MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1.Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................. I2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................... I3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................ II4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài .......................................................................... II5.Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................... II6.Kết cấu của đề tài.......................................................................................................IIICHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1.Đo lường thành quả hoạt động bằng thước đo tài chính và thước đo phitài chính .............................................................................................................. 11.1.1.Thước đo tài chính ............................................................................................2 1.1.1.1. Đặc điểm ..............................................................................................2 1.1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm .....................................................................31.1.2.Thước đo phi tài chính......................................................................................5 1.1.2.1. Đặc điểm ..............................................................................................5 1.1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm .....................................................................71.1.3.Thông tin phi tài chính và vấn đề đánh giá hoạt động .................................111.2.Công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động.......................................131.2.1.Mối quan hệ giữa lý thuyết thông tin bất cân xứng và việc công bốthông tin phi tài chính.....................................................................................131.2.2.Vấn đề công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động.................15 1.2.2.1. Trên thế giới ......................................................................................15 1.2.2.2. Tại Việt Nam .....................................................................................191.3.Mối quan hệ giữa công bố thông tin phi tài chính và kết quả hoạtđộng trên cơ sở kế toán. ............................................................................................191.4.Mối quan hệ giữa công bố thông tin phi tài chính và giá thị trườngcủa doanh nghiệp .......................................................................................................20Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1.Xây dựng giả thuyết nghiên cứu..............................................................................232.2.Tổng quan quy trình nghiên cứu..............................................................................252.2.1.Phân loại các thước đo phi tài chính ...........................................................252.2.2.Mô hình ước lượng .......................................................................................282.2.3.Phương pháp hồi quy ....................................................................................292.3.Thu thập dữ liệu và đo lường các biến số trong giả thuyết nghiên cứu ............. 30Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 38CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU – BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM3.1.Kết quả thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu ..............................................393.2.Kiểm định vi phạm các giả thuyết của mô hình hồi quy ............................................403.2.1.Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi.....................................................403.2.2.Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ..........................................................413.2.3.Kiểm định hiện tượng tự tương quan. .........................................................433.3.Kết quả phân tích hồi quy ...........................................................................................443.4.So sánh kết quả công bố thông tin phi tài chính giữa các phương diện quản lývà giữa các ngành ........................................................................................................50Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 53CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ4.1.Kết luận......................................................................................................................544.2.Hàm ý cho nhà quản trị ............................................................................................554.3.Hạn chế của đề tài .....................................................................................................614.4.Các hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................................................61Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 63DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... i PHỤ LỤC 1: ................................................................................................... v PHỤ LỤC 2: .................................................................................................. vi PHỤ LỤC 3: ................................................................................................ viii PHỤ LỤC 4: ................................................................................................ xii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNHBẢNGBảng 1.1: Yêu cầu công bố thông tin CSR tại một số quốc gia trên thế giới ...... 18Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kỳ vọng giả thuyết về tương quan giữa các biến độclập và biến phụ thuộc......................................................................... 37Bảng 3.1: Bảng thống kê mô tả các biến ............................................................ 39Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập ................................ 42Bảng 3.3: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ................................................. 43Bảng 3.4: Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc: ROE, ROA .................................. 46Bảng 3.5: Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc PE ............................................... 48Bảng 3.5: Mức độ công bố thông tin phi tài chính trung bình theo từng ngànhvà theo từng phương diện quản lý........................................................ 51HÌNH:Hình 1.1: Nguồn thông tin phi tài chính ............................................................ 7Hình 1.2: Tỷ lệ doanh nghiệp công bố báo cáo CSR ......................................... 18Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát lý thuyết nghiên cứu ................................................ 24 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮTCSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FEM Mô hình tác động cố địnhGAAP Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà NộiREM Mô hình tác động ngẫu nhiên TTCK Thị trường chứng khoán – I –PHẦN MỞ ĐẦU1.Sự cần thiết của đề tàiThị trường chứng khoán là một kênh đầu tư và huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Trên lý thuyết, tại đây doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn với chi phí thấp nếu như tính minh bạch và hiệu quả của thị trường được duy trì, mà việc tuân thủ các điều kiện niêm yết và công bố thông tin đầy đủ là một trong những nhân tố quyết định. Ngoài ra, đứng ở góc độ nhà quản trị, việc công bố các thông tin bao gồm các thông tin đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng giúp nhà quản trị duy trì hiệu quả công tác quản trị. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào khẳng định được tầm quan trọng cũng như những tác động của thông tin phi tài chính đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Trước thực trạng bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam, yêu cầu thông tin ngày càng phong phú từ nhà đầu tư cũng như những hạn chế của thông tin tài chính, đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả mong muốn kiểm định giá trị thực tiễn của thông tin phi tài chính công bố trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu này, tác giả tiếp cận nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên với kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết Việt Nam”.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tàiMục tiêu chung:Công trình tập trung nghiên cứu tác động của công bố thông tin phi tài chính đến các chỉ số tài chính của kế toán và biến động giá trị thị trường của doanh nghiệp đồng thời kỳ vọng phát hiện được sự thay đổi theo thời gian của các mối tương quan kể trên.Mục tiêu cụ thể:Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới về vai trò của thông tin phi tài chính và tính hữu dụng của công bố các thông tin này, từ đó hình thành các cơ sở lý thuyết về tác động của công bố thông tin phi tài chính đánh giá hoạt động đến kết quả hoạt động của kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TÊN CÔNG TRÌNH: MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO KẾ TOÁN, GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Đây là đề tài dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên, thuộc nhóm ngành kế toán. Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31tháng 03 năm 2014 Tác giả MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài I 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài I 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài II 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài II 5. Ý nghĩa của đề tài II 6. Kết cấu của đề tài III CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Đo lường thành quả hoạt động bằng thước đo tài chính và thước đo phi tài chính 1 1.1.1. Thước đo tài chính 2 1.1.1.1. Đặc điểm 2 1.1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm 3 1.1.2. Thước đo phi tài chính 5 1.1.2.1. Đặc điểm 5 1.1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm 7 1.1.3. Thông tin phi tài chính và vấn đề đánh giá hoạt động 11 1.2. Công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động 13 1.2.1. Mối quan hệ giữa lý thuyết thông tin bất cân xứng và việc công bố thông tin phi tài chính 13 1.2.2. Vấn đề công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động 15 1.2.2.1. Trên thế giới 15 1.2.2.2. T ại Việt Nam 19 1. 3. Mối quan hệ giữa công bố thông tin phi tài chính và kết quả hoạt động trên cơ sở kế toán. 19 1.4. Mối quan hệ giữa công bố thông tin phi tài chính và giá thị trường của doanh nghiệp 20 Tóm tắt chương 1 22 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 23 2.2. Tổng quan quy trình nghiên cứu 25 2.2.1. Phân loại các thước đo phi tài chính 25 2.2.2. Mô hình ước lượng 28 2.2.3. Phương pháp hồi quy 29 2.3. Thu thập dữ liệu và đo lường các biến số trong giả thuyết nghiên cứu 30 Tóm tắt chương 2 38 CHƯƠ NG 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU – BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 3.1. Kết quả thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu 39 3.2. Kiểm định vi phạm các giả thuyết của mô hình hồi quy 40 3.2.1. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi 40 3.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 41 3.2.3. Ki ểm định hiện tượng tự tương quan. 43 3.3. Kết quả phân tích hồi quy 44 3.4. So sánh kết quả công bố thông tin phi tài chính giữa các phương diện quản lý và giữa các ngành 50 Tóm tắt chương 3 53 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ 4.1. Kết luận 54 4.2. Hàm ý cho nhà quản trị 55 4.3. Hạn chế của đề tài 61 4.4. Các hướng nghiên cứu tiếp theo 61 Tóm tắt chương 4 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i PHỤ LỤC 1: v PHỤ LỤC 2: vi PHỤ LỤC 3: viii PHỤ LỤC 4: xii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH BẢNG Bảng 1.1: Yêu cầu công bố thông tin CSR tại một số quốc gia trên thế giới 18 Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kỳ vọng giả thuyết về tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc 37 Bảng 3.1: Bảng thống kê mô tả các biến 39 Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập 42 Bảng 3.3: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 43 Bảng 3.4: Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc: ROE, ROA 46 Bảng 3.5: Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc P/E 48 Bảng 3.5: Mức độ công bố thông tin phi tài chính trung bình theo từng ngành và theo từng phương diện quản lý 51 HÌNH: Hình 1.1: Nguồn thông tin phi tài chính 7 Hình 1.2: Tỷ lệ doanh nghiệp công bố báo cáo CSR 18 Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát lý thuyết nghiên cứu 24 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FEM Mô hình tác động cố định GAAP Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội REM Mô hình tác động ngẫu nhiên TTCK Thị trường chứng khoán – I – PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư và huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Trên lý thuyết, tại đây doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn với chi phí thấp nếu như tính minh bạch và hiệu quả của thị trường được duy trì, mà việc tuân thủ các điều kiện niêm yết và công bố thông tin đầy đủ là một trong những nhân tố quyết định. Ngoài ra, đứng ở góc độ nhà quản trị, việc công bố các thông tin bao gồm các thông tin đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng giúp nhà quản trị duy trì hiệu quả công tác quản trị. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào khẳng định được tầm quan trọng cũng như những tác động của thông tin phi tài chính đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Trước thực trạng bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam, yêu cầu thông tin ngày càng phong phú từ nhà đầu tư cũng như những hạn chế của thông tin tài chính, đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả mong muốn kiểm định giá trị thực tiễn của thông tin phi tài chính công bố trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu này, tác giả tiếp cận nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên với kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung: Công trình tập trung nghiên cứu tác động của công bố thông tin phi tài chính đến các chỉ số tài chính của kế toán và biến động giá trị thị trường của doanh nghiệp đồng thời kỳ vọng phát hiện được sự thay đổi theo thời gian của các mối tương quan kể trên. