa điểm thực tập của mình cho bộ môn chuyên môn theo đúng thời gian quy định, nếu muộn hơn thì sinh viên sẽ phải tuân thủ theo sự bố trí sắp xếp của bộ môn

5.2.2 Bộ môn chuyên môn liên hệ địa điểm thực tập

Để giúp cho những sinh viên không thể tự tìm kiếm địa điểm thực tập phù hợp nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc liên hệ ban đầu Vì chưa có bộ phận

chuyên trách về thực tập nghề nghiệp cho ngành đào tạo Công nghệ

Rau-Hoa-Quả & Cảnh quan nên việc liên hệ địa điểm thực tập sẽ do trưởng đoàn thực tập chịu trách nhiệm Các bước tiến hành như sau:

- trưởng đoàn liên hệ với Hội đồng Công giới và các Công giới khác trong mạng lưới Công giới của ngành đào tạo để thỏa thuận và ký hợp

- Sinh viên liên hệ với giáo viên hướng dẫn ở trường, với cơ sở thực tập

được phân công để triển khai các bước chuẩn bị (xây dựng kế hoạch thực tập, liên hệ giáo viên hướng dẫn ngoài, tìm hiểu thông tin cần thiết

để chuản bị tốt cho đợt thực tập tại cơ sở)

5.3 Thỏa thuận với cơ sở thực tập

Sau khi cơ sở đồng ý nhận sinh viên đến thực tập trưởng đoàn (hoặc sinh viên- nếu tự liên hệ) cần thỏa thuận với cơ sở về các vấn đề sau:

- Kế hoạch thực tập (gồm các hoạt động cụ thể trong quá trình thực tập tại cơ sở và các bài tập sinh viên phải hoàn thành ở mục 5)

- Thời gian biểu

- Chế độ báo cáo tiến độ công việc

- Vật liệu cần thiết cho đợt thực tập

- Chi phí: đi lại, ăn ở, bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn vv

- Lịch gặp gỡ, làm việc với giáo viên hướng dẫn ngoài

- Đánh giá của giáo viên hướng dẫn ngoài về TTNNII của sinh viên tại

cơ sở

- Thù lao cho giáo viên hướng dẫn ngoài theo quy định hiện hành của nhà trường

Ngày đăng: 15/03/2013, 08:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w