Giải pháp thu BHXH tại BHXH huyện Thăng Bình

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 71 - 81)

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, yêu cầu tăng cường quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Thăng Bình là yêu cầu tất yếu. Hiện nay, theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thì từ 01/01/2018 đã bổ sung thêm một số điểm mới về đối tượng tham gia BHXH, mức đóng và tiền lương đóng BHXH. Chính vì vậy, cần phải xác định đúng định hướng để đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế. Do đó, nhằm tăng cường quản lý thu, để công tác quản lý thu có hiệu quả, đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:

3.2.1. Quản lý đối tượng tham gia, mức lương đóng BHXH một cách có hệ thống.

Nhiều biện pháp nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển bền vững hệ thống BHXH, trong đó mức đóng và nguồn quỹ BHXH là quan trọng hàng đầu. Biện pháp quan trọng nhằm phát triển hệ thống là tăng cường phát triển đối tượng tham gia. Trong BHXH có sự phân phối lại giữa các thế hệ: Số tiền chi cho những người nghỉ hưu hiện tại là số tiền đóng góp của những người hiện đang công tác, và cứ như thế, khi thế hệ hiện tại nghỉ hưu thì lấy từ sự đóng góp của thế hệ tương lai. Do đó, phát triền đối tượng là một yêu cầu, một nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo phát triển bền vững BHXH.

Vì vậy, cần đẩy mạnh các biện pháp nhằm quản lý tốt đối tượng và quỹ lương tham gia BHXH. Yêu cầu đặt ra đối với cơ quan BHXH huyện Thăng Bình là

cần nắm rõ được số lao động đang làm việc tại các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và lao động trong khu vực phi chính thức trên địa bàn để tuyên truyền, vận động tham gia BHXH nhằm đảm bảo an sinh xã hội lâu dài.

Trên địa bàn huyện Thăng Bình, các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước cơ bản đăng ký tham gia BHXH đầy đủ cho cán bộ. Tuy nhiên, khu vực kinh tế ngoài nhà nước (doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, các tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể, ...) thì tỷ lệ tham gia vẫn chiếm tỷ lệ thấp, và đóng BHXH với mức đóng thấp hơn mức lương thực tế nhận được.Chính vì vậy, mục tiêu phát triển đối tượng trên địa bàn huyện Thăng Bình trong giai đoạn tiếp theo cần chú ý tập trung chú trọng ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước để đảm bảo các đơn vị này thực hiện tham gia BHXH cho người lao động và tham gia theo đúng mức lương thực tế trả cho người lao động.

Về quản lý đối tượng tham gia BHXH

Hiện nay, theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì từ 01/01/2018, bổ sung thêm những đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là: người làm việc theo HĐLĐ có từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp ; Người lao động quy định được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, cần phải triển khai đồng bộ, có những giải pháp cụ thể, hợp lý để buộc những đối tượng này tham gia BHXH theo quy định của pháp luật.

Chính vì vậy, để tăng cường quản lý chặt chẽ lao động thuộc diện tham gia BHXH cần thực hiện các giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để thực nắm bắt được thông tin về các doanh nghiệp, số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH. BHXH huyện Thăng Bình cần tranh thủ sự chỉ đạo của Huyện ủy Thăng Bình trên cơ sở Chương trình hành động số 21-CTr/HU và Kế hoạch số 466/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/HU trong đó có phân công trách

nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan để làm cơ sở phối hợp với các cơ quan:

Phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội:

- Đối với công tác tuyên truyền, cần phối hợp chặt chẽ để tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH, trong đó tập trung vào các hoạt động đối thoại chính sách với người lao động, người sử dụng lao động tại các Doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị, doanh nghiệp cố tình trốn đóng, nợ đóng BHXH.

Phối hợp với Chi cục Thuế huyện nhằm:

- Cung cấp danh sách các doanh nghiệp ngoài nhà nước đang thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước để làm cơ sở xác định những doanh nghiệp đã tham gia BHXH trên địa bàn hay chưa tham gia nhằm có biện pháp xử lý theo pháp luật;

- Hằng quý, cung cấp danh sách các tổ chức mới thành lập để trả thu nhập; số lao động đang làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp; danh sách các đơn vị, doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh..

- Phối hợp để thành lập các đoàn thanh tra liên ngành trong việc thu hồi nợ thuế, nợ BHXH để đạt được hiệu quả hơn trong công việc.

Cơ quan BHXH căn cứ trên danh sách do các đơn vị phối hợp cung cấp để xác định được đối tượng thuộc diện tham gia bắt buộc để khai thác, mở rộng đối tượng.

Thứ hai, Trên cơ sở những thông tin có được về các đơn vị, BHXH huyện thực hiện rà soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đó, tìm hiểu nguyên nhân doanh nghiệp không hoặc chưa tham gia BHXH cho người lao động để vận động đơn vị tham gia. Nếu trường hợp doanh nghiệp có hoạt động, có sản xuất kinh doanh nhưng cố tình từ chối tham gia BHXH, thì sẽ kiến nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kiên quyết để tránh tiền lệ xấu: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, có thể thực hiện việc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc lập hồ sơ khởi kiện ra tòa án. Đồng thời, đối với những doanh nghiệp không

còn hoạt động thì đề xuất thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh, và cơ quan BHXH sẽ làm thủ tục khoanh nợ, để tránh trường hợp tăng phát sinh.

Về quản lý mức đóng

Như đã giới thiệu, tiền đóng BHXH bằng tỷ lệ đóng theo quy định (hiện nay là 26%) nhân với mức tiền lương đóng BHXH. Tuy nhiên, ngày 14/4/2017 Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2017/NĐ-CP quy định tỉ lệ đóng BHXH bắt buộc vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì kể từ 01/6/2017 trở đi người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình. Như vậy, thì từ ngày 01/6/2017, mức đóng vào quỹ BHXH là 25,5% (trong đó: người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 17,5%) giảm đi 0,5% so với trước đây.

Bên cạnh đó, theo Điều 89, Luật BHXH số 58/2014/QH13 có quy định từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH. Tuy nhiên, tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH thì không quy định rõ về những khoản nào phải đóng, những khoản nào không phải đóng gây khó khăn trong việc xác định các khoản bổ sung phải đóng BHXH.

Vì vậy, để đơn vị nắm rõ những quy định mới về tỉ lệ, mức đóng BHXH theo quy định mới, trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích với đơn vị hiểu rõ về tỉ lệ đóng, về các khoản phải đóng để tạo điều kiện cho đơn vị và người lao động trong việc trích tiền lương, phụ cấp và các khoản bổ sung để đóng BHXH theo đúng mức quy định.

Với tỉ lệ đóng và mức đóng thay đổi so với trước đây, nhiều đơn vị vẫn đang dùng nhiều biện pháp nhằm lách luật, cố tình đóng BHXH cho người lao động với mức lương thấp hơn lương thực tế. Do đó, quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng là một nội dung quan trọng cần tăng cường quản lý trong giai đoạn tiếp theo nhằm tránh thất thu quỹ BHXH. Để quản lý tốt mức đóng, cần thực hiện các

biện pháp cụ thể như:

Hàng năm cơ quan BHXH phải rà soát lại toàn bộ đối tượng đang tham gia, từ đó lập kế hoạch thu chi tiết, thống kê chính xác số lao động phải đóng theo các mức đóng khác nhau để từ đó có cái nhìn tổng quát về việc đăng ký mức lương làm căn cứ đóng BHXH của các đơn vị nhằm đưa ra kế hoạch kiểm tra cụ thể. Việc này tập trung thực hiện ở các đơn vị ngoài nhà nước, vì những đơn vị hành chính sự nghiệp thì đã có quy định cụ thể về hệ số lương, quy định nâng lương... nên cơ quan BHXH cũng đã có căn cứ để kiểm tra được ngay trong quá trình đăng ký và điều chỉnh mức lương tham gia BHXH. Thực tế hiện nay ở BHXH huyện Thăng Bình mới chỉ đang chú trọng đến đánh giá về số lao động tham gia, số tiền thu, số nợ chứ chưa chú trọng xem xét đánh giá về tiền lương đóng BHXH. Đây cũng lý do giải thích tại sao hiện nay ở huyện Thăng Bình nhiều lao động đang tham gia với mức đóng thấp hơn so với mức lương người lao động thực nhận ở các đơn vị ngoài khu vực nhà nước.

3.2.2. Tăng cường quản lý tiền thu BHXH

Vấn đề nợ đọng BHXH là vấn đề nóng hiện nay của ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Thăng Bình nói riêng. Tỷ lệ nợ BHXH luôn ở mức cao, tình trạng nợ, chiếm dụng tiền đóng BHXH đã gây nên nhiều hệ lụy trong thời gian qua. Việc chậm đóng BHXH của đơn vị ảnh hưởng đến nguồn thu BHXH và quan trọng hơn là ảnh hưởng quyền lợi hợp pháp của người lao động trong việc hưởng các chế độ BHXH, ảnh hưởng đến niềm tin của người lao động đối với chính sách BHXH. Theo quy định hiện nay, các chế độ được hưởng trên cơ sở có đóng có hưởng, đóng đến đâu giải quyết chế độ đến đó. Điều này dẫn đến việc xảy ra trường hợp người lao động không được hưởng các chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, nghĩ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ....) do đơn vị nợ, hoặc người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa được chốt sổ để giải quyết chế độ hưu trí, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến người lao động và mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội của Nhà nước.Chính vì vậy, việc quản lý thu để đảm bảo thu tiền BHXH đúng tiến độ, khắc phục tình trạng nợ và nợ đọng BHXH là rất quan trọng. Để hạn

chế tình trạng nợ đọng BHXH, trong quản lý thu cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, gắn chặt chẽ công tác thu nộp BHXH với việc cấp, chốt sổ BHXH, và giải quyết chế độ BHXH. Trong quy trình thực hiện BHXH, thu tiền đóng BHXH là yếu tố đầu vào; việc cấp sổ BHXH là để ghi nhận quá trình đóng (số tiền đóng, thời gian đóng), làm cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH. Người lao động có đóng BHXH thì được cấp sổ, đóng đến đâu, mức đóng như thế nào thì sẽ được xác nhận trên sổ BHXH tương ứng với thời gian đóng. Căn cứ vào sổ BHXH, cơ quan BHXH sẽ thực hiện giải quyết chế độ BHXH khi có phát sinh. Phối hợp chặt chẽ theo đúng quy trình trên là biện pháp ràng buộc để quản lý thu BHXH được đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước. Theo đó, người lao động sẽ chưa được giải quyết chế độ BHXH khi đơn vị còn nợ BHXH. Việc thực hiện nghiêm túc quy định này sẽ làm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện biện pháp này rất dễ gây mất lòng tin ở người lao động đối với cơ quan BHXH. Do đó, thực hiện biện pháp này cần đồng thời chú trọng công tác phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện để thông báo về tình hình nợ đọng BHXH của đơn vị, cũng như những hậu quả của nó đối với việc thực hiện quyền lợi của người lao động. Thực tế qua kiểm tra bảng lương của các đơn vị nợ BHXH cho thấy hàng tháng, đơn vị vẫn trích tiền đóng BHXH (8%) từ lương người lao động nhưng lại không chuyển nộp cho cơ quan BHXH. Như vậy, việc không đóng BHXH vừa là chưa thực hiện trách nhiệm của chủ doanh nghiệp (đóng 18%), đồng thời cũng là hành vi chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động. Do vậy, đây cũng sẽ là một biện pháp tích cực để tạo sức ép từ phía công đoàn, từ người lao động đối với việc thực hiện đóng BHXH của chủ doanh nghiệp.

Thứ hai, cần chủ động và tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng như Thanh Tra, Liên đoàn lao động, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, Chi cục Thuế huyện trong công tác kiểm tra các đơn vị nợ BHXH

Thứ ba, kiên quyết xử phạt nghiêm minh những vi phạm về BHXH. Đối với những đơn vị cố tình nợ BHXH, thiếu tính phối hợp thì thực hiện khởi kiện ra tòa

án để truy cứu trách nhiệm đối với chủ doanh nghiệp. Thực tế, trước đây, vấn đề nợ chỉ được xử lý bằng việc đôn đốc, kiểm tra mà chưa đưa việc khởi kiện các đơn vị nợ đọng BHXH ra tòa án. Từ năm 2014 đến năm 2015, đã cơ quan BHXH huyện Thăng Bình tiến hành khởi kiện đối với một số doanh nghiệp nợ lớn, kéo dài nhưng hiệu quả chưa cao và việc thụ lý giải quyết hồ sơ của cơ quan tòa án vẫn còn chậm. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì cơ quan BHXH chỉ lập hồ sơ đề nghị Liên đoàn Lao động huyện khởi kiện đối với các đơn vị vi phạm về thực hiện đóng BHXH. Chính vì vậy, cơ quan BHXH không còn được chủ động trong việc khởi kiện đối với các đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài mà phải phối hợp, lập hồ sơ chuyển Liên đoàn Lao động huyện để khởi kiện. Tuy nhiên, điều này cũng tạo được thuận lợi trong viêc có nhiều cơ quan chức năng vào cuộc để bảo về quyền lợi cho người lao động. Trong thời gian tới, khả năng việc khởi kiện các đơn vị sẽ được đẩy nhanh tiến độ và có kết quả tích cực hơn, vì vậy, BHXH huyện sẽ chủ động và kiên quyết khởi kiện những đơn vị vi phạm về thực hiện đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Thứ tư, xây dựng cơ chế phối hợp với Ngân Hàng, Kho Bạc trong việc trích từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị nợ BHXH để đóng BHXH hoặc phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp thực hiện đóng đủ tiền nợ hoặc có cam kết trả nợ và thực hiện đúng lộ trình cam kết, được cơ quan BHXH chấp thuận. Trong thời gian tới, BHXH huyện Thăng Bình cần tăng cường thực hiện tốt biện pháp này để thu hồi nợ đọng BHXH đối với những đơn vị nợ đọng kéo dài. Để thực hiện được giải pháp này, BHXH huyện sẽ phải thống kê danh sách tên đơn vị, số tiền nợ, thời gian nợ để báo cáo Chủ tịch UBND huyện, để chỉ đạo thanh tra kiểm tra, xử phạt hành chính, yêu cầu các đơn vị cung cấp thông tin về tài khoản tiền gửi và quyết định áp dụng các biện pháp buộc trích

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. (Trang 71 - 81)