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới về vai trò của thông tin phi tài chính và tính hữu dụng của công bố các thông tin này, từ đó hình thành các cơ sở lý thuyết về tác động của công bố thông tin phi tài chính đánh giá hoạt động đến kết quả hoạt động của kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp. - Thống kê sơ bộ về tình trạng công bố thông tin phi tài chính trong phạm vi nhữ ng dữ liệu được thu thập trong nghiên cứu này. – II – - Sử dụng các mô hình hồi quy với dữ liệu bảng để đánh giá tác động của công bố thông tin phi tài chính, sự thay đổi theo thời gian của các mối tương quan, so sánh với cơ sở lý thuyết nhằm phát hiện khác biệt. Tìm hiểu lý do cho những khác biệt này. - Trình bày một số gợi ý đối với nhà quản trị các công ty niêm yết cho vấn đề công bố thông tin phi tài chính và cho những đề tài sau này liên quan đến hướng nghiên cứu về thông tin phi tài chính. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng phân tích là các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn HOSE và HNX. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thông tin phi tài chính và tài chính được công bố trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp. Các thông tin được thu thập trong phạm vi ba năm, từ năm 2010 đến năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng thống kê mô tả để trình bày về thực trạng công bố thông tin phi tài chính của các công ty trong mẫu và phương pháp định lượng dữ liệu bảng với kỹ thuật hồi quy theo mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để tìm hiểu mối tương quan trọng tâm của nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm Eview 7.0 và Stata 12 để phân tích dữ liệu. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trong mẫu, được công bố trên trang web chứng khoán. Dữ liệu sau khi thu thập được trình bày dưới dạng bảng cân đối (Panel balanced) theo hai chiều không gian và thời gian. 5. Ý nghĩa của đề tài Đề tài mang lại một số ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị trong doanh nghiệp và sinh viên như sau: Một là, kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận về thông tin phi tài chính. Bởi lẽ, vấn đề nghiên cứu trung tâm là mức độ công bố thông tin phi tài chính, vẫn là một nội dung nghiên cứu còn chưa được phổ biến tại thị trường chứng khoán Việt Nam hay Đông Nam Á. – III – Hai là, kết quả kiểm định trong đề tài sẽ khẳng định được vai trò của thông tin phi tài chính ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, giá trị thị trường của doanh nghiệp thông qua việc nhà đầu tư sử dụng thông tin này để ra quyết định. Từ đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của thông tin phi tài chính trong quá trình kiể m soát hoạt động và công bố ra bên ngoài. Ba là, kết quả nghiên cứu gợi mở giải pháp quản lý cho nhà quản trị. Nhà quản trị xem xét xây dựng thước đo phi tài chính như thế nào hợp lý để có được thông tin phi tài chính phục vụ quá trình kiểm soát, cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cuối cùng là, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên về lý thuyết thông tin phi tài chính. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho nh ững dẫn chứng của các công trình nghiên cứu kế tiếp. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài được chia thành bốn chương. Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về thông tin phi tài chính và tác động của nó đến kết quả hoạt động theo kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp. Chương thứ hai tác giả trình bày phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu, kiểm định và lựa chọn mô hình. Chương thứ ba trình bày kết quả mô hình hồi quy và các ki ểm định khuyết tật của mô hình. Chương cuối cùng tóm tắt kết quả nghiên cứu, trình bày những đề xuất của tác giả đối với nhà quản trị và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo. Tên của các chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả kiểm định – bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Chương 4: Kết luận và hàm ý cho nhà quản trị – 1 – CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Đo lường thành quả hoạt động bằng thước đo tài chính và thước đo phi tài chính Môi trường kinh doanh của Việt Nam luôn thay đổi trong suốt những năm gần đây. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh ngày càng cao và phức tạp. Vì vậy, yêu cầu cần phải có những đổi mới trong việc quản lý và kinh doanh, đặc biệt là công việc đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. “Mục đích cơ bản đằng sau mọi phép đo lường đánh giá là để c ải thiện kết quả và nâng cao hiệu quả. Các phép đo lường đánh giá mà không trực tiếp cải thiện hiệu quả thì cũng là phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng đó” (Banker, 2000). “Chỉ khi nào bạn đo lường được những điều bạn nói và thể hiện nó trên con số, bạn mới hiểu đôi điều về nó.” (Bushman, 1996) “Bạn chỉ có thể quản lý được những gì bạn đo lường được.” (Amir, 1996) Hai câu nói trên nêu lên được tầm quan trọng của đánh giá thành quả hoạt động. Trong quá trình không ngừng hoàn thiện mình của một tổ chức, đánh giá thành quả hoạt động đóng vai trò quan trọng giúp nhận diện và theo dõi tiến trình hiện thực hóa mục tiêu của tổ chức, nhận diện những cơ hội để cải thiện kết quả, so sánh kết quả của tổ chức với các tiêu chuẩn nội bộ và bên ngoài. Từ đó, có thể thấy việc đánh giá thành quả hoạt động nhằm phục vụ nhiều mục tiêu như: - Chúng là một phần của chiến lược mỗi tổ chức, giúp nhận định mức độ hoàn thành mục tiêu chiến lược. - Chúng được sử dụng bởi nhà quản trị khi ra quyết định phân bổ nguồ n lực và xác định mức độ hoạt động phù hợp. - Đánh giá thành quả hoạt động giúp tập trung các nỗ lực của tổ chức vào mục tiêu được ưu tiên, giám sát các nỗ lực đó. - Là một kênh thông tin giúp chiến lược của tổ chức thông suốt qua các cấp. [...]... trường của công ty cũng sẽ gia tăng kể cả khi công ty hoạt động trong một thị trường không hiệu quả Còn nếu doanh nghiệp hoạt động trong thị trường hiệu quả, mọi thông tin được công bố, dù là thông tin tài chính hay phi tài chính đều sẽ ảnh hưởng ngay lập tức tới giá cổ phi u của công ty trên thị trường Giá trị thị trường – biến động giá cổ Các chỉ tiêu đánh giá hoạt phi u động trên cơ sở kế toán: Công. .. cực về ảnh hưởng của công bố thông tin phi tài chính tới giá trị thị trường của doanh nghiệp – 22 – TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây về thước đo phi tài chính trong đánh giá hoạt động và mối quan hệ giữa công bố các thông tin đó với kết quả về kế toán và biến động giá thị trường của doanh nghiệp Nhìn chung các thước đo phi tài chính bù đắp được... sót của thước đo tài chính Về mặt lý thuyết, thông tin phi tài chính mang lại giải pháp căn bản cho vấn đề bất cân xứng thông tin Tuy nhiên, hiệu quả đánh giá hoạt động sẽ đạt tối ưu nếu phối hợp cả thước đo tài chính và phi tài chính Vận dụng các lý thuyết tài chính về thị trường hiệu quả, lý thuyết kế toán đưa ta tới kết luận về sự tồn tại mối tương quan thuận chiều giữa công bố các thông tin phi tài. .. phi tài chính trên báo cáo thường niên 1.3 Mối quan hệ giữa công bố thông tin phi tài chính và kết quả hoạt động trên cơ sở kế toán Kết quả hoạt động kinh doanh mà nhà đầu tư quan tâm nhất chính là lợi nhuận của doanh nghiệp Chỉ tiêu này lại phụ thuộc hoàn toàn vào biến động trong doanh – 20 – thu và chi phí Như vậy, công bố thông tin phi tài chính hoàn toàn có thể giúp giải thích sự biến động của doanh... bày kỳ vọng của tác giả về mối tương quan giữa các biến số nghiên cứu – 23 – CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin phi tài chính trên thị trường chứng khoán với kết quả hoạt động trên cơ sở kế toán và biến động giá trị thị trường của doanh nghiệp Giả thuyết nghiên cứu chính bao gồm mức độ công bố thông tin phi tài chính có tác động thuận... lên kết quả hoạt động trên cơ sở kế toán của doanh nghiệp (H1) và mức độ công bố thông tin phi tài chính có tác động thuận chiều lên biến động giá trị thị trường của doanh nghiệp (H2) 2.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Như đã phân tích trong chương 1, lý thuyết tài chính, lý thuyết kinh tế và kế toán đưa chúng ta đến nhận định về tương quan thuận chiều giữa mức độ công bố thông tin phi tài chính và kết. .. trên một lao động của công ty Mô hình hồi quy biến động thị trường, biến động lợi nhuận và giá trị sổ sách cho thấy giá thị trường không tương quan với các chỉ tiêu tài chính Kết luận đưa ra là đối với các doanh nghiệp viễn thông di động, phân tích thông tin tài chính sẽ có ý nghĩa hơn khi có những chỉ tiêu phi tài chính đi kèm Nghiên cứu cũng ghi nhận tương quan thuận chiều giữa các chỉ tiêu tài chính. .. hầu hết các chỉ số tài chính trọng yếu, bài nghiên cứu của tác giả hướng trọng tâm vào các thước đo đánh giá phi tài chính Bài nghiên cứu này đánh giá mối tương quan giữa việc công bố các thông tin phi tài chính với kết quả hoạt động kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp Tham khảo những nghiên cứu trước đây cùng với việc vận dụng mô hình đánh giá thành quả bằng Bảng điểm cân bằng (BSC) của Kaplan... Công bố thông tin phi tài chính rộng rãi và đầy đủ ROE ROA Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát lý thuyết nghiên cứu Từ những lý luận trên, tác giả đặt 2 giả thuyết cho nghiên cứu này: Giả thuyết 1: H1: Mức độ công bố thông tin phi tài chính tương quan với kết quả hoạt động trên cơ sở kế toán của doanh nghiệp Có thể thấy đây chính là bước thứ 1 trong mô hình trình bày ở trên Kết quả hoạt động kế toán bao gồm các chỉ... và phi tài chính Tháng 5 năm 2001, Ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính của Hiệp hội kế toán Hoa kỳ cũng đã nghiên cứu và khẳng định sự hữu dụng của các chỉ tiêu phi tài chính khi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo sau khuyến cáo này, Itner và cộng sự (2000) cũng đã tổng kết các nghiên cứu về lĩnh vực kế toán quản trị và thống kê theo thời gian các phương pháp đánh giá hoạt động . 2.1: Bảng tổng hợp kỳ vọng giả thuyết về tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc 37 Bảng 3.1: Bảng thống kê mô tả các biến 39 Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến